Tóm tắt chương 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại bệnh viện đa khoa khu vực phía nam bình thuận (Trang 32)

7. Kết cấu luận văn

1.4. Tóm tắt chương 1

Trong chương này đã giới thiệu sơ lược về Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận là đơn vị sự nghiệp có thu và khái qt về quy trình mua sắm tài sản cơng tại bệnh viện. Hiện nay, các đơn vị bệnh viện cơng lập đang trong q trình hướng đến tự chủ về mọi mặt trong hoạt động trong đó có lĩnh vực tài chính. Nhằm nâng cao lĩnh vực tài chính trong các bệnh viện nói chung và đơn vị nghiên cứu nói riêng để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động thì đơn vị cần tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình mua sắm tài sản cơng hiện nay của một số bệnh viện, trong đó có đơn vị đang nghiên cứu chưa thật sự hữu hiệu, một số sai phạm gây thất thốt, lãng phí nguồn ngân sách nhà nước… Chính vì thế, nghiên cứu hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình mua sắm tài sản cơng tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận là đề tài nghiên cứu được tác giả lựa chọn để thực hiện.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỢI BỢ QUY TRÌNH MUA SẮM TÀI

SẢN CÔNG 2.1. Cơ sở lý thuyết

Liên quan đến hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình mua sắm tài cơng đối với khu vực cơng cần lựa chọn chuẩn mực hướng dẫn về kiểm soát nội bộ do Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán Tối cao (INTOSAI) ban hành để làm cơ sở lý luận. Bệnh viện đang nghiên cứu là đơn vị sự nghiệp có thu nên việc áp dụng đầy đủ năm thành phần của kiểm soát nội bộ theo INTOSAI là rất quan trọng bao gồm: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát.

Ngoài cơ sở lý luận về năm thành phần INTOSAI của hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình mua sắm tài sản cơng tại bệnh viện để tìm ra ngun nhân và đề xuất giải pháp thì cịn phải dựa vào cơ sở thực tế, vào các văn bản pháp luật đã được ban hành.

Các văn bản hướng dẫn đang lưu hành:

 Luật số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội về đấu thầu.

 Luật số 15/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội về quản lý, sử dụng tài sản công.

 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

 Nghị định số 151/2017/NĐ-BTC ngày 26/12/2017 về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 của Bộ tài chính về việc Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp cơng lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Riêng đối với Bệnh viện ĐKKV Nam Bình Thuận dựa theo sự hướng dẫn của các văn bản pháp luật, trên cơ sở đó tự xây dựng cho đơn vị mình quy trình từ năm 2015, gồm có các quy trình dưới đây:

 Quy trình mua sắm trang thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng dưới 100 triệu đồng (QT.NBT.028). (Tham khảo Chương I- Mục 1.2- Tiểu mục 1.2.1)

 Quy trình mua sắm trang thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng trên 100 triệu đồng (QT.NBT.029). (Tham khảo Chương I- Mục 1.2- Tiểu mục 1.2.2)

2.2. Các nghiên cứu có liên quan đến mục tiêu của đề tài

Cho đến nay có rất nhiều cơng trình nghiên cứu hệ thống kiểm sốt nội bộ trên những khía cạnh và lĩnh vực khác nhau của rất nhiều tác giả trong nước và nước ngồi. Một số cơng trình mà tác giả nghiên cứu mục đích là tìm hiểu ngun nhân dẫn đến yếu kém của hệ thống KSNB trong chu trình chi phí (liên quan đến việc mua tài sản) và khẳng định hoạt động của hệ thống KSNB có tác động đến kết quả hoạt động của tổ chức.

Tác giả Mawanda, S.P (2008) với nghiên cứu “ Effects of internal control systems on Financial performance in an institution of higher learning in Uganda” đã nghiên cứu tác động của hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động tài chính tại Uganda. Trong nghiên cứu này ông xem xét mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả hoạt động tài chính thơng qua nghiên cứu hồ sơ của các bộ phận kiểm toán nội bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ thuận chiều giữa tính hữu hiệu của hệ thống KSNB với hiệu quả hoạt động, KSNB được xem xét dựa trên các nhân tố như mơi trường kiểm sốt, kiểm toán nội bộ, các hoạt động kiểm soát và hiệu quả hoạt động được đo lường bằng chỉ số tài chính như tỷ số thanh khoản và các biện pháp phịng ngừa rủi ro hoạt động tài chính.

Tác giả Muraleetharan, P.(2011) với nghiên cứu “Internal Control and Impact of Financial Performance of the Organizations” đã tiến hành nghiên cứu tại Jaffna, nhằm xem xét các mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả hoạt động của các cơng ty. Trong đó, các nhân tố của KSNB được đo lường bằng môi trường kiểm

soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt và hiệu quả tài chính được đo lường bằng lợi nhuận và tính thanh khoản. Tác giả sử dụng bảng câu hỏi, quan sát và phỏng vấn với mẫu nghiên cứu là 181 người làm việc trong các công ty, sử dụng kiểm định bằng hồi quy để đo lường ảnh hưởng KSNB đến hiệu quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng KSNB ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Nghiên cứu của Lannoye (1999) “Evaluation of internal Controls”, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giả rủi ro trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. Đánh giá rủi ro là một quá trình nhằm phát hiện các điều kiện và các sự kiện bất lợi có thể xảy ra, đánh giá khả năng thiệt hại (về tài chính và phi tài chính). Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là doanh nghiệp phải có các mục tiêu rõ ràng, phù hợp. KSNB cung cấp cho doanh nghiệp cách thức đánh giá những rủi ro từ bên trong cũng như bên ngồi doanh nghiệp như: xác định rủi ro, phân tích rủi ro, ước tính những nguy cơ, đánh giá tần suất xảy ra, xem xét cách thức để quản lý rủi ro. Nghiên cứu của Lannoye cho rằng các nhân tố như: quy tắc ứng xử, các chính sách đạo đức, cơ cấu tổ chức là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính hữu hiệu và hiệu quả của KSNB. Đơn vị cần có cấu trúc tích hợp, không bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân và phải được giám sát một cách hiệu quả bởi ban giám đốc, ban kiểm toán và hội đồng quản trị. Nhà quản lý cần phải thường xuyên truyền đạt cho nhân viên về tầm quan trọng của KSNB để nâng cao hiểu biết của nhân viên về cách thức kiểm sốt. Nếu mơi trường kiểm sốt tốt, sẽ ảnh hưởng đến các nhân tố cịn lại và nâng cao tính hữu hiệu của KSNB.

Và một số luận văn thạc sĩ hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong các đơn vị cụ thể, cùng lĩnh vực như:

Vũ Thị Thanh Thủy (2016) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Bệnh viện Nhi Đồng 1”. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Bài nghiên cứu này tác giả nghiên cứu bằng phương pháp định tính gồm quan sát thực tiễn và sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để

khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện, sau khi có kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số nguyên nhân tồn tại như việc đưa ra các hình thức kỷ luật cịn mang tính chất cả nể nhất là người vi phạm là người thân quen của ban giám đốc; thái đội tiếp xúc của thường nóng nảy cáu gắt do áp lực công việc; do không xem xét bảng mô tả công việc nên khi cơng việc phát sinh trưởng phịng khó khăn trong việc giao việc; ban giám đốc chưa quan tâm đến việc đánh giá rủi ro và đối phó với các rủi ro;trưởng phịng TCKT chưa quan tâm đối với quy trình quản lý và sử dụng hóa đơn; đối với quy trình thu tiền nội dung ghi trên hóa đơn thường viết tắt vì bệnh q đơng; bệnh ban giám đốc chưa quan tâm đến quy trình cơng việc, sự luận chuyển chứng từ giữa các phòng khoa. Từ các nguyên nhân kể trên, tác giả đề xuất cách giải pháp khắc phục. Tác giả mong muốn các giải pháp đưa ra của mình sẽ giúp ích cho bệnh viện đạt các mục tiêu đề ra.

Trần Thị Thu Quỳnh (2017) “Đánh giá sự tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên”. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cho nghiên cứu của mình. Từ kết quả thu thập được tác giả dùng phân tích nhân tố khám phá EFA để khẳng định 5 nhân tố cấu thành nên hệ thống KSNB có tồn tại trong hệ thống KSNB hiện hành tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú n. Dùng phương pháp phân tích mơ hình hồi quy đa biến để đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố nói trên với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Dùng phương pháp suy diễn từ kết quả mơ hình hồi quy đa biến để bàn luận và kiến nghị chính sách phù hợp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên. Từ kết quả phân tích tác giả đã nhận diện được các nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém của hệ thống KSNB và từ đó đưa ra các kiến nghị để giúp nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên.

2.3. Tóm tắt chương 2

Tác giả đã giới thiệu cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan đến quy trình mua sắm tài sản cơng. Một số cơng trình mà

tác giả nghiên cứu mục tiêu là khái quát nguyên nhân dẫn đến yếu kém của hệ thống KSNB trong chu trình chi phí (liên quan đến việc mua tài sản) và khẳng định hoạt động của hệ thống KSNB có tác động đến kết quả hoạt động của tổ chức. Những nội dung của chương 2 nói trên là cơ sở để tác giả tiến hành kiểm chứng cũng như dự đoán nguyên nhân và tác động của việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản cơng nhằm tăng cường tính hữu hiệu và giảm sai sót, gian lận trong quy trình mua sắm tài sản cơng và nâng cao hiệu quả hoạt động tại bệnh viện.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỢI BỢ QUY TRÌNH MUA SẮM TÀI SẢN CƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV PHÍA NAM

BÌNH THUẬN

3.1. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản cơng tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận

3.1.1. Phương pháp định tính được sử dụng để phân tích và kết luận trong nhận định vấn đề cần giải quyết tại bệnh viện

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2018 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2019, tận dụng cơ hội có sự tham gia đầy đủ ban giám đốc và trưởng, phó phịng của bệnh viện. Tác giả tiến hành các cuộc phỏng vấn mở với nội dung liên quan đến phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm sốt nội bộ hiện nay của bệnh viên có ngăn chặn các sai phạm trong quy trình mua sắm tài sản công và nâng cao hiệu quả hoạt động hay không.

Đối tượng phỏng vấn:

 Ban giám đốc: Giám đốc và 3 phó giám đốc  Các khoa –phịng:

 Khoa có nhu cầu mua sắm: 5 người là trưởng, phó các khoa thuộc chức năng khám chữa bệnh.

 Phòng Vật tư -thiết bị y tế: 1 người là trưởng phòng và 2 người nhân viên phụ trách mua tài sản.

 Phịng Tài chính kế tốn: 1 người là trưởng và 1 nhân viên kế toán vật tư và tài sản.

Kết quả phỏng vấn:

Đối tượng phỏng vấn trực tiếp:

Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và 3 phó giám đốc

Câu hỏi 1: Sau khi có kết quả thanh tra UBND tỉnh năm 2018 thì Ơng có

nhận định gì về kết quả đó khơng? Những sai phạm trong quy trình mua sắm tài sản cơng thời gian vừa qua là do những nguyên nhân gì?

Kết quả tổng hợp nhận được:

Việc thanh tra của UBND tỉnh năm 2018 là thanh tra theo kế hoạch hàng năm của tỉnh, thanh tra tồn diện về quản lý tài chính trong đó có quy trình mua sắm tài sản công. Thanh tra từ luân chuyển hồ sơ ở các bộ phận, quy định thời hạn, định mức các gói thầu áp dụng có đúng theo hình thức lựa chọn thầu hay khơng… Các bộ phận đã thực hiện đúng theo quy định theo các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, một số văn bản chỉ đạo có sự chồng chéo, hiểu sai văn bản là điều không tránh khỏi và kiểm sốt nội ở ở quy trình mua sắm tài sản chưa thật sự hữu hiệu. Sai phạm nhiều nhất ở hồ sơ đấu thầu, về việc tuân thủ theo quy định của pháp luật... Sau khi thanh tra, kết quả chỉ ra sự phối hợp của các phịng ban là chưa đồng bộ, quy trình mua sắm tài sản chưa nêu được rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng khoa-phòng. Hướng sắp tới là bệnh viện sẽ xây dựng lại quy trình dựa trên các văn bản nhà nước ban hành có đầy đủ các nội dung về nhiệm vụ thực hiện của từng khoa phòng, phân loại tài sản, quy định thời gian, quy định biểu mẫu…. Phân chia hai loại tài sản gồm trang thiết bị y tế và trang thiết bị văn phòng cho lần lượt cho phòng Vật tư- thiết bị y tế và phịng Hành chính quản trị đảm nhiệm mua riêng biệt, mục đích để giảm bớt khối lượng cơng việc ở phịng Vật tư- thiết bị y tế hiện nay, phòng Vật tư- thiết bị y tế chỉ tập trung vào mảng trang thiết bị y tế có giá trị lớn trong bệnh viện.

Câu hỏi 2: Với vai trị là Ban giám đốc bệnh viện, Tơi muốn biết suy nghĩ của

Ơng về việc xây dựng quy trình đánh giá rủi ro quy trình mua sắm cơng tại bệnh viện? Việc mua bảo hiểm cho các tài sản đều dưới dạng đối phó, trường hợp rủi hỏng, cháy thì đã có các biện pháp nào quản lý rủi ro đó hay khơng?

Kết quả tổng hợp nhận được:

Việc xây dựng nhận diện rủi ro là khá lạ lẵm, với lại thời gian để xử lý công việc quá nhiều, việc xây dựng thêm khá mất thời gian và khơng cần thiết. Nói đến vấn đề mua bảo hiểm cho tài sản, thật sự kinh phí của bệnh viện sẽ khơng cho phép mua tất cả các bảo hiểm tài sản. Vì vậy trường hợp cháy, mất sẽ khơng có bồi thường thiệt hại. Bệnh viện đang trình ý kiến về các cơ quan ban ngành xem xét.

vai trò giám sát của Giám đốc rất quan trọng. Ơng đã thực hiện cơng việc giám sát quy trình đó như thế nào?

Kết quả tổng hợp nhận được:

Về quá trình giám sát quy trình mua tài sản cơng, Giám đốc cho hay công việc của một người lãnh đạo bệnh viện gặp phải rất nhiều áp lực, lịch công việc dày đặc, nên việc giám sát chi tiết từng hoạt động của bệnh viện thì ở mức tương đối. Trong đó hoạt động quy trình mua sắm cơng là phát sinh liên tục, Giám đốc chỉ đứng ở vị trí xét duyệt qua từng hồ sơ, có thắc mắc gì giữa các phịng, ban sẽ giải quyết.

Định kỳ hàng tháng, tổ chức giao ban họp giữa ban lãnh đạo và trưởng, phó các phịng. Định kỳ hàng quý, bệnh viện có tiến hành họp xét thi đua tại từng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại bệnh viện đa khoa khu vực phía nam bình thuận (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)