Giải pháp thông qua “Lãnh đạo”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự gắn kết của giảng viên với tổ chức tại trường đại học công nghệ đồng nai (DNTU) (Trang 77 - 79)

1.4 .Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động với tổ chức

1.4.4 .Thu nhập

3.2.1 Giải pháp thông qua “Lãnh đạo”

Theo kết quả khảo sát ở chương 2 có tới 3.48 trong thang điểm 5 ý kiến của các giảng viên thì lãnh đạo của họ có tầm nhìn, năng lực quản lý, hỗ trợ họ giải quyết những khó khăn gặp phải khi làm việc, tuy nhiên do tính chất cơng việc giảng dạy giờ giấc không cố định nên các giảng viên ít có thời gian làm việc, giao tiếp trực tiếp với các lãnh đạo mà chị thông qua mạng nội bộ, email,…nên thông tin giao tiếp bị hạn chế, cũng như lãnh đạo chưa thực sự khai thác hết được năng lực động viên, khích lệ, tán thưởng những đóng góp của thầy, cơ. Chính vì vậy, DNTU cần đưa ra những hướng giải quyết giúp cho cấp lãnh đạo và giảng viên hiểu nhau hơn như tổ chức lớp nghệ thuật lãnh đạo cho cấp quản lý giúp cho các lãnh đạo tìm hiểu về tâm lý của cấp dưới, những biện pháp chia sẻ, quan tâm khích lệ động viên họ. Đồng thời từ đó tạo mối quan hệ tốt, thường xuyên hỏi han, khen thưởng khi thầy, cô làm việc đạt kết quả

tốt, giúp họ kịp thời trong những lúc khó khăn nhằm mục đích khai thác triệt để năng lực thực hiện công việc của họ, đồng thời thúc đẩy họ góp phần cống hiến năng lực cũng như gia tăng sự gắn kết với tổ chức như:

 Tổ chức các buổi họp chun mơn, đánh giá, góp ý chỉnh sửa những vấn đề

trong công tác giảng dạy định kỳ.

 Hỗ trợ giảng viên trong công việc sắp xếp lịch dạy, phân môn dạy, tiết chuẩn

sao cho phù hợp cũng như linh động bố trí người trực khoa hay canh thi khi giảng viên có cơng tác bận. Đồng thời đảm bảo để thầy/cơ có đủ tiết chuẩn để giảng dạy cũng như có thời gian để tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của Nhà Trường.

 Quan tâm đến đời sống của các giảng viên trong khoa bộ, môn như sinh nhật,

ngày lễ tết tạo cơ hội thân thiện, trao đổi về cuộc sống,…

Lãnh đạo Khoa, bộ môn cần tôn trọng giảng viên, trong các cuộc họp khoa nên lắng nghe ý kiến đóng góp từ các giảng viên về những vấn đề liên quan để các thầy, cô nhận thấy được sự tin tưởng, tơn trọng từ cấp trên của mình và thấy mình được trọng dụng tránh việc áp đặt tạo cảm giác tâm lý làm việc không thoải mái. Trao quyền để thầy/cơ có thể tự tin dễ dàng thực hiện công việc được giao cụ thể:

+ Trao quyền cho các giảng viên bộ môn phụ trách kế hoạch thực hiện kế hoạch thực tập, kiến tập cho sinh viên; biên soạn nội dung đề cương, bài giảng hay các hoạt động ngoại khóa có liên quan,…

+ Tổ chức các cuộc thi về phương pháp giảng dạy tích cực để các thầy,cơ có cơ hội thể hiện bản thân cũng như học hỏi đồng nghiệp.

+ Khuyến khích việc các thầy/cơ lập kế hoạch nghiên cứu khoa học, hay các chương trình sự kiện nhằm mục đích tạo sân chơi vừa học vừa chơi cho sinh viên thực hành, trải nghiệm.

Bên cạnh đó, lãnh đạo trực tiếp là người hiểu rõ về điểm yếu, điểm mạnh của các giảng viên, thái độ tích cực làm việc hay khơng cũng như sự đóng góp của thầy, cơ vào cơng việc chung của Trường. Từ đó, đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo cấp cao ghi nhận, khen thưởng thông qua các danh hiệu như giảng viên có đóng góp xuất sắc

trong công tác đổi mới hoạt động dạy và học, hay những danh hiệu giảng viên có những sáng kiến kinh nghiệm thực tiễn góp ích cho sự phát triển của ngành,…. Thúc đẩy tinh thần làm việc cũng như gia tăng sự gắn kết của giảng viên với tổ chức từ bộ môn, Khoa đến Trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự gắn kết của giảng viên với tổ chức tại trường đại học công nghệ đồng nai (DNTU) (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)