Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá đất theo giá thị trường khi thu hồi đất trường hợp tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 43)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Đồng Tháp

4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 2018

Tái cơ cấu nông nghiệp là một trong ba khâu đột phá mà tỉnh đặc biệt chú trọng đầu tư. Trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp đạt được những kết quả vơ cùng tích cực, tập trung phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh liên kết sản xuất và mở rộng kênh tiêu thụ. Tỉnh đã triệt để áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm về số lượng và chất lượng theo hình thức trang trại gắn với các nhà máy chế biến thực phẩm. Phát triển thủy sản theo hướng hiện đại, sạch, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, xử lý nước tuần hồn, tập trung, quy mơ lớn… chú trọng ngành hàng cá tra còn nhiều tiềm năng.

Các ban ngành và các địa phương đã chủ động nắm bắt tình hình bằng nhiều hình thức và nỗ lực tháo gỡ khó khăn nhằm duy trì sản xuất cơng nghiệp, hầu hết các sản phẩm công nghiệp chế biến chủ lực của tỉnh đều tăng. Tỉnh đã hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô, ngành nghề, đồng thời định hướng phát triển thêm một số sản phẩm mới từ nguồn phụ phẩm của các sản phẩm nông nghiệp, như: dầu cám, dầu cá Ranee, collagen và genlatin từ da cá tra...

Hoạt động thương mại, dịch vụ của tỉnh cũng được duy trì phát triển. Hệ thống các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Dịch vụ du lịch có bước phát triển đáng kể, các doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú du lịch đã tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút du khách. Đặc biệt chú trọng phát triển các loại hình du lịch sinh thái.

Bảng 4.2: Bảng tổng hợp GRDP tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 16.074,8 16.481,2 17.481,6

Công nghiệp - xây dựng 9.989,2 10.775,3 11.650,3

Thương mại - dịch vụ 19.746,4 21.186,5 22.658,1

đạt đến 43,04 triệu đồng/người/năm, xếp vị trí thứ 4/13 trong khu vực ĐBSCL. GRDP của tỉnh giai đoạn 2016 - 2018 có sự tăng trưởng rất tốt (Bảng 4.2), Cụ thể: Năm 2016 đạt 45.810,4 tỷ đồng; Năm 2017 đạt 48.443,0 tỷ đồng (tăng 5,7% so với năm 2016); Năm 2018 đạt 51.790,0 tỷ đồng (tăng 6,9% so với năm 2017).

GRDP lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 đạt 16.074,8 tỷ đồng; Năm 2017 đạt 16.481, 2 tỷ đồng và năm 2018 là 17.481,6 tỷ đồng. Về lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: năm 2016 đạt 9.989,2 tỷ đồng, năm 2017 là 10.775,3 tỷ đồng và năm 2018 là 11.650,3 tỷ đồng. Về lĩnh vực thương mại - dịch vụ: năm 2016 đạt 19.746,4 tỷ đồng, năm 2017 là 21.186,5 tỷ đồng và năm 2018 là 22.658,1 tỷ đồng.

Nhìn chung, cơ cấu GRDP của tỉnh Đồng Tháp có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2016 thương mại dịch vụ chiếm 43,1% GRDP thì đến năm 2018 đạt 43,7%; Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 21,8% năm 2016 lên 22,5% năm 2018. Nông nghiệp giảm dần từ 35,1% ở năm 2016 xuống cịn 33,8% năm 2018 (Hình 4.2).

Hình 4.2: Cơ cấu GRDP theo ngành ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp (2017, 2018, 2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá đất theo giá thị trường khi thu hồi đất trường hợp tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)