Xác định giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật vể cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập và thực tiễn tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ ninh thuận (Trang 37)

8. Kết cấu của luận văn

1.4. Nội dung pháp luật về cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập

1.4.5. Xác định giá trị doanh nghiệp

* Giá trị doanh nghiệp trong q trình cổ phần hóa

- Là những giá trị hiện có của doanh nghiệp bao gồm tồn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hố, có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua người bán cổ phần đều chấp nhận được. Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, quỹ khen thưởng quỹ phúc lợi.

- Giá trị doanh nghiệp bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, giá trị vốn góp liên doanh doanh nghiệp khác…

- Giá trị thực tế doanh nghiệp cổ phần hố khơng bao gồm tài sản doanh nghiệp thuê mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết các tài sản khác không phải của doanh nghiệp bao gồm:

+ Giá trị các khoản phải thu khó đòi đã được trừ vào giá trị doanh ngiệp; + Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những cơng trình đã bị đình hỗn trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;

+ Các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác được cơ quan thẩm quyền quyết định chuyển cho đối tác khác;

+ Tài sản thuộc cơng trình phúc lợi được đầu tư bằng quỹ khen thưởng, từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp và của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

* Giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp thành CTCP thì giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tùy thuộc vào yếu tố doanh nghiệp khác nhau mà Nhà nước nắm giữ những phần vốn nhất định thông qua tỷ lệ cổ phần. Thông thường tỷ lệ cổ phần hay giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp chia làm ba loại:

- Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối; - Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần ở mức thấp; - Nhà nước không nắm giữ cổ phần ở doanh nghiệp. * Lợi thế doanh nghiệp trong q trình cổ phần hóa

Được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên phần vốn nhà nước của doanh nghiệp bình quân trong ba năm liền kề trước khi CPH so với lãi suất trái phiếu của Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất nhân với giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở thời điểm định giá.

Nếu doanh nghiệp có giá trị thương hiệu được thị trường chấp nhận thì xác định căn cứ vào thị trường.

1.4.6. Những phƣơng pháp xây dựng giá trị doanh nghiệp và những điều kiện, ý nghĩa của việc xác định chính xác giá trị doanh nghiệp

* Những căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình CPH:

- Số liệu trong sổ sách kế toán doanh nghiệp tại thời điểm CPH;

- Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê và phân loại tài sản thực tế doanh nghiệp tại thời điểm CPH;

- Giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địa lý hay uy tín của doanh nghiệp, tính chất độc quyền về thương hiệu, sản phẩm doanh nghiệp.

- Khả năng sinh lời của doanh nghiệp xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

* Phương pháp xác định giá trị của doanh nghiệp trong quá trình CPH:

Tuỳ theo điều kiện nghành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp cho phép áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hố theo hưóng dẫn của bộ tài chính.

Xét về hình thức CPH là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá cổ phần của mình trong doanh nghiệp cho các tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp bằng đấu giá cơng khai hay thơng qua thị trường chứng khốn. Việc xác định chính xác giá trị doanh nghiệp sẽ tránh thiệt hại cho hai bên tham gia mua và bán, khi giá trị doanh nghiệp được định giá thấp hơn giá trị của nó thì làm mất vốn của nhà nước, ngược lại định giá cao hơn giá trị doanh nghiệp thì gây thiệt hại cho người mua và không bán được cổ phần của doanh nghiệp.

Sau đây là một vài phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hố DNNN:

- Phương pháp tài sản ròng: phương pháp này xác định giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá thị trường của các tài sản của nó, theo phương pháp này, giá thị trường của tài sản được tính tốn dựa trên bảng cân đối kế toán và tham khảo giá thị trường của loại tài sản tương tự hay cùng loại.

- Phương pháp định giá theo khả năng sinh lời: là giá trị của doanh nghiệp có thể được tính bằng giá trị hiện tại của các dịng lợi nhuận dự tính thu được trong tương lai

- Giá trị doanh nghiệp cũng có thể được tính thơng qua lợi nhuận bình qn và tỷ suất lợi nhuận bình quân.

* Việc các doanh nghiệp sử dụng các phương pháp khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình CPH vì một số lý do sau:

Thứ nhất, các nhà hoạt động kinh tế tại các khu vực khác nhau của nền kinh

tế (công lập và tư nhân) thường theo đuổi cách phân loại khác nhau về lợi nhuận và chi phí. Trong trường hợp chuyển đổi từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vự tư nhân, đây là điều có ảnh hưởng rất lớn.

Thứ hai, ngay trong cùng khu vực của nền kinh tế các nhà hoạt động kinh tế

khác nhau thường có các kỳ vọng khác nhau về lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp.

Thứ ba, các nhà hoạt động kinh tế khác nhau thường có những thơng tin khác

nhau về doanh nghiệp và có những cơ hội đầu tư khác nhau, nên tỷ suất chiết khấu được lựa chọn khác nhau.

Như vậy, do vị thế khác nhau đối với doanh nghiệp, mỗi bên hữu quan của doanh nghiệp sẽ định giá doanh nghiệp theo các lợi ích và chi phí có liên quan đến mình. Trong bối cảnh đó, để nghiên cứu và định giá của doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu ta cần có sự thống nhất nhất định.

* Điều kiện để xác định chính xác giá trị doanh nghiệp:

Xác định giá trị doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình CPH DNNN nói chung và CPH ĐVSNCL nói riêng. Vì vậy q trình xác định giá trị doanh nghiệp cần có những điều kiện và quy định cụ thể để nhằm xác định chính xác giá trị doanh nghiệp trong q trình cổ phần hố DNNN nhằm đảm bảo lợi ích giữa người mua và người bán, lợi ích giữa nhà nước và các thành viên CTCP, những điều kiện đó là:

- Doanh nghiệp nhà nước cần xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp như các tài sản thuê mượn, nhận góp vốn liên doanh liên kết, tài sản không dùng, tài sản đầu tư bằng quỹ khen thưởng quỹ phúc lợi, giá trị quyền sử dụng đất… Doanh nghiệp cần xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp cần có những tổ chức đánh giá và phương pháp đánh giá phù hợp từng doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau.

- Thành viên trong tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp phải có chun mơn, đạo đức nghề nghiệp và phải tận tâm với công việc để đảm bảo quyền lợi của các bên.

* Ý nghĩa việc xác định đúng giá trị doanh nghiệp:

Việc xác định giá trị doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết, nan giải, gây ra nhiều tranh cãi và có ý nghĩa rất quan trọng trong q trình cổ phần hố, việc thực hiện chính xác trong định giá doanh nghiệp là một trong những thành cơng của q trình CPH. Một mặt nó đảm bảo lợi ích thiết thực của Nhà nước và lợi ích của người mua hay các thành viên trong CTCP khi tiến hành CPH; mặt khác nó cịn có yếu tố tâm lý cho các thành viên tham gia mua cổ phiếu, tạo tâm lý ổn định, tin tưởng của các cá nhân, tổ chức khi tham gia quá trình CPH; thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch Nhà nước đề ra để nhanh chóng chuyển đổi một số DNNN và ĐVSNCL thành CTCP, giải quyết được những vướng mắc, những bất hợp lý trong quá trình CPH.

1.5. Các nhân tố khác ảnh hƣởng đến cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp cơng lập lập

1.5.1. Nhân tố Quản lý Nhà nƣớc của ngành chủ quản

Trong nền kinh tế thị trường, mọi Nhà nước dù thuộc chế độ chính trị nào, ở bất cứ quốc gia nào cũng đều có những biện pháp can thiệp, quản lý nền kinh tế trong một giới hạn nhất định nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững và phát triển đất nước. Đây là vai trị có tính tất yếu khách quan của Nhà nước. Nền kinh tế thị trường cần phải có sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo cho nền kinh tế đi đúng quy luật thị trường, đồng thời phát triển bền vững. Tuy nhiên, với những mục tiêu khác nhau như giảm nghèo, y tế, giáo dục, chức năng kinh tế, bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng khác với các Nhà nước khác.

Quản lý nền hành chính Nhà nước đối với các DNNN hay ĐVSNCL cũng được thực hiện như đối với các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế. Chính phủ thống nhất quản lý đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý theo ngành, lĩnh vực. UBND cấp tỉnh

thực hiện quản lý trong phạm vi địa phương. Việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cơng ích của ĐVSNCL đã chuyển đổi từ việc CPH là mơ hình tiến bộ, tất yếu và cần tiếp tục khích lệ.

Vai trị quan trọng của QLNN đối với quá trình CPH các ĐVSNCL được thể hiện thơng qua các chủ trương, chính sách cũng như cách thức tổ chức, triển khai thực hiện và theo dõi, đánh giá, tổng kết. Lý luận và thực tiễn về CPH của các nước cho thấy: nếu Nhà nước quyết tâm thực hiện CPH các ĐVSNCL, các DNNN thì quá trình này sẽ được thực hiện một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn. Ngược lại, nếu sự quyết tâm của Nhà nước khơng đủ lớn thì q trình CPH các ĐVSNCL, các DNNN sẽ bị chậm trễ, kéo dài, thậm chí bị đình trệ. Sự quyết tâm của Chính phủ sẽ được “lan tỏa” xuống các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện.

CPH ĐVSNCL cũng là tư nhân hóa một phần ĐVSNCL. CPH được thực hiện thông qua việc chia vốn của một số ĐVSNCL nhất định ra thành các cổ phần. Một phần cổ phần phát hành được bán cho tư nhân hoặc cho người lao động, một phần Nhà nước sở hữu. CPH khơng xóa bỏ hồn tồn sở hữu Nhà nước trong các ĐVSNCL mà chỉ giảm mức độ sở hữu của Nhà nước. Trong các ĐVSNCL được CPH, có cổ phần của Nhà nước (gồm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, hoặc cổ phần ở mức thấp), đồng thời có cổ phần của tư nhân và cổ phần của người lao động. Tại Việt Nam, CPH được coi là giải pháp cải cách, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL. Mục tiêu của CPH ĐVSNCL tại Việt Nam khơng phải là để tư nhân hóa ĐVSNCL mà là để tạo ra một loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu nhằm vừa sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước, vừa huy động thêm vốn của xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ công với chất lượng tốt hơn nhằm tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho ĐVSNCL được CPH, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.

Chính sách, pháp luật của Nhà nước có vai trị quyết định để thúc đẩy thực hiện và quản lý quá trình CPH các ĐVSNCL. Chính sách, pháp luật về CPH sử

dụng kết hợp các biện pháp hành chính và kinh tế trong tổ chức thực hiện CPH ĐVSNCL sẽ thúc đẩy quá trình CPH của các ĐVSNCL. Đặc biệt, thơng qua việc sử dụng các quy định liên quan đến trách nhiệm cá nhân và lợi ích kinh tế của các ĐVSNCL, chính sách của Nhà nước đảm bảo tiến độ thực hiện CPH theo yêu cầu. Nhà nước cũng ban hành các chính sách khuyến khích các ĐVSNCL có đủ điều kiện đẩy nhanh tiến độ CPH. Chính sách Nhà nước khuyến khích các ĐVSNCL thực hiện CPH được thể hiện bằng hệ thống các văn bản, các quy định… của Nhà nước. Tác động của chính sách khuyến khích là nhằm tạo động lực thúc đẩy các ĐVSNCL phấn đấu thực hiện mục tiêu CPH với mong muốn thu được hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Động lực đó càng lớn nếu nhận thức được đầy đủ và kết hợp được một cách hợp lý các loại lợi ích kinh tế tồn tại khách quan trong cơ chế thị trường. Chính sách đúng đắn, các quy định pháp luật đầy đủ sẽ khuyến khích góp phần tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào quá trình CPH các ĐVSNCL, hình thành các CTCP. Từ đó, mỗi DN sẽ thu được lợi ích cho chính họ và đồng thời góp phần mang lại lợi ích chung trong việc cung cấp các dịch vụ công chất lượng cho xã hội.

Nhà nước nêu ra các mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được và đề ra các trách nhiệm, quyền lợi tương ứng với hành vi và kết quả đạt được của ĐVSNCL. Các ĐVSNCL với tư cách là đối tượng và chủ thể của quá trình CPH sẽ tự mình xác định và lựa chọn cách thức thực hiện nhiệm vụ để đạt mục tiêu đề ra. Quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại các ĐVSNCL gồm những nội dung: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại ĐVSNCL. Xây dựng chiến lược đầu tư phát triển ĐVSNCL theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành. Xây dựng, lưu giữ các thông tin cơ bản về ĐVSNCL, theo dõi, giám sát hoạt động của ĐVSNCL. Ban hành danh mục, phương thức quản lý tài chính, chính sách ưu đãi đối với sản phẩm, dịch vụ cơng ích từng thời kỳ. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước tại ĐVSNCL, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm. Các cơ quan QLNN, theo

chức năng, nhiệm vụ của mình đã thực hiện QLNN trong lĩnh vực này khá nghiêm túc.

1.5.2. Nhân tố Ngƣời lãnh đạo và nguồn lực sản xuất của đơn vị sự nghiệp công lập

Lãnh đạo ĐVSNCL là người đứng đầu một ĐVSNCL, nên vai trò của họ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của ĐVSNCL nói chung và q trình CPH nói riêng. Nhà lãnh đạo là người đại diện cho ĐVSNCL, thay mặt, đại diện cho đơn vị trước pháp luật; là người điều hành ĐVSNCL. Vì vậy, kết quả của quá trình CPH mà ĐVSNCL cần thực hiện đều là sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp từ những quyết định của nhà lãnh đạo ĐVSNCL. Khi ĐVSNCL thực hiện thành cơng q trình CPH thì công sức đầu tiên thuộc về lãnh đạo, và khi ĐVSNCL khơng thực hiện tốt q trình CPH thì trách nhiệm đầu tiên cũng thuộc về lãnh đạo, người đứng đầu đơn vị. Lãnh đạo ĐVSNCL là người chỉ huy, đứng đầu đơn vị, xác định được nhiệm vụ CPH rõ ràng, chính xác cho ĐVSNCL, xác định được lộ trình để đạt mục tiêu CPH, huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu. Nhà lãnh đạo là cầu nối giữa các bộ phận trong ĐVSNCL với nhau và giữa ĐVSNCL với hệ thống bên ngoài, là người quản lý cấp cao, chịu trách nhiệm xây dựng, thực thi các chiến lược, lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu CPH ĐVSNCL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật vể cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập và thực tiễn tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ ninh thuận (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)