Các nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính tổng hợp tại viện khoa học lâm nghiệp nam bộ (Trang 30 - 33)

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.1 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới đã ban hành CMKT công nhằm định hướng cho lĩnh vực kế tốn Nhà nước hồn thiện hệ thống kế tốn cũng như BCTC tổng hợp tồn quốc gia. Ủy ban CMKT khu vực công quốc tế đã ban hành IPSAS 6, gần đây được thay thế bởi IPSAS 35, theo đó BCTC tổng hợp là BCTC của một tổ chức kinh tế trong đó tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí và dịng tiền của thực thể kiểm soát và các thực thể bị kiểm sốt được trình bày dưới dạng báo cáo của một thực thể kinh tế duy nhất. Có rất nhiều nước đã vận dụng hệ thống CMKT công vào q trình kế tốn các đơn vị sự nghiệp công như Anh, Mỹ, Ấn Độ, Úc, Trung Quốc… Sự ra đời của BCTC tổng hợp khu vực cơng là một sự thay đổi lớn và có ảnh hưởng đến kế tốn khu vực cơng. Mặc dù có rất ít các nước trên thế giới thực hiện báo cáo tổng hợp trong khu vực cơng nhưng vẫn có thể thấy các nước có một sự quan tâm đáng kể đến vấn đề này.

Một nghiên cứu của Puddu và các cộng sự (2013) so sánh giữa CMKT công quốc tế và CMKT quốc gia tại Ý để kiểm tra quy trình kế tốn cho BCTC tổng hợp khu vực công, các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bắt đầu từ BCTC của công ty con trong doanh nghiệp nhà nước kết hợp với nghiên cứu định tính bằng cách phân tích các BCTC tổng hợp về quản lý và kiểm soát tại hội đồng thành phố Turin. Kết quả cho BCTC tổng hợp của Ý được điều chỉnh theo CMKT số 4 và quy định ở phụ lục 4 nghị định của thủ tướng chính phủ ngày 28/12/2011, IPSAS 6, 7, 8 không được chuyển đổi sử dụng theo chế độ pháp lý của Ý. Điều này cho thấy không phải lúc nào CMKT quốc gia ở Ý cũng được định hướng theo CMKT công quốc tế. Trong những năm gần đây, nhiều nước đã thực hiện cải cách chế độ kế tốn khu vực cơng với xu hướng kế tốn dồn tích, tương tự như kế toán khu vực tư nhân (Biondi, 2016).

Bergmann và các cộng sự (2016) cho rằng thay đổi tổ chức của khu vực công đã dẫn đến tăng phân cấp dịch vụ cơng. Chỉ có hệ thống báo cáo và kế toán tài chính đầy đủ mới đảm bảo thơng tin tổng hợp cần thiết của các cơ quan hành pháp và lập pháp để thực hiện nhiệm vụ của họ trong quản lý tài chính và giám sát các đơn vị. Báo cáo tài chính tổng hợp có thể phục vụ để tăng tính trách nhiệm và minh bạch đối với các bên liên quan bên trong và bên ngoài. Nghiên cứu của các tác giả nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn tổng quan về các phương pháp tổng hợp trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế tập trung vào các phương pháp được áp dụng và các nguyên tắc hướng dẫn theo sau để xác định phạm vi tổng hợp. Phân tích được thực hiện thơng qua so sánh các yêu cầu và tiêu chuẩn pháp lý để tổng hợp cho thấy rằng trong khi việc sử dụng báo cáo tài chính tổng hợp đang gia tăng, vẫn cịn những sai lệch đáng kể so với quan điểm của chuẩn mực kế toán quốc tế. Kết quả cho thấy phương pháp vốn chủ sở hữu đóng một vai trị quan trọng vì nó được sử dụng trong giai đoạn chuyển đổi sang tổng hợp hoàn toàn.

Santis và các cộng sự (2018) đã tiến hành xem xét và phân tích các tài liệu liên quan đến BCTC tổng hợp trong lĩnh vực công được công bố từ năm 1980-2015 trên các tạp chí kế tốn và quản lý để nghiên cứu cách thức mà BCTC khu vực công đang phát triển và trọng tâm của nó là gì. Các tác giả đã xác định cá chủ đề chính mà các tài liệu đã đề cập đến đó là: định nghĩa của khu vực tổng hợp; việc xác định đơn vị báo cáo; quy tắc CMKT khu vực tư và khu vực công; mối quan hệ với các quy tắc thống kê; và tính hữu dụng của BCTC tổng hợp. Sau quá trình tham khảo, các tác giả thấy rằng các tài liệu hầu hết tập trung vào hai luồng ý kiến khác nhau trong áp dụng tổng hợp báo cáo theo hướng CMKT khu vực tư hay là thực hiện theo CMKT khu vực công. Bắt đầu từ việc định nghĩa khu vực tổng hợp theo phương pháp kiểm soát hoặc theo phương pháp ngân sách. Ở cấp độ quốc tế, IPSAS xác định khu vực tổng hợp theo phương pháp kiểm soát, cách tiếp cận này chịu ảnh hưởng lớn từ khu vực tư nhân, tuy nhiên, các học giả lại cho rằng cần xem xét đặc thù của khu vực công và đưa ra phương pháp xác định theo phương pháp ngân sách. Cả hai cách tiếp cận này phụ thuộc vào bộ CMKT được áp dụng của mỗi quốc gia.

Vấn đề thứ hai mà các nghiên cứu quan tâm thảo luận là việc xác định đơn vị báo cáo bao gồm chính phủ, các bộ ngành hay có thể là các đơn vị công khác như trường đại học, Viện… Vấn đề tranh luận thứ ba liên quan đến quy tắc áp dụng CMKT khu vực tư nhân và khu vực cơng, ví dụ, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand áp dụng các tiêu chuẩn kế toán của khu vực tư nhân, trong khi Thụy Điển đề cập đến các quy tắc cụ thể phù hợp với chính quyền địa phương, Hoa Kỳ và Canada sử dụng các CMKT khu vực công. Vấn đề thứ tư liên quan đến mối quan hệ giữa CMKT và quy tắc thống kê, sự hội tụ giữa các quy tắc thống kê và CMKT dự kiến sẽ cải thiện tính minh bạch của BCTC, cung cấp thơng tin hữu ích, phù hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh và dễ hiểu hơn.

Trong một nghiên cứu khác của Santis và các cộng sự (2019) tập trung vào bối cảnh một đất nước cụ thể đó là nước Ý, trong đó chính quyền địa phương đã tham gia vào giai đoạn thử nghiệm và triển khai BCTC tổng hợp trên cơ sở tự nguyện trong thời gian 3 năm, từ 2013 đến 2015. Bài viết cũng đề cập đến những khó khăn của việc lập BCTC đó là vấn đề kỹ thuật tổng hợp, sự thiếu kinh nghiệm trong các phương pháp loại trừ các GDNB, đây cũng là lý do để chính quyền quyết định tham gia thử nghiệm lập BCTC tổng hợp. Bài viết nhấn mạnh những lợi ích của giai đoạn thử nghiệm đối với việc lập BCTC đó là chính quyền có thể hỗ trợ việc nâng cao kỹ năng của nhân viên thông qua việc đào tạo hoặc hướng dẫn việc lập BCTC tổng hợp, đồng thời phản hồi từ việc thử nghiệm có thể làm căn cứ cho việc sửa đổi các quy tắc và CMKT cho phù hợp.

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã cải cách các CMKT quốc gia của họ để thích ứng với các CMKT công quốc tế. Nghiên cứu của Gomes và các cộng sự (2019) giải thích q trình thực hiện các IPSAS cho BCTC tổng hợp của hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Các tác giả đã tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc các chun gia tài chính để tìm hiểu ý kiến cá nhân của họ về các vấn đề: việc sử dụng BCTC tổng hợp, lợi ích của BCTC tổng hợp dựa trên IPSAS và vấn đề thách thức của việc sử dụng BCTC tổng hợp. Kết quả phỏng vấn cho thấy, các chuyên gia đồng ý rằng nên chú ý nhiều hơn đến chất lượng thông tin được cung cấp trong

BCTC tổng hợp và sử dụng các thơng tin này cho mục đích trách nhiệm giải trình và ra quyết định; thách thức của BCTC tổng hợp là định nghĩa thực thể được tổng hợp và quốc gia đang sử dụng các chuẩn mực để thực hiện tổng hợp dựa trên CMKT doanh nghiệp, bên cạnh đó việc đồng nhất các BCTC được xây dựng bởi chính sách kế tốn khác nhau cũng là một khó khăn của việc lập BCTC tổng hợp. Trong những năm gần đây, khung IPSAS đã trở thành tài liệu tham khảo về thiết lập tiêu chuẩn kế toán ở nhiều nước để tổng hợp BCTC như một công cụ để đạt được sự hài hịa của kế tốn. Bài nghiên cứu đã cho thấy kinh nghiệm của hai nước trong việc thực hiện cơ sở dồn tích trong kế tốn, làm nổi bật vai trò của IPSAS trong việc cải thiện chất lượng và lập BCTC tổng hợp. Đây là bài học quan trọng đối với các nước đang cân nhắc thực hiện kế tốn dồn tích đối với khu vực cơng, giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thấy rằng nên sử dụng IPSAS như một tài liệu tham khảo để ban hành CMKT cơng quốc gia.

Như vậy, có thể thấy rằng các nghiên cứu trên thế giới chủ yếu đề cập đến các kiến thức về BCTC tổng hợp trong điều kiện sử dụng CMKT công quốc tế hoặc CMKT công riêng cho mỗi quốc gia. Các tác giả nêu trên chưa mang đến một nghiên cứu cụ thể việc thực hiện BCTC tổng hợp gắn với tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tiến tới lập BCTC quốc gia theo lộ trình của tổng kế tốn Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính tổng hợp tại viện khoa học lâm nghiệp nam bộ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)