8. Kết cấu của luận văn
1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ cơng, phục vụ QLNN2.
Trong q trình hoạt động ĐVSNCL được Nhà nước cho phép thu một số loại phí, lệ phí, được tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức.
1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập:
Các ĐVSNCL không chỉ đông đảo về số lượng. Mà còn đa dạng về loại hình, lĩnh vực hoạt động. Do vậy, việc phân loại ĐVSNCL rất phức tạp tùy theo tiêu chí phân loại.
- Dưới góc độ quyền tự chủ kinh phí hoạt động, ĐVSNCL có hai loại3:
+ Đơn vị sự nghiệp cơng lập được giao quyền tự chủ hồn tồn; + Đơn vị sự nghiệp cơng lập chưa được giao quyền tự chủ hồn tồn.
Tiêu chí phân loại này khơng chỉ dựa trên khả năng tự chủ tài chính mà cịn phụ thuộc vào mức độ tự chủ nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự.
- Dưới góc độ khả năng đảm bảo chi thường xuyên, ĐVSNCL có bốn loại4:
+ Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; + Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;
+ Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; + Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
- Xét dưới góc độ địa vị pháp lý, ĐVSNCL có thể chia thành năm loại sau:
+ Đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; + Đơn vị thuộc Tổng cục, Cục;
2 Điều 9 của Luật Viên chức (Luật số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội)
3 Luật Viên chức năm 2010
+ Đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh;
+ Đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh; + Đơn vị thuộc UBND cấp huyện.
1.1.3. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập
Qua khái niệm và phân loại như trên có thể thấy đặc điểm của ĐVSNCL bao gồm:
- Được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định;
- Là bộ phận thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- ĐVSNCL phải có tư cách pháp nhân.
- ĐVSNCL có chức năng cung cấp một số loại dịch vụ cơng hay cịn gọi là hàng hoá công cộng đặc biệt. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa ĐVSNCL và doanh nghiệp mang tính chất thương mại thuần t.
- ĐVSNCL có thể do một cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm cơ quan chủ quản, nhưng ĐVSNCL không nhân danh quyền lực nhà nước, không thực hiện quyền lực nhà nước.
- Viên chức là lực lượng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong ĐVSNCL.
- ĐVSNCL được Nhà nước cho phép thu một số loại phí, lệ phí, được tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức.
1.2. Khái niệm cổ phần hóa và cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp cơng lập, bản chất q trình cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp cơng lập
1.2.1. Khái niệm cổ phần hóa
Cổ phần hóa là q trình chuyển doanh nghiệp từ chủ sở hữu là Nhà nước sang hình thức chủ sở hữu nhiều thành phần đồng thời doanh nghiệp cũng chuyển hình thức hoạt động sang loại hình CTCP từ loại hình DNNN hoặc ĐVSNCL.
Nói một cách nơm na dễ hiểu thì cổ phần hố là q trình chuyển từ việc sở hữu của một pháp nhân từ một chủ sở hữu (do Nhà nước nắm giữ) sang trạng thái sở hữu do nhiều chủ sở hữu (cổ đơng) nắm giữ.
1.2.2. Khái niệm cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp cơng lập
Cổ phần hóa ĐVSNCL là q trình chuyển hóa, tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới của một số lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội cung cấp dịch vụ công nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển của đất nước, từng bước nâng cao mức hưởng thụ về dịch vụ công của Nhân dân.
1.2.3. Bản chất công tác cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp cơng lập
- Xét về bản chất pháp lý: CPH ĐVSNCL là việc chuyển hóa đơn vị thuộc sở
hữu của Nhà nước thành CTCP, tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất thành sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần tài sản của đơn vị cho những người khác.
- Xét về mặt hình thức: CPH ĐVSNCL là việc Nhà nước bán một phần hay tồn bộ giá trị vốn của mình trong đơn vị cho các tổ chức hoặc tư nhân hay cho cán bộ quản lý và người lao động của ĐVSNCL bằng đấu giá công khai hay thơng qua thị trường chứng khốn đề hình thành các CTCP.
- Xét về mặt thực chất: CPH ĐVSNCL chính là phương thức xã hội hóa sở hữu, chuyển hình thái cung cấp dịch vụ cơng với một chủ sở hữu là Nhà nước thành CTCP với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mơ hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường nhằm huy động các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội tham gia cùng với Nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ công, phá bỏ sự độc quyền, bao cấp của Nhà nước để một mặt sẽ giảm tải được gánh nặng cho các cơ quan công quyền, mặt khác khai thác được tối đa các nguồn lực trong xã hội, đáp ứng tốt nhu cầu thụ hưởng dịch vụ của Nhân dân.
1.3. Tính tất yếu khách quan và các tác động của cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp cơng lập nghiệp cơng lập
1.3.1. Tính tất yếu khách quan của cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp cơng lập
Ở Việt Nam, tính đến hiện nay cả nước có khoảng 58.000 ĐVSNCL (chưa bao gồm các tổ chức thuộc Qn đội, Cơng an); trong đó khối Chính phủ quản lý có 57.170 đơn vị với 2.425.665 người5
.
Các ĐVSNCL hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, trong đó đối với khối ĐVSNCL thuộc Chính phủ quản lý có: 41.310 đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo (chiếm 72,26%); 605 đơn vị sự nghiệp dạy nghề (chiếm 1,06%); 6.134 đơn vị sự nghiệp y tế (chiếm 10,73%); 454 đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ (chiếm 0,79%); 1.774 đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch (chiếm 3,1%; 654 đơn vị sự nghiêp báo chí, xuất bản (chiếm 14,14%); 6.239 đơn vị sự nghiệp khác (chiếm 10,92%)6.
Về thực trạng thực hiện tự chủ tài chính trong khối ĐVSNCL do Chính phủ quản lý: Có 109 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (chiếm 0,19%); 1.878 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên (chiếm 3,33%); 12.841 đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (chiếm 22,78%); 41.539 đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ (chiếm 73,70%)7
.
Theo số liệu của Bộ Tài chính thì tính đến năm 2018 mới chỉ CPH được trên 50 ĐVSNCL (chiếm khoảng 0,09%) số lượng ĐVSNCL trên cả nước8. Như vậy so với hiện trạng về số lượng các ĐVSNCL nêu trên thì số lượng các ĐVSNCL đã thực hiện chuyển đổi, CPH là rất ít. Việc đổi mới hệ thống, chuyển đổi các ĐVSNCL còn chậm so với lộ trình, tiến độ theo chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 5/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ
5 Báo cáo số 238-CV/BCSĐCP ngày 19/9/2017 của Ban cán sự Đảng Chính phủ về Đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính và tổ chức lại hệ thống ĐVSNCL
6 Báo cáo số 238-CV/BCSĐCP ngày 19/9/2017 của Ban cán sự Đảng Chính phủ về Đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính và tổ chức lại hệ thống ĐVSNCL
7 Báo cáo số 238-CV/BCSĐCP ngày 19/9/2017 của Ban cán sự Đảng Chính phủ về Đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính và tổ chức lại hệ thống ĐVSNCL.
8Theo số liệu tại Họp báo chun đề “Kết quả thối vốn, cổ phần hóa DNNN 6 tháng đầu năm 2019; nội dung cơ bản
thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL9
.
Hiện nay ở nước ta, khoảng 70% chi thường xuyên của NSNN dành cho chi lương10, trong khi áp lực giảm chi NSNN đang là vấn đề đặt ra hàng đầu của Chính phủ, song vấn đề đảm bảo lộ trình tăng lương theo thời gian cũng đang được Chính phủ hết sức quan tâm. Bài toán đặt ra là làm thế nào để vừa giảm bớt chi thường xuyên về lương cho NSNN, vừa có nguồn để tăng lương cho khối nhân sự trong khu vực công. Một trong những lời giải cho bài tốn này, đó là việc đưa các ĐVSNCL có thu ra khỏi sự bao cấp của NSNN, đồng thời nâng cao tính tự chủ của các đơn vị này để dành nguồn NSNN chi trả lương cho các cán bộ, công chức ở khối cơ quan hành chính. Và một trong những giải pháp để đẩy mạnh tính tự chủ của các ĐVSNCL này, đó chính là CPH - chuyển đổi mơ hình hoạt động.
Hiện nay, phần lớn các ĐVSNCL là ĐVSNCL đảm bảo một phần chi thường xuyên và ĐVSNCL do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Ở các đơn vị này các hoạt động thu chi đều thực hiện dựa trên dự toán NSNN. Được Nhà nước bao cấp nên các ĐVSNCL có xu hướng trơng chờ, ỷ lại vào Nhà nước, vào các cơ quan cấp trên, chưa thực sự chủ động sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ cũng như chủ động tăng nguồn thu cho đơn vị mình. Vì vậy, tính tự chủ ở các ĐVSNCL hiện nay chưa cao, một số sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công của Nhà nước vẫn duy trì chính sách định giá thấp hơn chi phí cần thiết cung cấp dịch vụ (như học phí, viện phí...) dẫn đến Nhà nước hỗ trợ qua giá đối với tất cả các đối tượng sử dụng dịch vụ sự nghiệp công, không phân biệt đối tượng giàu, nghèo, có mức thu nhập khác nhau. Mặt khác, do thu thấp hơn chi phí nên các đơn vị khơng có điều kiện hạch tốn đầy đủ chi phí và có tích lũy để tái đầu tư phát triển, nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
9 Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng: Giai đoạn đến năm 2021: “Hoàn thành
cơ bản việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần (trừ các bệnh viện và trường học)”. Giai đoạn đến năm 2025: “100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hồn thành chuyển đổi thành cơng ty cổ phần”.
10Theo số liệu tại Họp báo chuyên đề “Kết quả thối vốn, cổ phần hóa DNNN 6 tháng đầu năm 2019; nội dung cơ bản
Các ĐVSNCL muốn tự chủ được thì phải có cơ chế huy động nguồn tài chính vì nói đến tự chủ tức là các đơn vị này phải giảm dần và đi đến xóa bỏ bao cấp. Điều đó đồng nghĩa với việc các ĐVSNCL khơng cịn được nhận những khoản tiền đều đặn, thường xuyên từ NSNN mà thay vào đó là phải tự tìm ra nguồn thu để đảm bảo cho các hoạt động của đơn vị mình.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định các đơn vị này được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, nếu đơn vị có nhu cầu về vốn lớn và thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, tăng năng suất của người lao động và thực hiện các dự án phát triển mới cần thiết và phù hợp với đơn vị mình. Để giải quyết triệt để vấn đề đó, một trong các giải pháp hiệu quả nhất đó là CPH các ĐVSNCL.
Vậy nên việc cấp thiết hiện nay là cải tổ, sắp xếp, CPH càng nhanh càng tốt, tất cả các ĐVSNCL và dịch vụ trên cả nước. Đây cần được coi là nhiệm vụ cấp bách, tất yếu khách quan, đặc biệt trong bối cảnh NSNN đang phải gắng sức gồng mình mà thâm hụt ngày càng tăng như hiện nay.
1.3.2. Các tác động của cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp cơng lập
CPH sẽ huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào hoạt động cung cấp dịch vụ cơng, nhờ đó ĐVSNCL có vốn đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển kinh doanh theo chiều sâu. Bên cạnh đó ĐVSNCL ngồi lượng vốn đầu tư của NSNN, có thể bán cổ phần để thu hút thêm lượng vốn đáng kể. Có như vậy thì các chỉ tiêu về cung cấp dịch vụ mới đạt và vượt kế hoạch đề ra làm cho đơn vị ngày càng phát triển.
Các chủ thể nắm cổ phần trong CTCP sau khi chuyển đổi từ ĐVSNCL đều là chủ sở hữu của CTCP. Nên tuỳ vào mức cổ phần của mình trong cơng ty, cổ đông được hưởng mức lợi nhuận hay trách nhiệm tài chính hoặc các khoản nợ khác nhau tạo ra một sự phân tán rủi ro. Khi đã trở thành cổ đông, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với sự tồn tại và phát triển của đơn vị, nếu muốn trở thành người chủ của doanh nghiệp thì người lao động sẽ có trách nhiệm với cơng ty
hơn. Có như vậy thì kết quả cung cấp dịch vụ sau khi CPH mới thực sự có hiệu quả, người lao động được hưởng lợi nhuận xứng đáng với cơng sức lao động mà mình bỏ ra.
CPH sẽ tạo ra cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động, linh hoạt. Hoạt động của doanh nghiệp sau khi CPH từ ĐVSNCL sẽ chịu sự chi phối của cơ chế thị trường và các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Điều này đã tạo cho đơn vị sự thay đổi trong hoạt động quản trị từ tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại Nhà nước sang ý thức tự lực, tự cường, phải thích ứng với sự thay đổi của cơ chế thị trường, “lời ăn, lỗ chịu”. Bộ máy quản lý của đơn vị sau khi CPH sẽ được bố trí tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả hơn, thực sự là đại diện cho cổ đông. Mọi hoạt động của đơn vị được tiến hành theo điều lệ và quy định chặt chẽ của công ty.
Bên cạnh đó, đơn vị được chủ động đầu tư đổi mới cơng nghệ, mua sắm máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu cung cấp dịch vụ. Việc mua sắm máy móc thiết bị, cơng nghệ được Hội đồng quản trị bàn và quyết định trên cơ sở tính tốn xem doanh nghiệp cần mua gì, đổi mới gì có phù hợp với điều kiện cung cấp dịch vụ và tình hình tài chính của cơng ty khơng? Vì chỉ có những người trực tiếp làm việc và trực tiếp bỏ công sức, tài sản ra mới hiểu rõ cái gì là cần thiết và đem lại hiệu quả cao nhất cho cơng ty của mình.
CPH ĐVSNCL là một trong những yếu tố thúc đẩy và phát triển thị trường chứng khoán, đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới. Các ĐVSNCL sau khi CPH có cơ hội tiếp cận kênh huy động vốn dài hạn khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn, có điều kiện để huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của đơn vị được niêm yết trên thị trường.