CHƯƠNG 4 : KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN
5.2. Mục tiêu và kế hoạch thực hiện
5.2.1. Mục tiêu:
Thứ nhất, Việc tổ chức KTQT là để xây dựng dự toán cho các HĐKD của DN, xác định được định mức chi phí cho từng khoản mục phí.
Thứ hai, Việc tổ chức KTQT là để kiểm soát việc thực hiện dự toán, sử dụng chi phí trong DN từ đó có thể đánh giá được sự chênh lệch giữa kế hoạch so với thực tế, xác định được nguyên nhân gây ra chênh lệch và có hướng xử lý kịp thời.
Thứ ba, Việc tổ chức KTQT là để xác định được từng phần hành chi phí, tổng hợp CPSX và tính giá thành chính xác hơn để thiết lập giá bán phù hợp, tránh tình trạng xác định giá bán quá cao làm giảm năng lực cạnh tranh của DN
Thứ tư, Việc tổ chức KTQT là để cung cấp được nguồn thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho NQT trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh.
5.2.2. Kế hoạch thực hiện
5.2.2.1. Bồi dưỡng chuyên môn, xây dựng nguồn nhân lực
Xây dựng một đội ngũ nhân viên làm cơng tác kế tốn có kiến thức về chun mơn nghiệp vụ, có sự hiểu biết sâu về hoạt động SXKD của DN, từ đó mới có thể đưa ra các phân tích, đánh giá chính xác trên cơ sở số liệu thu thập được. Để làm được điều đó cần bồi dưỡng chun mơn kiến thức về KTQT bằng cách tổ chức lớp
đào tạo, tập huấn ngắn hạn và dài hạn, thuê các chuyên gia để giảng dạy thêm về chuyên môn. Bằng phương pháp này sẽ làm tăng năng lực của nhân viên đối với công tác KTQT, tăng kĩ năng xử lý số liệu, lập báo cáo quản trị .
5.2.2.2. Nâng cấp phần mềm
Hiện nay DN chỉ mới áp dụng phần mềm Bravo 7 cho kế tốn tài chính, nên việc lấy số liệu cho các báo cáo quản trị chỉ dừng ở việc tận dụng nguồn thơng tin từ kế tốn tài chính. Để cải thiện vấn đề này cần ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý số liệu bằng cách nâng cấp phần mềm Bravo 7 lên thành Bravo 8 , đây là giải pháp phần mềm cho quản trị - ERP, có sự kết nối dữ liệu của tất cả các bộ phận nhằm lấy dữ liệu một các chính xác và kịp thời, tiết kiệm được nhiều thời gian.
5.2.2.3. Xây dựng mối quan hệ giữa Phịng Tài chính- Kế tốn và các phịng ban khác
Báo cáo của KTQT được sử dụng kết hợp với các báo cáo của các bộ phận khác trong DN như báo cáo về kế hoạch đầu tư của bộ phận đầu tư, báo cáo về số lượng nhân viên, quỹ lương... của bộ phận nhân sự, báo cáo kế hoạch mua hàng của bộ phận mua hàng, báo cáo các chương trình quảng cáo từ bộ phận Marketing ... để có cái nhìn tồn diện hơn về các yếu tố đang tác động đến hoạt động của DN. Vì vậy, DN cần xây dựng quy trình thống nhất, thiết lập sự kết nối thông tin giữa các bộ phận phịng ban với bộ phận Tài chính – Kế tốn nhằm mục đích thu thập kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết điều này không những giúp DN chuẩn hố hoạt động mà cịn là cơ sở để cung cấp nguồn số liệu chính xác cho KTQT trong q trình lập báo cáo. Chính sự thống nhất về thông tin sẽ giúp việc so sánh các chỉ tiêu hiệu quả hơn.