Chủ đầu tư thế chấp tài sản hình thành trong tương lai:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo pháp luật việt hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo pháp luật việt nam (Trang 51 - 52)

6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.2. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP NHÀ Ở HTTTL

2.2.5.1. Chủ đầu tư thế chấp tài sản hình thành trong tương lai:

Đây là trường hợp phổ biến hiện nay trong các dự án nhà ở. Các chủ đầu tư trong quá trình xây dựng dự án, nếu có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng chủ đầu tư có quyền ký kết Hợp đồng thế chấp để thế chấp dự án do mình xây dựng hoặc thế chấp các Nhà ở HTTTL được xây dựng trong dự án của mình cho các tổ chức tín dụng để vay vốn phục vụ cho hoạt động xây dựng dự án hoặc nhà ở trong dự án của mình theo quy định tại khoản 1 Điều 147 Luật Nhà Ở năm 2014 mà người viết đã trích dẫn ở trên.

Pháp luật quy định rất rõ nội dung: “Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được

thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án …..” – nghĩa là chủ đầu tư chỉ có

thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức thế chấp, hoặc thế chấp cả dự án hoặc thế nhà nhà ở trong dự án. Như vậy, để HĐ thế chấp Nhà ở HTTTL trong dự án của chủ đầu tư thì hợp đồng có hiệu lực thì chủ đầu tư khơng được thực hiện việc thế chấp dự án và trong hợp đồng vay vốn/HĐ thế chấp Nhà ở HTTTL phải thể hiện rõ nội dung mục đích của việc vay vốn/thế chấp là để xây dựng chính các nhà ở đã thế chấp đó.

Có thể thấy rằng, quy định này mang ý nghĩa rất lớn bởi vì, nó tạo điều kiện chủ đầu tư có thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, đảm bảo cho việc hồn thành các dự án nhà ở với mục đích cuối cùng là hạn chế việc các dự án chậm tiến độ bàn giao nhà và đảm bảo cho quyền lợi của người dân mua nhà. Mặc dù tạo điều kiện cho các chủ đầu tư vay vốn, nhưng nhà nước vẫn kiểm soát việc các hoạt động vay vốn và chỉ cho phép việc thế chấp Nhà ở HTTTL với mục đích xây dựng Nhà ở HTTTL đã thế chấp.

Ngoài ra, nội dung của điều luật trên cũng quy định trường hợp, đối với Nhà ở HTTTL mà chủ đầu tư đã thế chấp nếu chủ đầu tư muốn giao dịch thì phải thực hiện việc giải chấp trước khi thực hiện các giao dịch khác. Đồng nghĩa với việc phải chấm dứt hiệu lực của HĐ thế chấp Nhà ở HTTTL thì khi đó chủ đầu tư mới được thực hiện các giao dịch khác đối với nhà ở đó.

Theo người viết quy định này là hoàn toàn cần thiết, giúp hạn chế các trường hợp chủ đầu tư bán nhà ở đã thế chấp, người dân thường không biết và vẫn ký kết với chủ đầu tư, bởi thực tế khi mua nhà trong dự án người dân chỉ ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư mà khơng thể kiểm sốt được nhà ở trên đã bị thế chấp hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo pháp luật việt hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo pháp luật việt nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)