Đánh giá công tác lập BCTC ảnh hưởng đến việc lập BCTC tổng hợp tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính tổng hợp tại viện khoa học lâm nghiệp nam bộ (Trang 50)

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.2 Đánh giá công tác lập BCTC ảnh hưởng đến việc lập BCTC tổng hợp tạ

tại Viện

3.2.1 Thuận lợi

BCTC của Viện được lập dựa trên các quy định của nhà nước đồng thời cũng có hướng dẫn chung từ Viện cấp trên nên có sự thống nhất trong tồn Viện về sổ sách kế toán, tài khoản kế toán, chứng từ kế tốn, phương thức hạch tốn phù hợp với tình hình thực tế kế toán của Viện và đúng quy định, hướng dẫn của chế độ kế tốn hiện hành. Vì vậy đảm bảo cho việc cung cấp báo cáo riêng thống nhất về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập và thời gian quy định đáp ứng được yêu cầu quản lý và báo cáo từ đó có sự đồng bộ thuận lợi hơn cho việc lập BCTC tổng hợp trong việc trình bày các khoản mục.

Đội ngũ kế tốn của Viện có trình độ chun mơn, nhiều kinh nghiệm, các kế tốn giữa các đơn vị có sự liên hệ với nhau để hoàn thành các phần hành mà mình phụ trách, đối chiếu, kiểm tra để đảm bảo tính chính xác của số liệu, hệ thống sổ sách kế toán rõ ràng đầy đủ, tổ chức bộ máy kế toán chu đáo chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị.

Viện cùng sử dụng loại phần mềm kế toán chung cho các đơn vị, bên cạnh đó các đơn vị trong nội bộ Viện quy định việc đặt các mã đơn vị thống nhất vì vậy có sự đồng bộ về thơng tin thuận lợi cho cơng tác kế tốn.

Một ví dụ cụ thể như: TK 531 “Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ”và TK 632 “Giá vốn hàng bán”: Viện theo dõi chi tiết từng hợp đồng và từng đối tượng cụ thể đối với các đơn vị trong nội bộ làm cho việc tổng hợp nhanh và chính xác hơn. Hình ảnh 3.1 dưới đây mơ tả chi tiết tài khoản 531, trong năm Viện thực hiện hợp đồng mua bán hạt giống Tràm lá dài với Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ, mã đơn vị KHLN17 .

Hình ảnh 3.1 Ảnh chụp màn hình Sổ chi tiết tài khoản 531

(Nguồn: Phịng Kế hoạch – Tài chính)

3.2.2 Khó khăn

Vì đây là năm đầu tiên áp dụng tài khoản mới theo thông tư 107/2017/TT- BTC nên các số liệu cũ từ các năm trước chuyển sang gặp vướng mắc gây nên việc mất nhiều thời gian chuyển đổi, từ đó ảnh hưởng đến việc cung cấp thơng tin để lập BCTC. Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp năm 2018 gặp khó khăn do

Thông tư 99/2018/TT-BTC hướng dẫn các đơn vị dự toán khi lập BCTC tổng hợp năm 2018 không phải tổng hợp và trình bày các số liệu tài chính năm 2017; tuy nhiên, đây là những thông tin cần thiết để tổng hợp một số chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp năm 2018 do vậy phải căn cứ vào số liệu của báo cáo quyết toán ngân sách năm 2017.

Các kế toán trong Viện đã quen với việc lập và báo cáo quyết toán ngân sách trên cơ sở kế toán tiền mặt và cơ sở kế tốn tiền mặt có điều chỉnh, vì vậy khi chuyển đổi chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới với cơ sở kế tốn dồn tích gặp nhiều khó khăn, lúng túng, kế tốn cần nhiều thời gian nghiên cứu và áp dụng.

Phần mềm kế toán của Viện chỉ mới cập nhật để lập BCTC mà chưa được nâng cấp để lập BCTC tổng hợp, đơn vị đang lập thủ cơng vì vậy cần nhiều thời gian cho công tác lập và tổng hợp báo cáo.

Đội ngũ kế toán Văn phịng Viện ngồi việc theo dõi, thực hiện các công việc kế tốn tại Văn phịng Viện, lập BCTC riêng của Văn phịng Viện thì hiện nay còn phải theo dõi, hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc, thu thập xử lý các báo cáo riêng của các đơn vị để tiến hành lập BCTC tổng hợp. Với khối lượng công việc lớn nhưng số lượng kế toán viên gồm 04 cán bộ kế tốn như vậy sẽ khơng tránh khỏi những sai sót và khơng kịp thời trong việc ghi nhận, kiểm tra đối chiếu và tổng hợp thông tin, ảnh hưởng đến việc lập BCTC tổng hợp sau này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ việc nghiên cứu thực trạng lập BCTC tại Viện cho thấy, đây là năm đầu tiên Viện thực hiện lập BCTC theo thông tư 107/2017/TT-BTC nên việc áp dụng những quy định và hướng dẫn gặp rất nhiều khó khăn, BCTC tuy được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời nhưng cơng tác kế tốn cịn gặp rất nhiều vướng mắc, các số liệu báo cáo của mỗi đơn vị cịn tiềm ẩn nhiều sai sót. Để tạo được sự đồng bộ trong việc lập BCTC cần có những hướng dẫn cụ thể và có những chính sách kế toán chung cho toàn Viện. Đây cũng là việc cần thiết để chuẩn bị cho việc lập BCTC tổng hợp tại Viện.

CHƯƠNG 4 KIỂM CHỨNG LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP TẠI VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NAM BỘ

4.1 Quan điểm của các kế toán về việc lập báo cáo tài chính tổng hợp các đơn vị trong Viện

Ngồi q trình quan sát, thu thập tài liệu liên quan, tác giả đã đưa ra các câu hỏi để tìm hiểu rõ hơn quan điểm của các kế toán trong nội bộ Viện KHLN Việt Nam – những đơn vị có cùng đặc thù về quản lý, hoạt động với Viện - đối với việc lập BCTC tổng hợp.

a. Đối tượng phỏng vấn:

Tác giả đã tiến hành gặp gỡ trực tiếp hoặc gọi điện thoại tới 15 người bao gồm:

06 người là kế toán trưởng và kế toán các đơn vị trực thuộc Viện, đây là những người trực tiếp liên quan đến phần hành kế toán của Viện nên nắm rõ những vấn đề khó khăn vướng mắc và hiểu được những điều kiện cần cho công tác lập BCTC tổng hợp tại Viện;

03 người là các trưởng/phó Ban tài chính kế tốn của Viện KHLN Việt Nam đại diện cho kế toán cấp trên của Viện.

05 kế toán trưởng, kế toán đơn vị cùng cấp với Viện, đây là những đại diện cho kế toán đơn vị cùng cơ cấu tổ chức với Viện, nghiên cứu BCTC tổng hợp có thể úng dụng cho các đơn vị này.

b. Kết quả phỏng vấn:

Trưởng/phó ban tài chính kế tốn của Viện KHLN Việt Nam: Các kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và Viện KHLN Việt Nam nói riêng đã quen với việc quyết toán Ngân sách Nhà nước, thơng tư 107/2017/TT-BTC ban hành có nhiều thay đổi so với quyết định 19/2006/QĐ-BTC vì vậy các kế tốn hiện nay còn gặp nhiều vướng mắc. Việc lập BCTC đã được hướng dẫn chi tiết trong chế

độ kế tốn hành chính sự nghiệp theo thơng tư 107/2017/TT-BTC, với trình độ của kế tốn tại Viện cùng với việc nâng cấp các phần mềm kế toán hỗ trợ, làm tốt cơng tác lập BCTC thì việc hồn thiện tổng hợp BCTC khơng phải là không khả thi. Tuy nhiên, việc tổng hợp BCTC thì cần xem xét thơng lệ quốc tế như Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế; Các quy định tại Việt Nam như Luật Kế toán, Luật Ngân sách Nhà nước, các thơng tư, nghị định có liên quan đến kế tốn hành chính sự nghiệp để điều chỉnh cho phù hợp.

Kế toán trưởng, kế toán các đơn vị trực thuộc Viện KHLN Việt Nam: Thông tư 107/2017/TT-BTC đã đề cập đến việc lập BCTC là cơ sở để cung cấp các thông tin nhằm thực hiện lập BCTC hợp nhất các đơn vị cấp trên, việc tổng hợp báo cáo tài chính cần có hướng dẫn của cấp trên, bước đầu tiên có thể là hướng dẫn để thống nhất các mẫu biểu, thời gian thực hiện, các chính sách, phương pháp kế toán chung cho tồn Viện. Khi có hướng dẫn và u cầu của cấp trên, các đơn vị có đơn vị trực thuộc sẽ thực hiện lập BCTC tổng hợp được một cách hoàn thiện nhất.

Kế toán trưởng, kế toán các đơn vị trực thuộc Viện KHLN Nam Bộ: Đầu năm 2018, khi có những thay đổi về chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp, Viện đã có những hướng dẫn trong việc chuyển đổi dữ liệu, tuy nhiên kế tốn vẫn cịn chưa quen với việc hạch toán và báo cáo mới nên cịn có nhiều sai sót. Mặc dù kế tốn Viện có tham gia các lớp tập huấn cũng như sử dụng phần mềm hỗ trợ kế toán nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Việc xây dựng BCTC tổng hợp tại Viện là cần thiết để thấy được kết quả hoạt động của Viện một cách minh bạch nhất, tuy nhiên chưa có quy định hoặc hướng dẫn nào cho việc xây dựng BCTC tổng hợp vì vậy cần xem xét xây dựng phù hợp với trình độ kế tốn của Viện hiện nay. Đồng thời Viện cần thống nhất các mẫu biểu và tài khoản hạch toán, các đối tượng theo dõi trong nội bộ để tạo sự đồng bộ, đáp ứng nhanh gọn và chính xác cho BCTC tổng hợp sau này.

c. Tổng hợp nội dung phỏng vấn:

Câu hỏi: Với vai trị là kế tốn của Viện KHLN Việt Nam, hãy cho biết quan điểm của anh/chị về việc lập BCTC tổng hợp các đơn vị trong Viện hiện nay?

Kết quả tổng hợp nhận được:

Thứ nhất: Lập BCTC tổng hợp phù hợp môi trường pháp lý tại Việt Nam

Mục tiêu của luận văn là hoàn thiện BCTC tổng hợp tại Viện, các giải pháp để lập BCTC tổng hợp phải được phân tích, nghiên cứu theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng cũng phải phù hợp với môi trường pháp lý tại Việt Nam. Hiện nay Việt Nam chưa ban hành CMKT cơng Việt Nam, chế độ kế tốn mà Viện đang áp dụng đó là thơng tư 107/2017/TT-BTC, vì vậy BCTC tổng hợp tại Viện cần được xây dựng phù hợp với chế độ kế tốn HCSN theo thơng tư 107/2017/TT-BTC hiện hành và thông tư 99/2018/TT-BTC.

Các đơn vị trực thuộc khi lập các báo cáo riêng phải chịu trách nhiệm trong việc cung cấp đúng biểu mẫu, quy cách hạch toán, hệ thống tài khoản, đúng thời hạn… theo quy định của chế độ kế toán HCSN để đảm bảo phục vụ cho BCTC tổng hợp được phản ánh một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời.

Thứ hai: Thống nhất chính sách kế tốn và phương pháp kế toán giữa các đơn vị

BCTC tổng hợp được lập trên cơ sở sử dụng các BCTC riêng của các đơn vị, vì vậy nếu khơng đảm bảo sự thống nhất các chính sách kế tốn giữa các đơn vị thì những thơng tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh sẽ khơng được phản ánh một cách trung thực, gây nên sự sai lệch về thông tin tổng hợp của đơn vị, điều này dẫn đến những rủi ro nhất định trong việc ra quyết định cho người sử dụng BCTC của Viện. Ngoài ra, khi thực hiện BCTC tổng hợp cần phải đồng bộ các báo cáo, từ nội dung tổng hợp, trình tự tổng hợp, phương pháp điều chỉnh các thông tin tổng hợp. Một khi các báo cáo riêng có sự thống nhất từ nội dung, trình tự, phương pháp điều chỉnh sẽ tạo nên sự chính xác, đầy đủ của thơng tin chung khi lên BCTC tổng hợp, phản ánh đúng tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của toàn Viện.

Câu hỏi: Theo anh/chị, việc lập BCTC tổng hợp toàn Viện được thực hiện có khả thi hay khơng?

Kết quả tổng hợp được: Khi lập BCTC tổng hợp ngoài việc tôn trọng các quy định về chế độ kế tốn thì cịn phải xem xét đến tình hình thực tế về trình độ kế tốn, trình độ quản lý của đơn vị. Mặc dù hàng năm, Viện đều được tham gia nhiều lớp tập huấn về kế tốn nhưng hiện nay trình độ của quản lý, trình độ kế tốn giữa các đơn vị chưa đồng đều, phần mềm kế tốn cũng chưa được hồn chỉnh, trong khi đó việc lập BCTC tổng hợp là cơng việc có khối lượng lớn bởi các GDNB diễn ra phức tạp. Chính vì thế, việc tiến hành lập BCTC tổng hợp phải được thực hiện nhằm mục đích cung cấp thơng tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời và trên quan điểm là dễ dàng áp dụng, phù hợp với trình độ của nhân sự kế tốn cũng như điều kiện công nghệ thông tin của Viện. Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về trình độ, về nhân sự cùng với các quy định, hướng dẫn của nhà nước thì việc lập BCTC tổng hợp tồn Viện hồn tồn có thể thực hiện.

4.2 Lập báo cáo tài chính tổng hợp tại Viện

Viện phải căn cứ vào BCTC riêng của các đơn vị để lập BCTC tổng hợp. BCTC tổng hợp phải được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế tốn chung cho các giao dịch và sự kiện cùng loại.

Việc lập BCTC tổng hợp được tuân theo quy trình cơ bản gồm 03 bước như sau:

4.2.1 Thu thập, kiểm tra các thông tin số liệu

Để có thể làm tốt cơng tác thu thập, kiểm tra các thơng tin số liệu thì cần phải thực hiện tốt cơng tác kế tốn tại các đơn vị trong Viện bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán.

Sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, BCTC và số liệu trên phần mềm kế toán của các đơn vị trực thuộc được gửi về Văn phịng Viện để kế tốn tiến hành kiểm tra thơng tin số liệu. Các số liệu về tình hình giao dịch trong nội bộ Viện

được lưu ý và đối chiếu chéo giữa các đơn vị với nhau để đảm bảo tính khớp đúng trước khi thực hiện tổng hợp.

Đầu vào của quy trình lập BCTC tổng hợp chính là các số liệu, thơng tin tài chính trên các báo cáo riêng của các đơn vị, bao gồm:

- Thơng tin về phạm vi tổng hợp: Văn phịng Viện và 03 trung tâm trực thuộc, số liệu tổng hợp năm tài chính 2018.

- Thơng tin về chính sách kế tốn: Để phục vụ cho việc tổng hợp, các đơn vị trong toàn Viện được thống nhất áp dụng chính sách kế tốn do Nhà nước ban hành, vì vậy khơng có sự khác biệt cần phải điều chỉnh trong chính sách kế tốn của các đơn vị.

- Thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của văn phịng Viện và các trung tâm.

- Thơng tin về các giao dịch trong nội bộ doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nội bộ; chi phí, các khoản phải thu, phải trả nội bộ.

Ví dụ về các khoản phải thu khác, phải trả khác:

Bảng 4.1 Tổng hợp các khoản phải thu, phải trả phát sinh trong nội bộ Viện

Đơn vị tính: Triệu đồng

Đơn vị Phải thu khác Phải trả khác

Văn phòng Viện 107,663.5 112,922

Trung tâm ứng dụng 112,922 39,727.5

Trung tâm Đông Nam Bộ 0 56,496

Trung tâm Tây Nam Bộ 0 11,44

Tổng cộng 220,585.5 220,585.5

Trong năm 2018, các đơn vị trong Viện nộp cấp trên 1% kết quả hoạt động kinh doanh trong năm theo quy chế tài chính của Viện đã ban hành đồng thời các hợp đồng dịch vụ trong năm giữa các đơn vị về mua bán hạt giống, bảo vệ rừng, hợp tác thực hiện các hợp đồng tư vấn… làm phát sinh các khoản phải thu, phải trả trong nội bộ với nhau. Số liệu tổng hợp của bảng 4.1 sẽ được sử dụng để loại trừ GDNB trên bảng báo cáo tình hình tài chính tổng hợp.

4.2.2 Sử dụng các kỹ thuật tổng hợp

Sau khi thu thập và kiểm tra các thông tin trên các BCTC riêng của từng đơn vị, quá trình vận dụng kỹ thuật tổng hợp được thực hiện như sau:

- Sử dụng phương pháp hợp cộng các mục của tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, doanh thu, chi phí…của các đơn vị trong nội bộ Viện. Phương pháp này thể hiện việc tập hợp các khoản mục trên các báo cáo riêng của các đơn vị lại với nhau, mục tiêu của giai đoạn này để thiết lập một báo cáo tiền tổng hợp từ đó tiến hành các bút tốn điều chỉnh cho phù hợp.

- Sau khi cộng các mục cần áp dụng kỹ thuật điều chỉnh để loại bỏ các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính tổng hợp tại viện khoa học lâm nghiệp nam bộ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)