Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Cụ thể, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bao gồm tra cứu các tài liệu liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, cũng như các nghiên cứu trước trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích – tổng hợp để giải quyết các vấn đề về cơ sở lý luận của luận văn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert nhằm thu thập dữ liệu nghiên cứu sơ cấp từ các đối tượng khảo sát. Sau khi thu thập, dữ liệu sơ cấp này sẽ được tổng hợp, so sánh, đối chiếu nhằm đánh giá thực trạng KTQT tại công ty hiện nay, từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KTQT tại công ty TNHH Visual Merchandising.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về KTQT DN.
Chương 2: Thực trạng về KTQT tại Công ty TNHH Visual Merchandising. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống KTQT tại Công ty TNHH Visual Merchandising.
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về kế toán quản trị 1.1.1 Lịch sử hình thành 1.1.1 Lịch sử hình thành
Sự hình thành và phát triển của KTQT ở Việt Nam trải qua 4 giai đoạn:
Bảng 1.1: Các giai đoạn hình thành và phát triển KTQT ở Việt Nam Giai Giai
đoạn
Nội dung Tác giả nghiên cứu tiêu biểu
1 Giai đoạn sơ khai của KTQT với nội dung trọng tâm là nghiên cứu về nội dung của KTQT.
Nguyễn Việt (1995), Phạm Văn Dược (1997).
2 Giai đoạn vận dụng nội dung của KTQT và KTQTCP vào các ngành nghề cụ thể.
Lê Đức Toàn (2002), Phạm Thị Kim Vân (2002).
3 Giai đoạn nghiên cứu xây dựng mơ hình KTQTCP cho các ngành nghề cụ thể.
Phạm Thị Thủy (2007); Trần Thế Nữ (2011).
4 Giai đoạn nghiên cứu tổ chức HTTT KTQTCP cho các ngành nghề cụ thể.
Hoàng Văn Ninh (2010), Hồ Mỹ Hạnh (2013).
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1.1.2 Khái niệm về kế toán quản trị
Trong quá trình nghiên cứu, tham khảo cũng như thống kê, đã có rất nhiều định nghĩa được đưa ra như sau:
- Theo Ronald W.Hilton: “ KTQT là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà NQT dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức” (Managerial Accouting)
- Theo Ray H.Garrison: “ KTQT có liên hệ với việc cung cấp tài liệu cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh té và có trách nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức”
5
- Theo Jack L.Smith, Robert M. Keith và William L.Stephens: “ KTQT là một hệ thống kế tốn cung cấp cho các NQT những thơng tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát”
- Về mặt pháp lý, thuật ngữ “KTQT” cũng chỉ được cơng nhận chính thức trong Luật Kế tốn năm 2003. Sau đó, KTQT được cụ thể hóa trong Thơng tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 hướng dẫn áp dụng KTQT trong DN. Đây là văn bản pháp luật về KTQT tính đến thời điểm hiện nay, làm nền tảng cho quá trình thực hiện tại các DN. Theo đó: “KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế tốn”
Như vậy nhìn chung, các khải niệm về KTQT là gần như nhau. Theo tác giả của luận văn này, KTQT có thể được hiểu một cách tổng quát như sau: KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích, cung cấp thơng tin tài chính đồng thời là cơ sở để xây dựng hệ thống quản trị đối với HĐKD sản xuất của DN, từ đó giúp cho việc ra đánh giá khả năng hoạt động của DN và việc ra quyết định được chính xác hơn.
1.1.3 Chức năng của kế toán quản trị
KTQT là một bộ phận của hệ thống kế tốn nhằm cung cấp thơng tin cho NQT trong thực hiện các chức năng quản trị DN. Các chức năng của KTQT DN sẽ gắn liền với chức năng quản trị trong DN. KTQT có 4 chức năng chính:
- Lập kế hoạch: Để xây dựng kế hoạch NQT thường phải dự đoán kết quả các chỉ tiêu kinh tế sẽ xảy ra trong tương lai dựa trên các cơ sở khoa học có sẵn. NQT thường phải liên kết tất cả chỉ tiêu kinh tế đang có với nhau để thấy rõ sự tác động của nguyên nhân và kết quả sẽ xảy ra. Do đó, KTQT phải cung cấp được các chỉ tiêu chính xác, thống nhất, vừa mang tính quá khứ, vừa mang tính tương lai. Từ đó, các nhà quản lý mới lập được kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, tuỳ vào mức độ thơng tin mà KTQT có thể cung cấp.
- Tổ chức và điều hành các hoạt động: truyền đạt các chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng cho các bộ phận trong DN và tổ chức hoạt động tại các bộ phận theo kế hoạch. Các NQT phải sử dụng thông tin KTQT để triển khai kế hoạch đúng theo
6
từng bộ phận. Đồng thời, yêu cầu NQT phải liên kết các bộ phận với nhau, sử dụng nguồn lao động hợp lý nhằm khai thác tối đa các yếu tố trong quá trình sản xuất để đạt được các mục tiêu đã dự định. Các NQT phải sử dụng tổng hợp thông tin của nhiều bộ phận, thông tin bên trong, bên ngồi, thơng tin định tính, định lượng để phán đoán và thực hiện các kế hoạch, dự toán đã xây dựng.
- Kiểm tra và đánh giá các kết quả thực hiện. Căn cứ vào những chỉ tiêu của kết quả thực hiện, đối chiếu với kế hoạch đã xây dựng để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kết quả. Qua đó, phân tích, thu nhận các thơng tin phục vụ cho quá trình kinh doanh tiếp theo. Hay có thể hiểu là sự so sánh điểm khác nhau giữa thực hiện và kế hoạch đã xây dựng, từ đó xác định nguyên nhân ảnh hưởng để điều chỉnh quá trình thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu.
- Ra quyết định : đây là chức năng cơ bản nhất của thông tin KTQT. Việc ra quyết định thường dựa trên cơ sở tổng hợp rất nhiều nguồn thông tin khác nhau, trong đó thơng tin KTQT thường đóng vai trị quyết định và độ tin cậy cao.
1.1.4 Vai trị của kế tốn quản trị
KTQT đóng vai trị quan trọng ở DN, KTQT giúp các nhà quản lý thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Căn cứ trên các chức năng của quản trị DN, KTQT là cơ sở cung cấp thơng tin quản trị, phân tích, là tiền đề để các nhà quản lý lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát và ra quyết định.
Để thực hiện vai trị của mình, KTQT tiến hành lập dự tốn chi phí để trợ giúp cho NQT DN thực hiện chức năng lập kế hoạch; phản ánh thông tin thực hiện để trợ giúp cho các NQT DN thực hiện chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch và xử lý thơng tin thực hiện để từ đó các NQT DN thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Như vậy, KTQT đã đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho quản lý cả trước, trong và sau quá trình kinh doanh. Và các thơng tin này phải kịp thời, chính xác, đồng nhất và cấp thiết.
KTQT tiến hành cụ thể hóa các kế hoạch hoạt động của DN thành các dự án sản xuất kinh doanh. KTQT cung cấp thông tin về chi phí ước tính cho các sản
7
ra các quyết định quan trọng về đặc điểm của sản phẩm, cơ cấu sản phẩm sản xuất và phân bổ hợp lý các nguồn lực có hạn cho các hoạt động của DN.
Bên cạnh cung cấp thơng tin về dự tốn chi phí cho việc lập kế hoạch và ra quyết định của các nhà quản lý, KTQT cũng cung cấp các thơng tin để nhà quản lý kiểm sốt quá trình thực hiện kế hoạch thông qua các báo cáo đánh giá, đặc biệt giúp ích cho các nhà quản lý trong việc kiểm sốt chi phí, nâng cao hiệu quả và hiệu năng của q trình hoạt động.
Ngồi ra, các báo cáo hoạt động định kỳ so sánh kết quả thực tế với mực tiêu dự kiến về chi phí, doanh thu và lợi nhuận của DN sẽ được sử dụng để làm cơ sở cho việc đánh giá hoạt động quản lý, và từ đó cung cấp động lực cho các nhà quản lý cố gắng thực hiện tốt công việc của mình.
Thơng qua các báo cáo của KTQT, các nhà quản lý sẽ xây dựng được các chỉ tiêu cạnh tranh với thị trường. Từ việc xem các phân tích lợi nhuận, chi phí, sự tăng trưởng để từ đó đánh giá mức độ hiệu quả của từng bô phận, phát hiện được những ưu điểm có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh.
1.1.5 Mối quan hệ giữa kế tốn quản trị và kế tốn tài chính
KTQT và KTTC là hai bộ phận của phương pháp kế toán trong DN. KTQT về cơ bản cũng dựa trên những nội dung cơ bản của kế toán như phân loại tài sản thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, phân loại nguồn vốn thành nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu, tính giá thành sản phẩm, … nhưng đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận để phục vụ cho hoạt động điều hành kinh doanh của NQT.
KTQT và KTTC đều có mối quan hệ chặt chẽ với thơng tin kế tốn, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của DN, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí, sự hoạt động của tài sản, nguồn vốn. Cả hai đều có mối quan hệ chăt chẽ về thông tin số liệu và các số liệu này đều xuất phát từ chứng từ gốc. Bên cạnh đó, KTQT và KTTC đều quan tâm đến trách nhiệm của nhà quản lý. Kế tốn tài chính chú trọng đến trách nhiệm điều hành chung đối với toàn bộ DN; KTQT chú trọng
8
đến trách nhiệm điều hành ở từng bộ phận của DN cho đến cấp thấp nhất chỉ có trách nhiệm với chi phí.
Tuy nhiên, do lĩnh vực nghiên cứu và mục đích phục vụ khác nhau nên KTQT và kế tốn tài chính cũng có những điểm khác nhau cơ bản, nếu KTTC tập trung vào cung cấp thông tin cho nhà quản lý và các đối tượng bên ngồi DN, thì KTQT chủ yếu phục vụ nhu cầu thông tin của nhà quản lý DN. Nguyên tắc cung cấp thông tin của KTTC tôn trọng các nguyên tắc kế toán, đồng thời phải có sự thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế tốn, các số liệu buộc phải chính xác trung thực. Trong có ngun tắc cung cấp thơng tin của KTQT lại khơng mang tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh.
KTQT và KTTC là hai bộ phận không thể tách rời của hệ thống kế toán. Trong mối liên hệ tương quan lẫn nhau, KTQT và KTTC hỗ trợ, cung cấp và bổ sung thông tin lẫn nhau. Thông tin của KTTC là một trong những nguồn cung cấp thông tin cho KTQT. Từ các số liệu từ KTTC thì KTQT có cơ sở lập các báo cáo quản trị phục vụ cho các nhà quản lý.
1.2 Nội dung kế toán quản trị và nội dung tổ chức kế toán quản trị 1.2.1 Nội dung kế toán quản trị 1.2.1 Nội dung kế toán quản trị
KTQT bao gồm những nội dung như dự toán, hệ thống KTQT chi phí, kế tốn trách nhiệm và thiết lập thông tin KTQT cho việc ra quyết định. Theo Phạm Văn Dược (2006), KTQT bao gồm các nội dung dưới đây:
1.2.1.1 Dự toán
Dự toán là một kế hoạch cho các hoạt động trong tương lai của DN, thường thể hiện dưới dạng những dữ liệu tài chính. Dự tốn là một bản kế hoạch thể hiện dưới hình thức tiền tệ được chuẩn bị trước cho thời gian sắp tới thường là một năm.
Dự toán được sử dụng như là một công cụ quản lý không thể thiếu của các DN trong môi trường kinh doanh hiện nay. Bởi vì trong mơi trường kinh doanh hiện nay, DN phải đối mặt với những áp lực từ sự thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ, sự tồn cầu hóa, sự đa dạng của mơi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
9
địi hỏi các NQT DN phải đi tìm những giải pháp quản trị để ứng phó tốt hơn với những thay đổi đó. Và dự tốn, với các chức năng của nó, đã và đang là một cơng cụ quản lý cần thiết cho các DN.
Dự toán là một kế hoạch mà trong đó thể hiện những mục tiêu tổ chức cần phải đạt được đồng thời chỉ rõ cách thức huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu mà tổ chức đặt ra. Dự toán được xác định bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai. Dự toán là cơ sở, là trung tâm của kế hoạch và tiền đề cho việc dự toán là dự báo.
Dự toán là cơng cụ của nhà quản lý, chính vì thế địi hỏi nhà quản lý phải am hiểu các loại dự tốn để thích ứng với từng nhu cầu riêng lẻ và từng hoàn cảnh cụ thể của từng tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Theo những khía cạnh khác nhau cho những mục đích khác nhau, dự toán được chia thành những loại khác nhau.
Dự toán là cơng cụ của nhà quản lý, chính vì thế đòi hỏi nhà quản lý phải am hiểu các loại dự tốn để thích ứng với từng nhu cầu riêng lẻ và từng hoàn cảnh cụ thể của từng tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Theo những khía cạnh khác nhau cho những mục đích khác nhau, dự tốn được chia thành những loại khác nhau.
- Phân loại theo thời gian: Theo thời gian, dự toán chia thành dự toán ngắn
hạn và dự tốn dài hạn.
• Dự tốn ngắn hạn: thường được lập cho kỳ kế hoạch là một năm và
được chia ra từng kỳ ngắn hơn là hàng q và hàng tháng. Dự tốn ngắn hạn thường liên quan đến các HĐKD thường xuyên của tổ chức như mua hàng, bán hàng, thu tiền, chi tiền, sản xuất. Dự toán ngắn hạn được lập hàng năm trước khi niên độ kế toán kết thúc và được xem như là định hướng chỉ đạo cho mọi hoạt động của tổ chức trong năm kế hoạch.
• Dự tốn dài hạn: còn được gọi là dự toán vốn, đây là dự toán được
lập liên quan đến tài sản dài hạn, thời gian sử dụng tài sản vào các HĐKD thường hơn một năm. Dự toán dài hạn thường bao gồm việc dự toán cho các tài sản lớn
10
phục vụ cho hoạt động sản xuất và hệ thống phân phối như nhà xưởng, máy móc thiết bị để đáp ứng yêu cầu chiến lược kinh doanh. Đặc điểm cơ bản của dự toán vốn là lợi nhuận dự kiến lớn, mức độ rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn dài.
- Phân loại theo chức năng: Theo chức năng dự toán được chia thành dự toán hoạt động và dự toán tài chính.
• Dự tốn hoạt động là dự toán liên quan đế hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN. Các HĐKD như là mua hàng, sản xuất, bán hàng và quản lý. Dự toán hoạt động liên quan dự toán tiêu thụ nhằm phán đốn tình hình tiêu thụ của cơng ty trong kỳ dự tốn, dự tốn sản xuất được áp dụng cho các DN sản xuất nhằm dự toán sản lượng sản xuất đủ cho tiêu thụ từ đó tính dự tốn chi phí sản xuất, dự tốn mua hàng được dùng cho các DNTM nhằm dự toán khối lượng hàng cần thiết phải mua để đủ cho tiêu thụ và tồn kho, sau đó lập dự tốn chi phí bán hàng và quản lý, dự tốn kết quả kinh doanh.
• Dự tốn tài chính là dự tốn cho các hoạt động tài chính và đầu tư của
DN. Là các dự toán liên quan đến vốn đầu tư, bảng cân đối kế toán, tiền tệ,… Dự