Đặc điểm của sản phẩmphụ gia thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi cho công ty cổ phần thành nhơn đến năm 2025 (Trang 35 - 40)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh sản phẩm

1.4. Đặc điểm của sản phẩmphụ gia thức ăn chăn nuôi

Phụ gia thức ăn chăn nuôi là phần chiếm tỷ lệ rất nhỏ, có ít giá trị dinh dưỡng trong cơng thức thức ăn chăn ni, tuy nhiên chúng góp phần trong q trình tăng trưởng, nâng cao khả năng hấp thu và điều hịa q trình trao đổi chất trong cơ thể

vật nuôi. Phụ gia thức ăn được bổ sung và trong thức ăn với công dụng bảo quản, hấp thu độc tố, nâng cao tỷ lệ tiêu hóa, chất kết dích, chất tạo mùi, tạo màu, …

Theo báo cáo của Brisk Insights Travis Bryant thị trường phụ gia thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ 16,12% trong giai đoạn 2015-2022, ước tính sẽ đạt 165,7 triệu đô trước năm 2022.

Các loại nguyên liệu phụ gia thức ăn chăn nuôi phần lớn chưa được sản xuất trong nước, phụ thuộc rất lớn vào thị trường nhập khẩu vì nhiều yếu tố liên quan đến kỹ thuật, nguyên liệu, chi phí, … Giá cả biến động liên tục và bị chi phối bởi một số nhà cung cấp. Thị trường phụ gia thức ăn chăn ni chủ yếu bị các tập đồn nước ngoài lớn thống trị, chiếm 70% tổng giá trị thị trường. Việc nới lỏng các qui định FDI là nhân tố chính làm gia tăng sự hiện diện của các tập đoàn nước ngồi lớn. Các cơng ty sản xuất lớn trong lĩnh vực này bao gồm Cargill Inc., công ty cổ phần Dabaco, DSM, EZ Nutrition Way Co., BIOMIN, công ty cổ phần thực phẩm Hồng Hà, Ajinomoto, Anova, DSM, CP Group, ...

Cơ chế quản lý khó khăn của nhà nước: việc quản lý chồng chéo, thiếu chính sách khuyến khích, ít đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển là những vấn đề đang tồn tại gây khó cho việc phát triển ngành.

Việc bổ sung nhiều loại phụ gia mới ngày càng trở nên cấp thiết và đặc biệt quan trọng vì nó giúp nâng cao sự tăng trưởng của vật ni, giúp kiểm sốt các loại bệnh, tăng khả năng tiêu hóa, góp phần cải thiệt mơi trường trong chăn nuôi.

Với những nghiên cứu và ứng dụng riêng, mỗi nhà máy sẽ có những cơng thức chế biến cho từng loại thức ăn riêng biệt, vì quy trình nghiên cứu để ứng dụng sản phẩm mới rất mất thời gian và nhiều tốn kém nên việc thay đổi công thức tại các nhà máy không hề dễ dàng điều này trở thành thách thức không nhỏ cho việc chào bán các sản phẩm phụ gia mới vào nhà máy, tuy nhiên cũng chính điều này lại mở ra cơ hội hội lớn trong việc bán các sản phẩm này vì khi sử dụng sản phẩm nào đó cho cơng thức, trong điều kiện bình thường nhà máy sẽ sử dụng sản phẩm đó ít nhất trong 6 tháng, một khi đã chào bán được sản phẩm vào nhà máy sẽ tạo nên doanh thu ổn định trong một khoảng thời gian.

Sức tiêu thụ phụ gia thức ăn chăn ni phụ thuộc hồn tồn vào ngành chăn nuôi, chỉ khi ngành chăn nuôi phát triển tốt, sản lượng thức ăn phát triển ổn định, thì nhu cầu sử dụng phụ gia trong công thức thức ăn sẽ phát triển theo. Vì vậy việc nghiên cứu để nhập khẩu và phát triển sản phẩm phụ gia thức ăn cần phải theo sát với sự phát triển của ngành chăn ni, cũng như nghiên cứu các sản phẩm có tính năng phải đáp ứng tốt cho đàn vật nuôi địa phương.

Có nhiều cách phân loại sản phẩm, dựa theo công dụng của sản phẩm thông thường sản phẩm phụ gia được phân thành 8 nhóm.

Chất kết dính: Có tác dụng tăng độ bền của viên thức ăn khi gặp nước,

giảm sự thất thoát giá trị dinh dưỡng, giảm bụi trong q trình chế biến. Để tạo tính kết dính tốt cho viên thức ăn, ngồi tinh bột tự nhiên có sẵn trong các ngun liệu chính người ta cịn sử dụng một số chất kết dính.

Một số chất kết dính phổ biến được sử dụng trong thức ăn

Nhóm có nguồn gốc tảo biển: Agar (1-2%), Alginate, Carrgeenan, ...

Nhóm có nguồn gốc thực vật: tinh bột (10-25%), Gure gum, Hemicellulose, Carboxymethyl Cellulose – CMC (1-3%), ...

Nhóm có nguồn gốc động vật: Gelatin, Collagen, Chitosan, …

 Nhóm có nguồn gốc vơ cơ: Bentonite ,…

Hàm lượng chất kết dính sử dụng trong thức ăn phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu chế biến thức ăn và thiết bị chế biến. Khi sử dụng các thiết bị thủ cơng thì chất kết dính sử dụng sẽ nhiều hơn so với hệ thống thiết bị ép viên hiện đại.

Chất chống oxy hóa: Trong hức ăn chăn ni, đặc biệt là thức ăn thủy sản có hàm lượng chất béo rất cao. Những acid béo cao phân tử khơng no rất dễ bị oxy hóa trong q trình chế biến, mặt khác các loại vitamin tan trong dầu như A, D, E cũng rất dễ bị hóa hủy, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Vì vậy trong quá trình chế biến thức ăn cần bổ sung thêm chất chống oxy hóa, những chất chống oxy hóa phổ biến hiện nay:

 BHT (Butylated hydroxy toluene): 200 ppm

 Ethoxyquin (1,2 dihydro–6 ethoxy–2,2,4 trymethyl quinoline): 150 ppm

Chất kháng nấm: Với khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ và độ ẩm cao gần như

quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Các loại nấm thường có như: mycotoxins, Aspergillus flavus, … các chất kháng nấm phổ biến hiện nay: acid propionic, acid sorbic, sodium diacetate, acid phosphoric.

Chất tạo mùi: Thường được sử dụng trong thức ăn thủy sản, đặc biệt là thức

ăn cho tơm, nó quyết định đến hiệu quả sử dụng thức ăn. Có 2 nhóm chất tạo mùi, tự nhiên bao gồm dầu gan mực, dầu nhuyễn thể, nhóm chất nhân tạo bao gồm các acid amin tự do (glycine, analine, glutamate) hay một số phân tử peptide như betane.

Chất tạo màu: Bên cạnh màu sắc có sẵn từ các nguyên liệu được sử dụng làm thức ăn thì những nhà chế biến cịn sử dụng thêm sắc tố để tạo tính đồng đều về màu sắc sản phẩm, cũng như góp phần quyết định đến màu sắc thịt của động vật, đặc biệt là động vật thủy sản. Các chất tạo màu tự nhiên aroteinoid, astaxanthi thường có trong bắp vàng, bột cỏ, tảo biển, ngồi ra cịn có các loại màu tổng hợp.

Premix vitamin, khống: Là những thành phần cần ít nhưng vơ cùng quan trọng trong cơng thức thức ăn, góp phần vào việc hình thành các cơ quan và chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể vật ni.

Trên thị trường có nhiều loại vitamin, khống đơn cũng như hỗn hợp đã được phối trộn sẵn cho từng nhóm đối tượng vật ni.

Các loại vitamin cần được bổ sung vào công thức: A, D3, E, K, H, nhóm B,…

Các loại khống chủ yếu: đồng, kẽm, mangan, sắt,… thời gian gần đây các loại khoáng hữu cho được chú trọng để thay thế cho các nguyên liệu có nguồn gốc vơ cơ.

Enzyme tiêu hóa: Ngày càng được chú trọng nhiều hơn, nhằm tăng tính hấp

thu dinh dưỡng, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng thức ăn, các nhà chế biến thường sử dụng các loại xylanase, cellulose, alpha-amylase, protease, alpha-galactosidase

Acid amin tổng hợp: Acid amin là vơ cùng quan trọng cho q trình chuyển

hóa và hấp thu các chất trong cơ thể, acid amin thiết yếu là những loại acid amin mà cơ thể khơng tự tổng hợp được, do đó nó được bổ sung vào trong thức ăn.

Các loại acid amin được sử dụng phổ biến trong thức ăn như: L, DL_Lysine, DL_Methionin, tryptophan, arginine, threonine, …

Tóm tắt chƣơng I

Nội dung chương này là giới thiệu các khái niệm liên quan đến sản phẩm và phát triển sản phẩm, các yếu tố tác động đến phát triển sản phẩm mới, đặc điểm của sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi.

Đồng thời nội dung chương này cũng bao gồm các lý thuyết cung cấp về các công cụ xây dựng và lựa chọn các hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm mới là ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT được áp dụng vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp ở chương sau.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM PHỤ GIA THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH NHƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi cho công ty cổ phần thành nhơn đến năm 2025 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)