Kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải và Cục Đăng kiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật vể cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập và thực tiễn tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ ninh thuận (Trang 80)

- Thực hiện nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tả

3.3. Kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải và Cục Đăng kiểm Việt Nam

Nam

Nhanh chóng rà sốt và hoàn thiện khung pháp lý cho việc CPH công tác kiểm định xe cơ giới; chuyển các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới hiện nay đang thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm thuộc các Sở Giao thơng vận tải sang mơ hình CTCP nhằm tách biệt hoạt động QLNN đối với đăng kiểm và công tác đăng kiểm.

Phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi quy định về phí kiểm định theo hướng tăng phí kiểm định cho phù hợp với điều kiện thực tế. Việc quy định phí đăng kiểm xe cơ giới quá thấp hiện nay (240.000đ/xe ô tô cá nhân 5 chỗ ngồi) khiến cho khả năng lợi nhuận của các Trung tâm đăng kiểm (sau này là CTCP) hầu như khơng có nếu khơng nói là sẽ thua lỗ và vì vậy khó có thể thu hút được các nhà đầu tư. Như

vậy, khơng nên khống chế trần phí đăng kiểm. Có thể cho phép các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới sau khi CPH được áp dụng cơ chế phí mềm dẻo. Tuy nhiên, để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới việc hạ hoặc tăng giá thành đăng kiểm một cách tùy tiện, cần tăng cường sự kiểm soát về chất lượng từ phía Sở Giao thơng vận tải, Cục Đăng kiểm Việt Nam đối với công tác đăng kiểm, nhất là với các dịch vu đã hoạt động dưới hình thức CTCP.

Hỗ trợ các Dịch vụ mới thành lập trong việc đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo chất lượng nhân lực đáp ứng các yêu cầu của công tác kiểm định theo quy định hiện hành.

Tăng cường kiểm soát đối với các Dịch vụ Đăng kiểm xe cơ giới, đặc biệt là các Dịch vụ đã được CPH để đảm bảo chất lượng đăng kiểm thống nhất trên cả nước.

3.3.3. Kiến nghị đối với địa phƣơng Ninh Thuận

UBND tỉnh cần ban hành Quy hoạch phát triển ngành đăng kiểm trên địa bàn tỉnh phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành đăng kiểm của Bộ Giao thông vận tải làm căn cứ để triển khai huy động các đơn vị có nhu cầu tham gia vào hoạt động này. Thực hiện CPH Trung tâm đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận là phù hợp với chủ trương của Nhà nước và cần thiết để huy động vốn, mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét và trình Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương và phê duyệt Phương án CPH Trung tâm đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận để đơn vị triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng theo quy định của pháp luật về CPH.

Là cơ quan trực tiếp thực hiện việc QLNN đối với Trung tâm đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận trên địa bàn tỉnh, Sở Giao thông vận tải cần chỉ đạo sâu sát, trực tiếp hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc và kiểm sốt việc tuân thủ pháp luật về đăng kiểm đối với Trung tâm đăng kiểm mới sau khi CPH. Cần xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể và mức độ kiểm soát giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở Giao thông vận tải và Trung tâm Đăng kiểm Ninh Thuận.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3:

Xuất phát từ ý nghĩa, mục tiêu của công tác CPH ĐVSNCL hiện nay và thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng tại Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận, có thể thấy việc cần thiết nâng cao nhận thức về tầm quan trọng pháp luật về CPH ĐVSNCL là một vấn đề tất yếu.

Qua tình hình thực tiễn việc thực hiện pháp luật CPH ĐVSNCL tại tỉnh Ninh Thuận, Chương 3 của luận văn đã đưa ra những mục tiêu, quan điểm định hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hồn thiện pháp luật CPH ĐVSNCL nói chung và nâng cao hiệu quả trong thực hiện pháp luật CPH ĐVSNCL tại tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Trong thời gian tới, các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức cho chủ thể và đối tượng trong thực hiện pháp luật về CPH ĐVSNCL.

Để thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật CPH ĐVSNCL trong thời gian tới địi hỏi phải có sự thống nhất trong thực hiện của tất cả các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời Đảng và Nhà nước ta cần có những chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật tích cực hơn nữa để đẩy mạnh tiến độ trong thực hiện công tác CPH ĐVSNCL trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHUNG

CPH khơng có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của nhà nước, trái lại, Nhà nước cần tăng cường khả năng kiểm soát số lượng và chất lượng dịch vụ, nhất là đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài nhà nước, tức là Nhà nước trở nên “nhỏ hơn” nhưng “mạnh hơn”, một Nhà nước nhỏ quản lý một xã hội lớn.

Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ, bảo đảm an toàn kỹ thuật cho các phương tiện giao thông và bảo vệ mơi trường. Chính vì vậy, cơng tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ cần được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của các cơ quan nhà nước.

Trong những năm qua, công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đã đạt được nhiều thành cơng nhất định, góp phần quan trọng vào việc tăng cường chất lượng kiểm định, giảm thời gian, chi phí và phiền hà cho các chủ phương tiện cần kiểm định. Một trong những nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng kiểm định, giảm gánh nặng của Nhà nước là CPH hoạt động đăng kiểm phương tiện cơ giới đã được Bộ Giao thông vận tải tiến hành thí điểm từ năm 2010 và cho tới nay đã được chứng minh là mang lại những hiệu quả thiết thực. Chính vì vậy, tăng cường CPH theo hướng tách biệt công tác đăng kiểm với hoạt động QLNN về đăng kiểm sẽ được tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

Ninh Thuận là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khá nhanh và bền vững. Tỉnh lại nằm trên trục quốc lộ hành lang Bắc - Nam, là một đầu mối giao thông quan trọng, do đó, số lượng các phương tiện đăng kiểm sẽ gia tăng nhanh chóng trong thời gian tới. Trong khi đó, cơng tác đăng kiểm hiện nay do chỉ có một Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông duy nhất triển khai thực hiện nên việc đăng kiểm trở nên quá tải, gây nên sự chờ đợi, làm giảm mức độ hài lòng của lái xe và chủ phương tiện khi tới đăng kiểm. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh các tiêu cực trong cơng tác đăng kiểm. Chính vì vậy, việc CPH cơng tác đăng kiểm ở Ninh Thuận là một yêu cầu cấp bách và khách quan.

Việc CPH Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với cơng tác đăng kiểm trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng vào việc giảm tải cho Trung tâm đăng kiểm hiện có, đồng thời tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh góp phần vào việc nâng cao chất lượng đăng kiểm trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, cần phải khẩn trương triển khai thực hiện công tác CPH Trung tâm đăng kiểm xe CGĐB Ninh Thuận theo phương án đã lựa chọn nhằm đảm bảo các mục tiêu đã nêu trên./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban cán sự Đảng Chính phủ, 2017, “Báo cáo số 238-CV/BCSĐCP ngày

19/9/2017 về Đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính và tổ chức lại hệ thống ĐVSNCL”

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng, 2017, “Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày

25/10/2017 chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần”.

3. Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, 2002, “CPH - Giải pháp quan

trọng trong cải cách DNNN”, NXB Chính trị Quốc gia.

4. Bộ Tài chính, 2019, “Kết quả thối vốn, cổ phần hóa DNNN 6 tháng đầu năm

2019; nội dung cơ bản chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần”.

5. Bùi Quốc Anh, 2008, “Vấn đề lý luận và thực tiễn về CPH và sau CPH các DNNN ở Việt Nam: Lấy ví dụ trong ngành Giao thơng vận tải”. Luận án tiến sĩ.

6. Lê Trọng Dũng, 2016, “Quản trị công ty tại DNNN sau khi CPH - Nghiên cứu

điển hình tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam”. Luận

văn thạc sĩ.

7. Lê Hồng Hạnh, 2004, “Cổ phần hóa DNNN những vấn đề lý luận và thực tiễn” NXB Chính trị Quốc gia.

8. Ngân hàng Thế giới. https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview, truy cập ngày 06/01/2020.

9. Nguyễn Thị Ái Khuyên, 2018, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH tại thành phố Đà Nẵng”. Luận văn thạc sĩ.

10. Nguyễn Thị Minh Phương, 2018, “Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các DN ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ.

11. Phan Phú Dũng, 2010, “Định giá DN nhằm phục vụ CPH tại công ty thương mại Quảng Nam Đà Nẵng”. Luận văn thạc sĩ.

12. Trần Đình Cường, 2010, “Hồn thiện phương pháp xác định giá trị doanh

nghiệp trong CPH ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ.

13. Trịnh Văn Súy, 2015, “Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong q trình CPH các DNNN ở Thanh Hóa”. Luận án tiến sĩ.

14. Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Ninh Thuận, 2017, “Báo cáo công

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

1. Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 15/09/2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu;

2. Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về việc chuyển DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;

3. Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

4. Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần

5. Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng chính phủ về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển ĐVSNCL thành CTCP 6. Thông tư số 40/2018/TT-BTC ngày 04/05/2018 của Bộ Tài chính về việc

hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ CPH của các DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần;

7. Thông tư số 41/2018/TT-BTC ngày 04/05/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;

8. Thông tư số 35/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi chuyển ĐVSNCL thành công ty cổ phần theo Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg 22/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ; 9. Quyết định 3771/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng bộ

Đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

10. Quyết định số 1383/QĐ-UBND ngày 22/08/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập Ban chỉ đạo CPH Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB tỉnh Ninh Thuận;

11. Quyết định số 76/QĐ-BCĐCPH ngày 11/10/2018 về việc thành lập Tổ Giúp việc Ban chỉ đạo CPH Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận;

12. Kế hoạch số 5553/KH-UBND ngày 26/12/2018 của UBND tỉnh về thực hiện CPH Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận;

13. Quyết định số 57/QĐ-UBND ngày 21/02/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Kế hoạch tiến độ chuyển đổi Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB tỉnh Ninh Thuận thành công ty cổ phần;

14. Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 29/01/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Phương án sử dụng đất khi CPH Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB tỉnh Ninh Thuận tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước;

PHỤ LỤC CÁC BƢỚC THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA

Bƣớc 1. Xây dựng Phƣơng án cổ phần hóa

1.1. Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc.

a) Căn cứ vào kế hoạch CPH trong Danh mục sắp xếp DNNN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định CPH quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và kế hoạch, lộ trình triển khai công tác CPH.

b) Trưởng Ban Chỉ đạo lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc CPH trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo.

1.2. Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu.

Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan bao gồm:

- Các Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

- Các Hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp.

- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn thuế của cơng ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Lập dự tốn chi phí CPH theo chế độ quy định.

- Phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý phù hợp với quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trong từng thời kỳ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Lập danh sách và phương án sử dụng lao động đang quản lý.

- Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến CPH.

1.3. Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt dự tốn chi phí CPH, quyết định lựa chọn tư vấn CPH theo chế độ quy định.

1.4. Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn tiến hành:

a) Kiểm kê, phân loại tài sản và quyết tốn tài chính, quyết tốn thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý những vấn đề về tài chính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

b) Gửi phương án sử dụng đất đã được duyệt cùng tồn bộ hồ sơ có liên quan đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn để xin ý kiến về giá đất làm căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp.

c) Tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.

Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp và tổ chức tư vấn tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp Tổ chức tư vấn có chức năng định giá thì có thể th trọn gói về lập phương án CPH, xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức bán cổ phần.

1.5. Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp.

Ban Chỉ đạo thẩm tra kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi thực hiện kiểm toán quy định tại khoản 1, Điều 26 Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ, Ban Chỉ đạo trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giá trị doanh nghiệp gửi văn bản và hồ sơ đề nghị cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật vể cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập và thực tiễn tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ ninh thuận (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)