Giới thiệu về công ty ĐLDKCM (PVPCM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại công ty điện lực dầu khí cà mau (Trang 31 - 36)

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Tên giao dịch quốc tế: PetroVietNam CaMau Power Company Tên viết tắt tiếng Anh: PVPOWER CAMAU

Địa chỉ: Xã Khánh An - Huyện U Minh- Tỉnh Cà Mau Điện thoại: 0780 3650 099 FAX : 0780 381 9818, Logo:

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển về Cơng ty ĐLDKCM (PVPCM)

Nhà máy điện Cà Mau 1&2 với tổng công suất thiết kế 1.500MW (750x2), sử dụng cơng nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp, cấu hình 2-2-1 do tập đồn Siemens – Cộng Hòa Liên Bang Đức chế tạo. Tổng mức đầu tư: 14.060,2 tỷ đồng, trong đó: Nhà máy Cà Mau 1: 7.234,3 tỷ đồng, Cà Mau 2: 6.825,9 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 35 ha thuộc cụm Cơng nghiệp Khí – Điện – Đạm Cà Mau (xã Khánh An, huyện U minh, tỉnh Cà Mau).

Ngày 15/03/2007, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) ĐLDKCM được thành lập theo Quyết định số 177/QĐ-DKVN ngày 15/01/2007 của Tập đồn Dầu khí Việt Nam và được sáp nhập vào Công ty mẹ – Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam theo Quyết định số 1707/QĐ-DKVN ngày 28/07/2008 của Tập đồn Dầu khí Việt Nam.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Cơng ty Điện lực Dầu khí Cà Mau (PVPCM)

Quản lý, vận hành, sản xuất, kinh doanh điện. Đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực để quản lý và vận hành các nhà máy điện trong ngành cũng như ngoài ngành. Là đơn vị sản xuất điện lớn nhất và dẫn đầu trong Tập đồn/Tổng Cơng ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Thương hiệu PVPCM đã khẳng định được uy tín, vị trí nịng cốt trong Tổng cơng ty và trong hệ thống các nhà máy điện của ngành điện Việt Nam.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Cơng ty Điện lục Dầu khí Cà Mau (PVPCM)

Cơng ty Điện lực Dầu khí Cà Mau bao gồm:

(Nguồn: Phịng tổ chức hành chính)

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức cơng ty

• Ban lãnh đạo cơng ty: Giám đốc, Phó giám đốc kỹ thuật sửa chữa, Phó giám đốc hành chính – nhân sự đào tạo, Phó giám đốc kỹ thuật vận hành an tồn, Phó giám đốc tài chính – kinh doanh.

• Khối điều hành gồm: phịng tổ chức hành chính, phịng kế hoạch kinh doanh, phịng tài chính kế tốn, phịng kỹ thuật, phịng an tồn mơi trường, phòng vật tư, phân xưởng hóa thí nghiệm, phân xưởng vận hành 1&2.

- Phịng tổ chức hành chính: Tham mưu, giúp việc cho ban lãnh đạo công ty về công tác tổ chức cán bộ, tiền lương, và chế độ chính sách, đào tạo và phát triển nhân lực, hành chính, quản trị, lễ tân, đối ngoại, truyền thông, tổng hợp, văn thư, lưu trữ, thanh tra, pháp chế, thi đua, khen thưởng, HTQLCL, an sinh xã hội.

- Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: công tác lập và báo cáo kế hoạch, thống kê sản xuất điện. Cơng tác kinh tế, dự tốn, đấu thầu mua sắm. Công tác thị trường điện và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của cơng ty.

- Phịng tài chính – kế tốn: Tham mưu và giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý cơng tác tài chính – kế tốn của cơng ty. Thực hiện quản lý tập trung và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của cơng ty theo các quy định của nhà nước.

- Phòng kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho Ban lãnh đạo cơng ty và chủ trì tổ chức quản lý, triển khai thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác: quản lý kỹ thuật vận hành, kỹ thuật sửa chữa, sáng kiến cải tiến khoa học, đào tạo nội bộ, quản lý đo lường, tự động điều khiển C&I, công nghệ thông tin, viễn thông, xây dựng cơ bản.

- Phịng an tồn mơi trường: Tham mưu cho Ban lãnh đạo cơng ty về cơng tác: phịng chống cháy nổ, cứu nạn cứu hộ, quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp. An tồn, mơi trường, bảo hộ lao động. Kiểm tra cơng tác an tồn – sức khỏe – môi trường. Quản lý, sử dụng thiết bị an toàn nghiêm ngặt. Đào tạo, thi đua, khen thưởng, tuyên truyền về an toàn, bảo vệ nội bộ.

- Phịng vật tư: Thực hiện các cơng tác về quản lý vật tư, thiết bị, nhiên liệu dầu DO, hóa chất phục vụ vận hành sản xuất điện của 2 nhà máy Cà Mau

1&2. Thực hiện xuất/nhập kho các vật tư/nhiên liệu. Sắp xếp, bảo quản, bảo dưỡng các vật tư trong thời gian lưu kho. Lập báo cáo thống kê trong công tác quản trị vật tư.

- Phân xưởng hóa thí nghiệm: Quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước. Kiểm sốt ăn mịn bên trong lò thu hồi nhiệt, kiểm sốt đóng cáu, kiểm soát chất lượng dầu, nhớt, nước làm mát, chất lượng nước thải, hóa chất.

- Phân xưởng vận hành 1&2: Quản lý vận hành, sửa chữa, bảo dường nhà máy điện Cà Mau 1&2 an toàn, liên tục, hiệu quả. Lập kế hoạch định mức kinh tế kỹ thuật của các tổ máy. Đào tạo nhân viên vận hành tại chỗ nâng cao trình độ chun mơn.

2.1.5 Giới thiệu về HTQLCL ISO 9000 tại Công ty ĐLDKCM 2.1.5.1 Khái quát về HTQLCL của PVPCM 2.1.5.1 Khái quát về HTQLCL của PVPCM

Để đảm bảo việc cung cấp nguồn điện năng có chất lượng cao, nguồn điện ổn định thì Cơng ty ĐLDKCM đã thực hiện triển khai HTQLCL ISO 9000 (2008) từ năm 2010, và hiện nay đã thực hiện chuyển đổi hoàn toàn sang HTQLCL ISO 9000 (2015) từ 3/2017. HTQLCL của PVPCM được xây dựng hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn của TCVN ISO 9000 (2015). Khi áp dụng HTQLCL này thì PVPCM đã thực hiện đầy đủ các nguyên tắc quản lý chất lượng, thường xuyên cải tiến các quá trình nhằm đảm bảo việc thực hiện đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà HTQLCL hướng dẫn.

2.1.5.2 Phạm vi áp dụng

HTQLCL của PVPCM được áp dụng cho các hoạt động “Sản xuất, kinh doanh điện năng” của Công ty, phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9000.

2.1.5.3 Hệ thống tài liệu quản lý chất lượng của PVPCM

Hệ thống tài liệu quản lý chất lượng của PVPCM bao gồm: sổ tay chất lượng, các quy trình sản xuất kinh doanh chính, các tài liệu hướng dẫn tác nghiệp, các quy định, kế hoạch, mục tiêu, các loại biểu mẫu, sơ đồ.

2.1.5.4 Chính sách và mục tiêu chất lượng

PVPCM luôn cam kết cung cấp các sản phẩm một cách phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng và của xã hội, việc định hướng khách hàng và liên tục cải tiến là quan trọng nhất. Do đó CSCL của PVPCM xác định là:

- Vận hành an tồn hiệu quả, tuyệt đối khơng để xảy ra sự cố, đảm bảo các tổ máy luôn khả dụng, không vi phạm số giờ ngừng máy cam kết với EVN. - Tập trung nâng cao trình độ chun mơn, tối ưu hóa phương thức vận hành,

sửa chữa, tích cực nghiên cứu cải tiến kỹ thuật nâng cao hiệu suất của các tổ máy.

CBCNV quyết tâm làm việc với khẩu hiệu hành động: “An toàn – Tiết kiệm – Năng suất – Hiệu quả”.

Mục tiêu chất lượng:

- MTCL: Bao gồm các quy định chung nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của sản phẩm, được công bố tại các bộ phận phịng ban trong HTQLCL của Cơng ty.

- MTCL được xây dựng nhằm thoả mãn, phù hợp với CSCL, được cụ thể hoá trên các mặt cơng tác chính về hoạt động sản xuất kinh doanh đã thông qua tại Công ty.

- Các MTCL của HTQLCL đều đo lường được và thích hợp với CSCL.

- Các MTCL của mỗi bộ phận chức năng đều phù hợp với các MTCL của hệ thống.

- Các MTCL sau khi được thiết lập phải có các kế hoạch hành động tương ứng, cụ thể với thời hạn và trách nhiệm rõ ràng, đồng thời được theo dõi và đánh giá định kỳ nhằm đảm bảo MTCL có thể đạt được sau đó.

2.1.5.5 Sổ tay chất lượng

- Sổ tay chất lượng là tài liệu cơ bản trong HTQLCL của Cơng ty Điện lực Dầu khí Cà Mau.

- Sổ tay chất lượng của PVPCM được thiết lập và ban hành nhằm giới thiệu HTQLCL của Cơng ty, nó bao gồm việc định rõ phạm vi áp dụng của Công ty, các quy trình cần thiết, các tài liệu hướng dẫn theo những yêu cầu của HTQLCL ISO

9000 hoặc các yêu cầu cần thiết khác của Công ty và mô tả mối liên kết giữa các quá trình trong hệ thống này.

2.1.5.6 Các quy trình chính trong HTQLCL tại PVPCM

Trong hệ thống tài liệu quản lý chất lượng tại PVPCM thì có các tài liệu chính như sau: quy trình giải pháp thỏa mãn khách hàng; quy định về tiêu chuẩn chức danh, quy trình quản lý cơng cụ dụng cụ, quản lý thiết bị; quy trình kiểm định thiết bị; quy trình đào tạo; quy trình kiểm sốt tài liệu; quy trình phối hợp vận hành; quy trình mua sắm hàng hóa; quy trình vận hành; quy trình xử lý sự cố; quy trình điều tra sự cố; quy trình đánh giá nội bộ; quy trình họp xem xét của lãnh đạo; quy trình kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp; quy trình hành động khắc phục phịng ngừa. Mỗi một quy trình này tương ứng với các hướng dẫn mà TCVN ISO 9000 (2015) để ra và phù hợp với bối cảnh và điều kiện sản xuất, sản phẩm và dịch vụ tại PVPCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại công ty điện lực dầu khí cà mau (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)