3.1.4.3 .Trường hợp Hợp đồng mua bán nhà ở HTTTL bị chấm dứt
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
3.2.3. Điều chỉnh các quy định của pháp luật:
Như đã phân tích, việc khơng thống nhất các nội dung hướng dẫn sẽ gây khó khăn cho trong áp dụng các quy định khi thực hiện các thủ tục thế chấp nhà ở và thủ tục đăng ký thế chấp Nhà ở HTTTL theo hợp đồng tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, làm chậm tiến độ thực hiện việc thế chấp và cho vay vốn, gây ảnh hưởng cho các bên tham gia vào giao dịch ký kết HĐ thế chấp Nhà ở HTTTL.
Vậy nên, để cho việc thế chấp Nhà ở HTTTL được dễ dàng và nhanh chóng hơn thì cần phải sửa đổi theo hướng thống nhất lại những quy định pháp luật có liên quan đến việc thế chấp Nhà ở HTTTL, giúp cho các bên có thể hồn thành các thủ tục có liên quan, góp phần phát triển các hoạt động vay vốn và thế chấp tài sản, thúc đẩy các hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển hơn.
Ngoài ra theo quan điểm của người viết quy định về điều kiện thế chấp là xây dựng xong nền móng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 19/2016/TT- BXD là chưa phù hợp với tình hình phát triển của loại hình giao dịch này. Trên thực tế, các dự án về nhà ở hình thành trong tương lai có giá trị đầu tư rất lớn, đặc biệt là những khu vực vị trí trung tâm thành phố Hồ Chí Minh thì giá trị của những căn hội và dự án là rất cao. Nếu xét về giá trị thì việc xây dựng nền móng chỉ rất nhỏ nên mục đích đảm bảo an tồn pháp lý là chưa phù hợp.Vì vậy, quy định pháp luật cần phải điều chỉnh điều kiện của các dự án, Nhà ở HTTTL là phải hoàn thành 1 giá trị khác có thể là 50% hoặc 60% phần thơ… để phù hợp với thực trạng hiện nay.