4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1 Một số giải pháp đề xuất
5.1.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Hiện nay hệ thống văn bản quy định về việc lập BCTC tổng hợp trong các đơn vị công tại Việt Nam đang cịn chưa có quy định, đồng thời Việt Nam cũng chưa xây dựng CMKT công để quy định rõ về nguyên tắc cũng như phương pháp đối với kế tốn HCSN. Bên cạnh đó thì xu hướng hội nhập kế tốn quốc tế địi hỏi phải có một chính sách kế tốn phù hợp và được quốc tế thừa nhận. Có hai cách để hướng dẫn lập BCTC tổng hợp đó là:
Một là, ban hành CMKT công Việt Nam theo hướng phù hợp với CMKT công quốc tế, trong đó có chuẩn mực về BCTC tổng hợp. Việc ban hành CMKT cơng Việt Nam sẽ địi hỏi nhiều về thời gian, chi phí, trình độ cũng như quan điểm của ban soạn thảo chuẩn mực trong việc nắm bắt và cập nhật liên tục những thay đổi của CMKT công quốc tế.
Hai là, áp dụng theo CMKT cơng quốc tế và có sự điều chỉnh đối với những trường hợp khơng thể áp dụng theo IPSAS thì sẽ có hướng dẫn riêng.
CMKT công Việt Nam về lập BCTC tổng hợp ban hành theo nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo phù hợp với hệ thống CMKT cơng quốc tế. Cần có sự tham khảo về nội dung cũng như cách trình bày của CMKT công quốc tế. Đồng thời, chuẩn mực ban hành cũng cần phải xem xét điều kiện phù hợp với đặc thù của Việt Nam, phù hợp với cơ chế quản lý và hệ thống pháp luật của Việt Nam về tài chính cơng, phải đáp ứng được yêu cầu cải cách quản lý tài chính lĩnh vực cơng của Việt Nam. Bên cạnh việc xây dựng và ban hành hệ thống CMKT công, hệ thống văn bản về tài chính, ngân sách của Việt Nam cũng cần phải được xem xét, sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng lại cho phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường, đảm bảo một hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, thống nhất trong lĩnh vực tài chính cơng. Các CMKT cơng phải được xây dựng trong sự phù hợp với trình độ nhận thức về kế tốn và đặc điểm văn hóa, xã hội của Việt Nam. Đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến việc thu thập và sử dụng
thơng tin kế tốn. Việc trình bày các CMKT cơng phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với thể thức và quy trình xây dựng pháp luật của Việt Nam. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu là các thuật ngữ, từ ngữ sử dụng trong các chuẩn mực phải thông dụng, hạn chế tới mức tối đa việc dùng các thuật ngữ mang tính chất vay mượn, phức tạp khó hiểu trong hệ thống CMKT cơng quốc tế.
Các nội dung cần thiết cho CMKT công Việt Nam về BCTC tổng hợp đó là: Mục đích của chuẩn mực: Chuẩn mực cần nêu rõ các nguyên tắc, phương pháp lập, trình bày BCTC tổng hợp lĩnh vực công của các đơn vị HCSN, chính quyền các cấp và chính phủ.
Phạm vi áp dụng: Chuẩn mực áp dụng đối với các đơn vị HCSN, chính quyền các cấp và chính phủ.
Các nội dung của BCTC nhất gồm: Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp sẽ tổng hợp toàn bộ giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của đơn vị bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu hoạt động SXKD dịch vụ và các nguồn vốn khác; Báo cáo kết quả hoạt động tổng hợp tổng hợp kết quả hoạt động sự nghiệp và SXKD; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp sẽ xác định nguồn tiền vào và các khoản mục chi ra của đơn vị nhằm cung cấp thông tin về những thay đổi của tiền tại đơn vị; Thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp sẽ tổng hợp các giải thích và bổ sung thơng tin về tình hình thực hiện các nhiệm vụ cơ bản, tình hình chấp hành các kỷ luật tài chính về thu, chi ngân sách.
Trách nhiệm lập BCTC tổng hợp: Thủ trưởng các cơ quan HCSN, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm lập báo cáo tài chính tổng hợp theo phân cơng tổng hợp cấp ngân sách.
Nguyên tắc lập và trình bày BCTC tổng hợp: Thủ trưởng các cơ quan HCSN, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ tướng Chính phủ phải tổng hợp BCTC riêng của mình và tất cả các đơn vị dự tốn thuộc cấp mình quản lý. Lập và trình bày BCTC tổng hợp theo nguyên tắc kế toán như BCTC của đơn vị dự toán độc lập, bao gồm các nguyên tắc:
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: các giao dịch và sự kiện phát sinh trong đơn vị được ghi nhận tại thời điểm phát sinh. Ghi nhận trên cơ sở phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
- Nguyên tắc nhất quán: Các khoản mục trong BCTC tổng hợp phải được ghi nhận nhất quán từ các niên độ kế toán.
- Nguyên tắc trọng yếu: Các khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt, khoản mục không trọng yếu được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.
- Nguyên tắc có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính phải được trình bày tương ứng với kỳ trước để so sánh giữa các kỳ kế toán.