Lập báo cáo tài chính tổng hợp tại Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính tổng hợp tại viện khoa học lâm nghiệp nam bộ (Trang 57)

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

4.2 Lập báo cáo tài chính tổng hợp tại Viện

Viện phải căn cứ vào BCTC riêng của các đơn vị để lập BCTC tổng hợp. BCTC tổng hợp phải được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế tốn chung cho các giao dịch và sự kiện cùng loại.

Việc lập BCTC tổng hợp được tuân theo quy trình cơ bản gồm 03 bước như sau:

4.2.1 Thu thập, kiểm tra các thơng tin số liệu

Để có thể làm tốt cơng tác thu thập, kiểm tra các thơng tin số liệu thì cần phải thực hiện tốt cơng tác kế tốn tại các đơn vị trong Viện bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán.

Sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, BCTC và số liệu trên phần mềm kế toán của các đơn vị trực thuộc được gửi về Văn phịng Viện để kế tốn tiến hành kiểm tra thơng tin số liệu. Các số liệu về tình hình giao dịch trong nội bộ Viện

được lưu ý và đối chiếu chéo giữa các đơn vị với nhau để đảm bảo tính khớp đúng trước khi thực hiện tổng hợp.

Đầu vào của quy trình lập BCTC tổng hợp chính là các số liệu, thơng tin tài chính trên các báo cáo riêng của các đơn vị, bao gồm:

- Thơng tin về phạm vi tổng hợp: Văn phịng Viện và 03 trung tâm trực thuộc, số liệu tổng hợp năm tài chính 2018.

- Thơng tin về chính sách kế tốn: Để phục vụ cho việc tổng hợp, các đơn vị trong toàn Viện được thống nhất áp dụng chính sách kế tốn do Nhà nước ban hành, vì vậy khơng có sự khác biệt cần phải điều chỉnh trong chính sách kế tốn của các đơn vị.

- Thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của văn phịng Viện và các trung tâm.

- Thơng tin về các giao dịch trong nội bộ doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nội bộ; chi phí, các khoản phải thu, phải trả nội bộ.

Ví dụ về các khoản phải thu khác, phải trả khác:

Bảng 4.1 Tổng hợp các khoản phải thu, phải trả phát sinh trong nội bộ Viện

Đơn vị tính: Triệu đồng

Đơn vị Phải thu khác Phải trả khác

Văn phòng Viện 107,663.5 112,922

Trung tâm ứng dụng 112,922 39,727.5

Trung tâm Đông Nam Bộ 0 56,496

Trung tâm Tây Nam Bộ 0 11,44

Tổng cộng 220,585.5 220,585.5

Trong năm 2018, các đơn vị trong Viện nộp cấp trên 1% kết quả hoạt động kinh doanh trong năm theo quy chế tài chính của Viện đã ban hành đồng thời các hợp đồng dịch vụ trong năm giữa các đơn vị về mua bán hạt giống, bảo vệ rừng, hợp tác thực hiện các hợp đồng tư vấn… làm phát sinh các khoản phải thu, phải trả trong nội bộ với nhau. Số liệu tổng hợp của bảng 4.1 sẽ được sử dụng để loại trừ GDNB trên bảng báo cáo tình hình tài chính tổng hợp.

4.2.2 Sử dụng các kỹ thuật tổng hợp

Sau khi thu thập và kiểm tra các thông tin trên các BCTC riêng của từng đơn vị, quá trình vận dụng kỹ thuật tổng hợp được thực hiện như sau:

- Sử dụng phương pháp hợp cộng các mục của tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, doanh thu, chi phí…của các đơn vị trong nội bộ Viện. Phương pháp này thể hiện việc tập hợp các khoản mục trên các báo cáo riêng của các đơn vị lại với nhau, mục tiêu của giai đoạn này để thiết lập một báo cáo tiền tổng hợp từ đó tiến hành các bút tốn điều chỉnh cho phù hợp.

- Sau khi cộng các mục cần áp dụng kỹ thuật điều chỉnh để loại bỏ các GDNB để tránh sự trùng lặp. Đây là công việc quan trọng nhất trong quy trình lập BCTC tổng hợp, nếu bỏ qua bước này thì BCTC tổng hợp sẽ thiếu tính chính xác và hợp lý.

4.2.2.1 Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp

Thực hiện hợp cộng số liệu các chỉ tiêu chi tiết tương ứng về tài sản, nguồn vốn trên báo cáo tình hình tài chính riêng của tất cả các đơn vị trong Viện. Các chỉ tiêu được hợp cộng là các chỉ tiêu khơng có trùng lặp trong giao dịch giữa các đơn vị trong toàn Viện, bao gồm: Tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định, tài sản thuần, các khoản nhận trước của khách hàng, các khoản nhận trước chưa ghi thu. Đồng thời loại trừ số liệu phát sinh từ các GDNB của các đơn vị trên cơ sở số dư còn lại tại ngày lập BCTC, gồm: Các khoản phải thu khác, phải trả khác. Các số liệu có được sau hợp cộng và loại trừ là các số liệu trên báo cáo tình hình tài chính tổng hợp.

Với số liệu về khoản phải thu khác, phải trả khác ở bảng 4.1, cần điều chỉnh loại trừ khoản phải thu khác của Văn phòng Viện và khoản phải trả khác của các Trung tâm như sau:

Giảm khoản mục phải trả khác (ĐNB): 56, 496 triệu đồng Giảm khoản mục phải trả khác (TTUD): 39,727.5 triệu đồng Giảm khoản mục phải trả khác (TNB): 11,44 triệu đồng

Giảm khoản mục phải thu khác: 107,663.5 triệu đồng Và

Giảm khoản mục phải trả khác (VPV): 112,922 triệu đồng

Giảm khoản mục phải thu khác (TTUD): 122,922 triệu đồng

Bảng 4.2 Loại trừ các chỉ tiêu GDNB trên báo cáo tình hình tài chính tổng hợp

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Số hợp cộng Loại trừ

GDNB Số sau loại trừ

TÀI SẢN

Tiền 9.233.093.885 0 9.233.093.885

Đầu tư tài chính ngắn hạn 800.000.000 0 800.000.000

Các khoản phải thu 6.160.302.069 0 6.160.302.069

Phải thu khách hàng 4.294.330.353 0 4.294.330.353

Trả trước cho người bán 245.416.950 0 245.416.950 Các khoản phải thu khác 1.620.554.766 220.585.500 1.399.969.266

Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0

Tài sản cố định 49.646.708.552 0 49.646.708.552

Tài sản cố định hữu hình 29.574.218.552 0 29.574.218.552

- Nguyên giá 63.376.593.243 0 63.376.593.243

- Khấu hao và hao mòn lũy kế (33.802.374.691) 0 (33.802.374.691)

Tài sản cố định vơ hình 20.072.490.000 0 20.072.490.000

- Nguyên giá 20.072.490.000 0 20.072.490.000

- Khấu hao và hao mòn lũy kế 0 0 0

Xây dựng cơ bản dở dang 7.226.927.000 0 7.226.927.000

Tài sản khác 1.174.272 0 1.174.272

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 92.349.207.304 220.585.500 92.128.621.804

NGUỒN VỐN

Nợ phải trả 69.478.079.412 0 69.478.079.412

Phải trả nhà cung cấp 1.278.181.782 0 1.278.181.782 Các khoản nhận trước của

khách hàng

897.020.636 0 897.020.636

Tạm thu 8.542.450 0 8.542.450

Các khoản nhận trước chưa ghi thu 56.477.706.523 0 56.477.706.523 Nợ phải trả khác 10.816.628.021 220.585.500 10.596.042.521 Tài sản thuần 22.871.127.892 0 22.871.127.892 Các quỹ 22.871.127.892 0 22.871.127.892 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 92.349.207.304 220.585.500 92.128.621.804 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

4.2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động tổng hợp

Thực hiện hợp cộng số liệu các chỉ tiêu chi tiết doanh thu, chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động của tất cả các đơn vị, loại trừ số liệu phát sinh từ các GDNB của các đơn vị, trên cơ sở số phát sinh trong năm, gồm: Doanh thu bán hàng nội bộ và giá vốn hàng bán từ các đơn vị nội bộ.

Các hoạt động HCSN từ nguồn NSNN được cấp dự tốn kinh phí trực tiếp cho các đơn vị và khơng có sự điều chuyển nội bộ trong năm nên không phải loại trừ trong báo cáo kết quả hoạt động tổng hợp. Các GDNB phát sinh chủ yếu liên quan đến SXKD trong năm.

Bảng 4.3 Loại trừ các chỉ tiêu GDNB trên báo cáo kết quả hoạt động tổng hợp

ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Hợp cộng Loại trừ các GDNB Số sau loại trừ Hoạt động HCSN Doanh thu từ NSNN cấp 17.564.093.793 0 17.564.093.793 Chi phí hoạt động 17.543.593.793 0 17.543.593.793 Thặng dư/thâm hụt 20.500.000 0 20.500.000 Hoạt động SXKD, dịch vụ Doanh thu 16.852.985.674 315.310.000 16.537.675.674 Chi phí 14518.502.414 315.310.000 14.203.192.414 Thặng dư/thâm hụt 2.334.483.260 0 2.334.483.260 Hoạt động tài chính Doanh thu 369.568.100 0 369.568.100 Chi phí 14.019.434 0 14.019.434

Thặng dư/thâm hụt 355.548.666 0 355.548.666 Hoạt động khác Thu nhập khác 2.179.000.011 0 2.179.000.011 Chi phí khác 319.082.406 0 319.082.406 Thặng dư/thâm hụt 1.859.917.605 0 1.859.917.605 Chi phí thuế TNDN 233.721.711 0 233.721.711 Thặng dư/thâm hụt 4.336.727.820 0 4.336.727.820

Phân phối cho các quỹ 4.336.727.820 0 4.336.727.820

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

4.2.3 Cung cấp và giải trình về các số liệu

Sản phẩm của một quy trình thu thập, kiểm tra, xử lý các số liệu chính là các thơng tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình kinh tế - tài chính của tồn Viện trong một kỳ kế tốn, các thơng tin này được sắp xếp trên 04 loại báo cáo: Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp, báo cáo báo cáo kết quả hoạt động tổng hợp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp, thuyết minh BCTC tổng hợp. Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu hai báo cáo đó là báo cáo tình hình tài chính tổng hợp và báo cáo báo cáo kết quả hoạt động tổng hợp, số liệu trong năm 2018.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

BCTC tổng hợp là báo cáo được lập trên cơ sở hợp cộng các chỉ tiêu trên BCTC riêng của các đơn vị trong Viện, có thống nhất các chính sách kế tốn đối với các giao dịch trong tồn Viện. Do đó, quan điểm để lập BCTC tổng hợp tại Viện đó là phải phù hợp với chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước đồng thời phải thống nhất các chính sách kế toán và phương pháp kế toán để đảm bảo việc đồng bộ và đầy đủ thơng tin. Việc xây dựng trình tự lập BCTC tổng hợp dựa trên các quy định về lập báo cáo kế tốn và tình hình hoạt động thực tế của đơn vị, các điều chỉnh trong BCTC tổng hợp được nói đến trong chương 4 chủ yếu liên quan đến các GDNB của Viện. Việc điều chỉnh này giúp cho người sử dụng thơng tin kế tốn của Viện đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của Viện.

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP CẢI TIẾN VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 5.1 Một số giải pháp đề xuất

5.1.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Hiện nay hệ thống văn bản quy định về việc lập BCTC tổng hợp trong các đơn vị công tại Việt Nam đang cịn chưa có quy định, đồng thời Việt Nam cũng chưa xây dựng CMKT công để quy định rõ về nguyên tắc cũng như phương pháp đối với kế tốn HCSN. Bên cạnh đó thì xu hướng hội nhập kế tốn quốc tế địi hỏi phải có một chính sách kế tốn phù hợp và được quốc tế thừa nhận. Có hai cách để hướng dẫn lập BCTC tổng hợp đó là:

Một là, ban hành CMKT công Việt Nam theo hướng phù hợp với CMKT cơng quốc tế, trong đó có chuẩn mực về BCTC tổng hợp. Việc ban hành CMKT cơng Việt Nam sẽ địi hỏi nhiều về thời gian, chi phí, trình độ cũng như quan điểm của ban soạn thảo chuẩn mực trong việc nắm bắt và cập nhật liên tục những thay đổi của CMKT công quốc tế.

Hai là, áp dụng theo CMKT cơng quốc tế và có sự điều chỉnh đối với những trường hợp không thể áp dụng theo IPSAS thì sẽ có hướng dẫn riêng.

CMKT công Việt Nam về lập BCTC tổng hợp ban hành theo nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo phù hợp với hệ thống CMKT công quốc tế. Cần có sự tham khảo về nội dung cũng như cách trình bày của CMKT công quốc tế. Đồng thời, chuẩn mực ban hành cũng cần phải xem xét điều kiện phù hợp với đặc thù của Việt Nam, phù hợp với cơ chế quản lý và hệ thống pháp luật của Việt Nam về tài chính cơng, phải đáp ứng được yêu cầu cải cách quản lý tài chính lĩnh vực cơng của Việt Nam. Bên cạnh việc xây dựng và ban hành hệ thống CMKT cơng, hệ thống văn bản về tài chính, ngân sách của Việt Nam cũng cần phải được xem xét, sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng lại cho phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường, đảm bảo một hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, thống nhất trong lĩnh vực tài chính cơng. Các CMKT công phải được xây dựng trong sự phù hợp với trình độ nhận thức về kế tốn và đặc điểm văn hóa, xã hội của Việt Nam. Đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến việc thu thập và sử dụng

thơng tin kế tốn. Việc trình bày các CMKT cơng phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với thể thức và quy trình xây dựng pháp luật của Việt Nam. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu là các thuật ngữ, từ ngữ sử dụng trong các chuẩn mực phải thông dụng, hạn chế tới mức tối đa việc dùng các thuật ngữ mang tính chất vay mượn, phức tạp khó hiểu trong hệ thống CMKT cơng quốc tế.

Các nội dung cần thiết cho CMKT công Việt Nam về BCTC tổng hợp đó là: Mục đích của chuẩn mực: Chuẩn mực cần nêu rõ các nguyên tắc, phương pháp lập, trình bày BCTC tổng hợp lĩnh vực công của các đơn vị HCSN, chính quyền các cấp và chính phủ.

Phạm vi áp dụng: Chuẩn mực áp dụng đối với các đơn vị HCSN, chính quyền các cấp và chính phủ.

Các nội dung của BCTC nhất gồm: Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp sẽ tổng hợp tồn bộ giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của đơn vị bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu hoạt động SXKD dịch vụ và các nguồn vốn khác; Báo cáo kết quả hoạt động tổng hợp tổng hợp kết quả hoạt động sự nghiệp và SXKD; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp sẽ xác định nguồn tiền vào và các khoản mục chi ra của đơn vị nhằm cung cấp thông tin về những thay đổi của tiền tại đơn vị; Thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp sẽ tổng hợp các giải thích và bổ sung thơng tin về tình hình thực hiện các nhiệm vụ cơ bản, tình hình chấp hành các kỷ luật tài chính về thu, chi ngân sách.

Trách nhiệm lập BCTC tổng hợp: Thủ trưởng các cơ quan HCSN, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm lập báo cáo tài chính tổng hợp theo phân cơng tổng hợp cấp ngân sách.

Nguyên tắc lập và trình bày BCTC tổng hợp: Thủ trưởng các cơ quan HCSN, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ tướng Chính phủ phải tổng hợp BCTC riêng của mình và tất cả các đơn vị dự tốn thuộc cấp mình quản lý. Lập và trình bày BCTC tổng hợp theo nguyên tắc kế toán như BCTC của đơn vị dự toán độc lập, bao gồm các nguyên tắc:

- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: các giao dịch và sự kiện phát sinh trong đơn vị được ghi nhận tại thời điểm phát sinh. Ghi nhận trên cơ sở phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

- Nguyên tắc nhất quán: Các khoản mục trong BCTC tổng hợp phải được ghi nhận nhất quán từ các niên độ kế toán.

- Nguyên tắc trọng yếu: Các khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt, khoản mục không trọng yếu được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.

- Nguyên tắc có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính phải được trình bày tương ứng với kỳ trước để so sánh giữa các kỳ kế toán.

5.1.2 Đối với Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ

Văn phòng Viện và các đơn vị trực thuộc cần phải tổ chức bộ máy kế toán hoạt động một cách khoa học, cán bộ kế toán phải phối hợp chặt chẽ với nhau, đảm bảo cung cấp thơng tin một cách chính xác nhất. Ngồi ra, việc thiết lập mối quan hệ hạch toán trong nội bộ Viện nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất cho việc luân chuyển tài liệu, hướng dẫn chính sách tổng hợp BCTC và các kỹ thuật xử lý GDNB cho các đơn vị. Viện cần nghiên cứu để ban hành quy chế tổ chức kế tốn trong tồn đơn vị để đảm bảo tính thống nhất khi thực hiện các chính sách kế tốn cũng như việc ghi nhận các thông tin chi tiết liên quan đến các giao dịch nhằm giúp cho việc ghi nhận và xử lý các thông tin khi tổng hợp BCTC được đầy đủ, kịp thời và chính xác.

Thường xuyên kiểm tra công tác kế toán để đảm bảo các đơn vị tuân thủ pháp luật về kế toán và phát hiện các sai sót; Xây dựng các quy định, trách nhiệm của những người liên quan trong q trình lập, cơng bố thơng tin và phân tích thơng tin trên BCTC tổng hợp tạo điều kiện cho BCTC tổng hợp được lập một cách trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính tổng hợp tại viện khoa học lâm nghiệp nam bộ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)