Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính tổng hợp tại viện khoa học lâm nghiệp nam bộ (Trang 33 - 37)

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.1 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Những cải cách trong khu vực công ở Việt Nam, như việc thực hiện các loại báo cáo mới như BCTC, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…đã cố gắng tiếp cận với hệ thống kế tốn khu vực tư, vì vậy việc lập BCTC tổng hợp khu vực công nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị về việc sử dụng các nguồn lực sẽ là mục đích mà các nhà quản lý kế tốn khu vực cơng hướng đến.

Đã có nhiều nghiên cứu về việc lập BCTC hợp nhất các doanh nghiệp, tập đồn… theo chế độ kế tốn doanh nghiệp như: Luận văn Thạc sĩ của Trần Hoàng

Giang (2007) về xây dựng BCTC hợp nhất cho tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam theo mơ hình cơng ty mẹ- công ty con; Luận văn Thạc sĩ của Phan Thị Mỹ Ngần (2015) lập BCTC hợp nhất tại công ty cổ phần thương mại Gia Lai; … Các nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề lý luận chung về BCTC hợp nhất như phạm vi hợp nhất, nguyên tắc hợp nhất, kế tốn các khoản đầu tư của cơng ty mẹ và công ty con, thực trạng của việc lập BCTC hợp nhất ở tập đoàn trong nước nhưng các nghiên cứu này không đề cập đến nghiên cứu các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổng hợp liên quan đến các đơn vị nhà nước.

Tổ chức cơng tác kế tốn khu vực công tại Việt Nam hiện nay tuân thủ theo luật ngân sách, luật kế toán và chế độ kế toán HCSN. Các đơn vị HCSN tiến hành lập và trình bày BCTC để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của nhà nước; tình hình thu chi và kết quả hoạt động sự nghiệp của đơn vị trong kỳ kế toán. BCTC chỉ đơn thuần là báo cáo cung cấp các thơng tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng riêng của từng đơn vị, là căn cứ giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị.

Các nghiên cứu về lập BCTC tổng hợp khu vực công tại Việt Nam hiện nay cịn rất ít do các khía cạnh mới lạ của vấn đề này trong khu vực công. Một số nghiên cứu về tổ chức cơng tác kế tốn và các lĩnh vực khác liên quan đến kế tốn HCSN cơng lập như sau:

TS. Hà Thị Ngọc Hà (2013) trong bài viết với chủ đề "Chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp và chuẩn mực kế tốn công quốc tế: khoảng cách và những việc cần làm” đã đưa ra nhận định kế tốn cơng Việt Nam vẫn cịn nhiều sự khác biệt với CMKT công quốc tế về hệ thống BCTC, về đặc điểm đơn vị HCSN và về BCTC tổng hợp. Theo đó, CMKT cơng quốc tế quy định các báo cáo phải lập đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực cơng là: Bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC. Còn ở Việt Nam, chế độ kế toán HCSN quy định, các đơn vị HCSN phải lập các báo cáo “Tổng hợp tình hình

kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng, “báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD”, bảng cân đối tài khoản, thuyết minh BCTC, chế độ kế toán HCSN chưa yêu cầu lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Hệ thống BCTC cũng chưa phân định rõ giữa báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước và BCTC.

Về đặc điểm đơn vị HCSN thì mặc dù có rất nhiều hoạt động SXKD và đầu tư tài chính tại các đơn vị HCSN nhưng hiện nay chưa có quy định cụ thể về kế toán hoạt động SXKD và đầu tư tài chính ở các đơn vị HCSN tại Việt Nam. Ví dụ như quy định về kế tốn doanh thu cung cấp dịch vụ trong đó đặc biệt là các dịch vụ có liên quan đến nhiều kỳ kế toán như dịch vụ khoa học kỹ thuật, kế toán hàng tồn kho, chi phí đi vay....

Về lập BCTC tổng hợp: Theo IPSAS, đơn vị báo cáo bao gồm đơn vị kiểm soát và đơn vị bị kiểm sốt, đơn vị kiểm sốt có quyền chi phối hoạt động, chi phối chính sách tài chính của đơn vị bị kiểm sốt, đơn vị kiểm soát phải lập BCTC tổng hợp của các đơn vị bị kiểm soát. Các quốc gia cũng phải tiến hành lập BCTC tổng hợp lĩnh vực công để phản ánh kết quả hoạt động, tình hình tài chính và xác định thặng dư, thâm hụt cho từng năm để có cơ sở so sánh trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc lập BCQT ngân sách để phục vụ việc điều hành ngân sách của Quốc hội đã quá quen thuộc, công việc lập BCTC cho tồn bộ khu vực cơng cịn q xa lạ… Vì những khoảng cách quá xa như vậy, tác giả đã đưa ra đề xuất cần sớm phải ban hành hệ thống CMKT công Việt Nam.

Tác giả TS. Lê Thị Minh Ngọc (2018) trong bài viết “Một số vấn đề trong lập BCTC nhà nước” đã tổng hợp quy trình lập BCTC nhà nước trên cơ sở BCTC tổng hợp từ các đơn vị. Theo đó, yêu cầu đặt ra là cần có sự nhất quán về mặt chỉ tiêu, nội dung thông tin tài chính trên BCTC của các đơn vị này với các chỉ tiêu, nội dung thông tin tài chính trên BCTC nhà nước. Việc loại trừ các chỉ tiêu và khoản mục liên quan đến GDNB là yêu cầu và nguyên tắc cơ bản khi tổng hợp BCTC, nhằm giảm thiểu các số liệu trùng lặp. Các quan hệ GDNB có thể phát sinh khi lập BCTC tổng hợp bao gồm: Quan hệ giao dịch giữa các cấp ngân sách (bổ sung cân

đối, bổ sung có mục tiêu); quan hệ giao dịch giữa các đơn vị kế toán trong khu vực nhà nước (mua, bán hàng, cung cấp dịch vụ…).

Thực tế tại Việt Nam hiện nay chưa quy định về lập và trình bày BCTC tổng hợp khu vực cơng, lĩnh vực kế tốn doanh nghiệp đã ban hành CMKT Việt Nam số 25 “BCTC hợp nhất và kế tốn khoản đầu tư vào cơng ty con” (do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2013), theo đó, “báo cáo tài chính hợp nhất” là BCTC của một tập đồn được trình bày như BCTC của một doanh nghiệp được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con. Theo CMKT cơng quốc tế thì “báo cáo tài chính hợp nhất cơng” là BCTC của một đơn vị hành chính được trình bày như BCTC của một đơn vị độc lập. Chuẩn mực quy định Chính phủ và các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố phải lập BCTC trên cơ sở hệ thống CMKT công. BCTC của các đơn vị chịu sự kiểm sốt của Chính phủ phải được hợp nhất vào BCTC của Chính phủ.

Tại Việt Nam, ngày 01/11/2018, Bộ tài chính đã ban hành thông tư 99/2018/TT-BTC, hướng dẫn lập BCTC tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước cấp trên nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động, thơng tin về luồng tiền từ hoạt động và thuyết minh BCTC của đơn vị cấp trên. BCTC tổng hợp được đơn vị cấp trên tổng hợp từ BCTC riêng của mình và BCTC của các đơn vị trực thuộc.

Có thể thấy rằng, các nghiên cứu ở trong nước mới chỉ cung cấp các kiến thức về BCTC hợp nhất trong các đơn vị áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, các nghiên cứu trong khu vực cơng thì cũng mới chỉ ra một quy trình chung để lập BCTC nhà nước mà chưa đi sâu vào các khía cạnh cụ thể về các vấn đề như thu thập, kiểm tra thông tin số liệu, việc vận dụng kỹ thuật tổng hợp như thế nào và vấn đề cung cấp thông tin đầu ra của BCTC tổng hợp. Vì vậy, việc nghiên cứu lập BCTC tổng hợp tại Viện sẽ giúp hiểu được bản chất và ứng dụng quy trình lập BCTC tổng hợp một cách chi tiết hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính tổng hợp tại viện khoa học lâm nghiệp nam bộ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)