8. Kết cấu của luận văn
1.4. Nội dung pháp luật về cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập
1.4.2. Điều kiện, trình tự và thủ tục chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành
thành công ty cổ phần
- Các ĐVSNCL thực hiện chuyển thành CTCP khi bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:
+ Tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi hoặc có khả năng tự bảo đảm được tồn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên sau khi chuyển đổi.
+ Thuộc danh mục chuyển đổi thành CTCP theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Trình tự, thủ tục và các nội dung liên quan đến việc chuyển ĐVSNCL thành CTCP được thực hiện theo quy định tại Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ; những nội dung không quy định tại Quyết định 22/2015/QĐ-TTg thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ- CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành CTCP.
+ Một trong những vấn đề quan trọng khi tiến hành CPH là xử lý tài chính và xác định giá trị tài sản. ĐVSNCL có trách nhiệm kiểm kê, phân loại tài sản; lập bảng kê xác định số lượng, chất lượng và giá trị của tài sản; kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng; xác định tài sản thừa, thiếu so với sổ sách kế toán; đối chiếu, xác nhận, phân loại các khoản công nợ; lập bảng kê chi tiết đối với từng khách nợ, chủ nợ.
+ Tài sản có nguồn gốc từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi pháp luật quy định có cơ chế xử lý riêng. Đối với cơng trình phúc lợi (nhà trẻ, nhà mẫu giáo, các tài sản phúc lợi khác) đầu tư bằng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi thì khơng tính vào giá trị ĐVSNCL; CTCP tiếp tục kế thừa quản lý và sử dụng để phục vụ mục đích phúc lợi cho người lao động. Đối với diện tích nhà, đất đã bố trí làm nhà ở cho cán bộ, nhân viên nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai thì chuyển giao cho cơ
quan nhà, đất của địa phương để quản lý. Tài sản dùng cho hoạt động của đơn vị đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc tại thời điểm xác định giá trị đơn vị theo số năm công tác.
+ Giá trị vơ hình như: kinh nghiệm hoạt động, đội ngũ viên chức có trình độ, tay nghề, uy tín… là loại tài sản rất quan trọng và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá trị tài sản ĐVSNCL. Để quản lý chặt chẽ quá trình định giá tài sản đơn vị, tránh thất thoát tài sản nhà nước, việc định giá được thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ. Đối với ĐVSNCL có tổng giá trị tài sản theo sổ sách kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên phải thuê các tổ chức có chức năng định giá như các công ty kiểm tốn, cơng ty chứng khoán, doanh nghiệp thẩm định giá trong nước và ngồi nước (hay cịn gọi là tổ chức tư vấn định giá) thực hiện tư vấn xác định giá trị đơn vị.
+ Các trường hợp khác, đơn vị tự xác định giá trị và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định; nếu cần thiết, có thể thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị.
+ Căn cứ hồ sơ xác định giá trị ĐVSNCL do tổ chức tư vấn định giá xây dựng hoặc do đơn vị tự xây dựng, Ban chỉ đạo CPH sẽ thẩm tra về trình tự, thủ tục và cách xác định giá trị ĐVSNCL chuyển đổi theo quy định, báo cáo cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cơng bố giá trị ĐVSNCL.
+ Khi thực hiện chuyển đổi thành CTCP, đơn vị có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao động tại thời điểm quyết định chuyển đổi và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ nghỉ việc, thôi việc cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các quyền lợi khác theo quy định hiện hành; kế thừa mọi trách nhiệm đối với người lao động từ ĐVSNCL chuyển sang; có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động; kế thừa các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác đã bàn giao từ ĐVSNCL sang CTCP; có trách nhiệm theo dõi, đơn đốc thu hồi nợ phải thu và thực hiện nghĩa vụ trả nợ; được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn nhận bàn giao để tổ chức kinh doanh có hiệu quả.
1.4.3. Hình thức chuyển đổi, phƣơng thức bán cổ phần, đối tƣợng và điều kiện mua cổ phần
* Hình thức chuyển đổi:
+ Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại ĐVSNCL, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
+ Bán một phần vốn nhà nước hiện có.
+ Kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
* Phương thức bán cổ phần lần đầu: Bán đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp.
* Đối tượng mua cổ phần + Nhà đầu tư trong nước; + Nhà đầu tư nước ngoài; + Nhà đầu tư chiến lược. * Điều kiện mua cổ phần
- Nhà đầu tư trong nước:
+ Nhà đầu tư trong nước là cá nhân người Việt Nam và các tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam12.
+ Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của ĐVSNCL thực hiện chuyển đổi với số lượng không hạn chế13.
- Nhà đầu tư nước ngoài:
+ Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các tổ chức và cá nhân nước ngoài được quy định tại Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
+ Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của ĐVSNCL thực hiện chuyển đổi theo quy định tại Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng
12Trừ các trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều Điều 4 Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ
13
Chính phủ. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về CPH và chuyển đổi DNNN.
+ Nhà đầu tư nước ngồi có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.
- Nhà đầu tư chiến lược:
+ Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngồi có năng lực tài chính, chuyển giao cơng nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với đơn vị.
+ Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, lĩnh vực hoạt động và yêu cầu mở rộng phát triển đơn vị, Ban Chỉ đạo CPH ĐVSNCL xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trình cơ quan quyết định CPH phê duyệt. Số lượng nhà đầu tư chiến lược được xác định tối đa là 03 nhà đầu tư. Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ ngày đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đơng chấp thuận.
+ Trường hợp nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết, vi phạm hạn chế chuyển nhượng theo quy định thì phải bồi thường mọi tổn thất xảy ra theo đúng hợp đồng cam kết và quy định của pháp luật hiện hành.
+ Nguyên tắc xác định giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược:
* Đối với trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sau khi đấu giá cơng khai thì giá bán do Ban Chỉ đạo CPH thỏa thuận trực tiếp với các nhà đầu tư chiến lược nhưng không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất.
* Đối với trường hợp thỏa thuận trực tiếp hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược có đủ tiêu chuẩn và đã thực hiện đăng ký mua trước khi thực hiện đấu giá cơng khai thì giá bán là giá thỏa thuận giữa các bên hoặc là giá đấu thành công
nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án chuyển đổi phê duyệt.
- Thành viên Ban Chỉ đạo CPH (trừ các thành viên là đại diện của các ĐVSNCL), các tổ chức tài chính trung gian, các cá nhân trực tiếp tư vấn, định giá, đấu giá bán cổ phần của ĐVSNCL không được tham gia đấu giá mua cổ phần phát hành lần đầu của đơn vị đó.
1.4.4. Quy trình chuyển đơn vị sự nghiệp cơng lập thành cơng ty cổ phần
Trình tự, thủ tục và các nội dung liên quan đến việc chuyển ĐVSNCL thành CTCP được thực hiện theo quy định tại Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ; những nội dung không quy định tại Quyết định 22/2015/QĐ-TTg thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ- CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành CTCP.
Tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định quy trình chuyển ĐVSNCL thành CTCP bao gồm ba bước công việc.
(Các bước thực hiện chi tiết tại Phụ lục)
1.4.5. Xác định giá trị doanh nghiệp
* Giá trị doanh nghiệp trong q trình cổ phần hóa
- Là những giá trị hiện có của doanh nghiệp bao gồm tồn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hố, có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua người bán cổ phần đều chấp nhận được. Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, quỹ khen thưởng quỹ phúc lợi.
- Giá trị doanh nghiệp bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, giá trị vốn góp liên doanh doanh nghiệp khác…
- Giá trị thực tế doanh nghiệp cổ phần hố khơng bao gồm tài sản doanh nghiệp thuê mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết các tài sản khác không phải của doanh nghiệp bao gồm:
+ Giá trị các khoản phải thu khó địi đã được trừ vào giá trị doanh ngiệp; + Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những cơng trình đã bị đình hỗn trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
+ Các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác được cơ quan thẩm quyền quyết định chuyển cho đối tác khác;
+ Tài sản thuộc cơng trình phúc lợi được đầu tư bằng quỹ khen thưởng, từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp và của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
* Giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp thành CTCP thì giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tùy thuộc vào yếu tố doanh nghiệp khác nhau mà Nhà nước nắm giữ những phần vốn nhất định thông qua tỷ lệ cổ phần. Thông thường tỷ lệ cổ phần hay giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp chia làm ba loại:
- Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối; - Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần ở mức thấp; - Nhà nước không nắm giữ cổ phần ở doanh nghiệp. * Lợi thế doanh nghiệp trong q trình cổ phần hóa
Được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên phần vốn nhà nước của doanh nghiệp bình quân trong ba năm liền kề trước khi CPH so với lãi suất trái phiếu của Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất nhân với giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở thời điểm định giá.
Nếu doanh nghiệp có giá trị thương hiệu được thị trường chấp nhận thì xác định căn cứ vào thị trường.
1.4.6. Những phƣơng pháp xây dựng giá trị doanh nghiệp và những điều kiện, ý nghĩa của việc xác định chính xác giá trị doanh nghiệp
* Những căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình CPH:
- Số liệu trong sổ sách kế toán doanh nghiệp tại thời điểm CPH;
- Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê và phân loại tài sản thực tế doanh nghiệp tại thời điểm CPH;
- Giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địa lý hay uy tín của doanh nghiệp, tính chất độc quyền về thương hiệu, sản phẩm doanh nghiệp.
- Khả năng sinh lời của doanh nghiệp xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
* Phương pháp xác định giá trị của doanh nghiệp trong quá trình CPH:
Tuỳ theo điều kiện nghành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp cho phép áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hố theo hưóng dẫn của bộ tài chính.
Xét về hình thức CPH là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá cổ phần của mình trong doanh nghiệp cho các tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp bằng đấu giá cơng khai hay thơng qua thị trường chứng khốn. Việc xác định chính xác giá trị doanh nghiệp sẽ tránh thiệt hại cho hai bên tham gia mua và bán, khi giá trị doanh nghiệp được định giá thấp hơn giá trị của nó thì làm mất vốn của nhà nước, ngược lại định giá cao hơn giá trị doanh nghiệp thì gây thiệt hại cho người mua và không bán được cổ phần của doanh nghiệp.
Sau đây là một vài phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hố DNNN:
- Phương pháp tài sản ròng: phương pháp này xác định giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá thị trường của các tài sản của nó, theo phương pháp này, giá thị trường của tài sản được tính tốn dựa trên bảng cân đối kế toán và tham khảo giá thị trường của loại tài sản tương tự hay cùng loại.
- Phương pháp định giá theo khả năng sinh lời: là giá trị của doanh nghiệp có thể được tính bằng giá trị hiện tại của các dịng lợi nhuận dự tính thu được trong tương lai
- Giá trị doanh nghiệp cũng có thể được tính thơng qua lợi nhuận bình qn và tỷ suất lợi nhuận bình quân.
* Việc các doanh nghiệp sử dụng các phương pháp khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình CPH vì một số lý do sau:
Thứ nhất, các nhà hoạt động kinh tế tại các khu vực khác nhau của nền kinh
tế (công lập và tư nhân) thường theo đuổi cách phân loại khác nhau về lợi nhuận và chi phí. Trong trường hợp chuyển đổi từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vự tư nhân, đây là điều có ảnh hưởng rất lớn.
Thứ hai, ngay trong cùng khu vực của nền kinh tế các nhà hoạt động kinh tế
khác nhau thường có các kỳ vọng khác nhau về lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp.
Thứ ba, các nhà hoạt động kinh tế khác nhau thường có những thơng tin khác
nhau về doanh nghiệp và có những cơ hội đầu tư khác nhau, nên tỷ suất chiết khấu được lựa chọn khác nhau.
Như vậy, do vị thế khác nhau đối với doanh nghiệp, mỗi bên hữu quan của doanh nghiệp sẽ định giá doanh nghiệp theo các lợi ích và chi phí có liên quan đến mình. Trong bối cảnh đó, để nghiên cứu và định giá của doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu ta cần có sự thống nhất nhất định.
* Điều kiện để xác định chính xác giá trị doanh nghiệp: