Chương 1 : Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh sản phẩm
2.1. Khái quát về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành
Tên tiếng việt: Cơng Ty Cổ Phần Thành Nhơn Tên tiếng nước ngồi: Thanh Nhon Corporation Tên viết tắt: Thanh Nhon Corp
Địa chỉ (trụ sở chính): 315 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP.HCM
Kho hàng (chi nhánh): Cụm công nghiệp tập đoàn Anova, Ấp 4, xã Long Cang, huyện Cần Đước, Long An
MST: 0305054306
Với tiền thân là Công ty TNHH Thành Nhơn được thành lập ngày 19/8/1992. Đến ngày 6/7/2007 cơng ty chính thức đổi tên thành Cơng ty cổ phần Thành Nhơn. Là cơng ty thành viên thuộc tập đồn Anova.
Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng. Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
(Nguồn: theo giấy đăng ký kinh doanh của công ty)
2.1.2. Triết lý kinh doanh
Công ty Thành Nhơn đẩy mạnh mở rộng quan hệ hợp tác bền vững với các doanh nghiệp trong và ngồi nước, góp phần vào các hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm các phương pháp trị liệu, các loại thuốc mới, tiên tiến nhất trên thế giới đưa vào thị trường thú y chăn nuôi Việt Nam.
Với tầm nhìn và niềm tin vào sự phát triển bền vững của ngành Chăn nuôi - Thú y Việt Nam, công ty Cổ phần Thành Nhơn xác định sứ mệnh của mình là cung cấp hàng hố với chất lượng tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho đối tác, cho nhà cung cấp, khách hàng, hướng đến sự thịnh vượng của khách hàng và xã hội.
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty hoạt động chính trong ngành thú y, chuyên phân phối các loại nguyên liệu dùng cho sản xuất thuốc thú y và thuốc thú y – thủy sản
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức trong công ty hiện tại như sau:
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức cơng ty Thành Nhơn
(Nguồn: Sổ tay công ty)
Tổng Giám Đốc: đề ra các quyết định chính sách, điều hành tồn bộ hoạt
động của cơng ty.
Phịng Kinh Doanh: chia ra làm 2 nhóm hoạt động chính dựa vào đặc điểm
hàng hóa: nhóm ngun liệu và nhóm thành phẩm. Nhiệm vụ chính của bộ bộ kinh doanh là liên hệ giới thiệu, tư vấn sản phẩm cho khách hành, bán sản phẩm mang về doanh thu và lợi nhuận cho cơng ty. Ngồi tra trong quá trình tiếp xúc khách hàng, nhân viên kinh doanh cịn thu thập thơng tin thị trường về chủng loại hàng hóa, giá cả, hoạt động của đối thủ, văn bản mới của nhà nước, … Bộ phận kinh doanh thời gian gần đây có những thay đổi và giảm nhiều nhân sự từ 17 người năm 2014 đến nay còn 9 người. Sự sụt giảm này là do biến động của thị trường chăn ni, cơng ty có đợt điều chỉnh nhân sự năm 2017, ngoài ra do thay đổi bộ máy quản lý cũng ảnh hưởng 1 phần đến việc nghỉ việc của nhân viên.
P. IT - HCNS P. Kế Toán P. Kinh Doanh P. Cung ứng P. Xuất nhập Kho Giao nhận và tài xế Tổng Giám Đốc
Phịng Cung Ứng: có nhiệm vụ mua hàng với giá tốt nhất và kiểm sốt vịng
quay hàng tồn kho nhanh nhất, kiểm tra giá hàng hóa nhập khẩu để tham mưu cho Ban Giám Đốc, nhập khẩu hàng hóa theo quy trình cơng ty, kiểm tra hồ sơ nhập khẩu, số liệu hàng hóa nhập khẩu và mức tồn kho, kiểm sốt chất lượng hàng hóa. Cập nhật thơng tin thời gian nhập khẩu hàng hóa của từng lơ hàng cho phịng kinh doanh, thơng tin giá, thị trường hàng hóa nhập khẩu cho phịng kinh doanh để phịng kinh doanh có định hướng giá bán phù hợp.
Phịng Xuất Nhập Khẩu: có nhiệm vụ lãnh hàng tại các cảng, thông báo
thời gian thông quan hàng hóa đến bộ phận điều phối nhận hàng từ cảng về kho. Cập nhật các thay đổi biếu thuế mới nhất để thực hiện khai đúng, giúp thơng quan hàng hóa nhanh, hạn chế tình trạng lưu cont, tốn chi phí.
Phịng Kế Tốn: thực hiện quản lý dòng tiền, thực hiện các hoạt động tài
chính, tất cả các hoạt động tài chính và các nghiệm vụ kế tốn của cơng ty như tính chiếc khấu cho khách hàng, trả tiền nhà cung cấp. Cần được quản lý dòng tiền trơi chảy, tránh lãng phí và mang về những khoản đầu tư hiệu quả nhất.
Bộ phận kho: đây là bộ phận hoạt động tại kho hàng của cơng ty. Kho có chức năng: quản lý và bảo quản hàng hóa thực tế đúng với số liệu thể hiện trên chương trình kế tốn, kiểm tra nguyên liệu đầu vào và cho nhập kho theo quy trình trước khi nhập vào, kiểm tra và xuất hàng hóa bán ra theo phiếu xuất hàng từ bộ phận kế tốn. Giữ gìn kho ln ngăn nắp, sạch sẽ theo đúng tiêu chuẩn GSP về bảo quản hàng hóa.
Giao nhận và tài xế: đảm bảo cho việc giao – nhận hàng an toàn và hiệu quả,
cần sắp xếp lịch nhận hàng ở cảng và lịch giao hàng giao cho ít tốn chi phí nhất, tránh tình trạng xe trống, hoạt động khơng hiệu quả. Tài xế và giao nhận là bộ phân tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày vì vậy cần thể hiện tính chun nghiệp qua trang phục, tác phong, thân thiện, nhiệt tình, thể hiện hình ảnh của cơng ty.
Phòng IT – Hành Chánh – Nhân Sự: Có các hoạt động về tuyển dụng, theo
dõi KPI, hoạt động liên quan đến tính lương, hợp đồng, bảo hiểm, chăm lo các hoạt động khác có liên quan, … IT sẽ quản lý toàn bộ hệ thống phần mền của công ty
như phần mền ERP, phần mền chat nội bộ, quản lý và sửa chữa máy tính, máy in, máy fax… kiểm soát và hỗ trợ, tạo điều kiện tuận lợi nhất cho các phòng ban khác hoạt động hiệu quả
Cơng ty có sơ đồ tổ chức tốt, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban. Tuy nhiên bộ phận kinh doanh là bộ phận trực tiếp mang về doanh thu và lợi nhuận cho cơng ty lại có nhân sự giảm sút, hiện tượng này cần chấn chỉnh và bổ sung thêm nhân sự để tăng cường sức mạnh cho phòng kinh doanh.
2.1.5. Tình hình kinh doanh
Trước 2016 doanh nghiệp hoạt động tốt nhờ một phần vào tăng trưởng tốt của ngành. Tốc độ tăng trưởng của ngành tốt và ổn định với mức trung bình khoảng 15% do việc tăng nhanh đàn heo, bị, gà và trại ni trồng thủy hải sản. Hàng loạt các tập đoàn lớn đầu tư xây dựng các nhà máy thức ăn tại Việt Nam như Cargill, Dehue, CP, Leonhup, …
Từ năm 2016 đến nay ngành chăn ni gặp rất nhiều khó khăn, giá heo hơi, gà, vịt, trứng đều giảm, giá cá tôm không ổn định kéo theo sự sụt giảm đàn mạnh, tình trạng bỏ chuồng, treo ao lan rộng làm cho việc kinh doanh rất khó khăn. Cơng Ty Thành Nhơn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, báo cáo doanh thu và lợi nhuận năm 2017 đã cho thấy khơng có sự tăng trưởng và sụt giảm nhẹ so với năm 2016, gây ảnh hưởng đến mục tiêu dài hạn của công ty.
Quản lý chồng chéo của các cơ quan chức năng, chậm trong quá trình kiểm tra và cấp giấy đăng ký sản phẩm mới. Quản lý rườm rà và tốn nhiều thời gian trong việc nhập khẩu hàng hóa làm đình trệ và tốn nhiều thời gian và chi phí của các đơn vị nhập khẩu. Ví dụ ngun liệu làm thức ăn chăn ni có nguồn gốc động vật do cơ quan thú y kiểm tra, cịn ngun liệu có nguồn gốc thực vật lại giao về bên bảo vệ thực vật kiểm sốt, khơng tập trung về một mối, làm doanh nghiệp nhập khẩu phải tốn nhiều thời gian hơn.
Sản phẩm liên quan đến kháng sinh bị thu hẹp. Các loại kháng sinh dần dần bị hạn chế sử dụng nhiều hơn, các loại kháng sinh cũ cũng bị lờn thuốc, điều này giúp cho các công ty khơng ngừng tìm tịi và nhập khẩu nhiều loại mới. Các nguyên
liệu, dược liệu dùng trong sản xuất thuốc, bổ sung vào thức ăn chăn ni có nguồn gốc hữu cơ, thân thiện với môi trường đang được quan tâm ứng dụng nhiều.
Về điều kiện kho bãi, cơng ty Thành Nhơn có kho đặt tại Long An, xây dựng và bảo quản đạt chuẩn GSP về bảo quản nguyên liệu. Trong hệ thống kho được chia thành 4 kho nhỏ: kho hóa chất, kho thành phẩm, kho mát – chứa các sản phẩm vi sinh và kho chính chứa tất các loại ngun liệu cịn lại, trong đó có rất nhiều loại kháng sinh dùng cho sản xuất thuốc thú y, thú y thủy sản. Các sản phẩm cho phụ gia thức ăn vẫn đang được bảo quản chung với kho chính – khơng có kho chuyên biệt, điều này đang gây lo ngại về chất lượng hàng hóa.
Tình hình thị trường từ năm 2016 đến nay không tốt, các sản phẩm kinh doanh truyền thống bị thu hẹp, để duy trì tăng trưởng thì việc mở rộng hàng hóa sang nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là vô cùng cần thiết trong hoạt động của công ty.