8. Kết cấu của luận văn
2.1. Thực trạng pháp luật về cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp cơng lập ở Việt
2.1.2. Những tồn tại, hạn chế, bất cập
Bên cạnh những kết quả khiêm tốn đạt được, việc thực hiện pháp luật CPH ĐVSNCL đã bộc lộ những bất cập, hạn chế:
- Số lượng đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước thực hiện chuyển đổi sang CTCP chưa nhiều.
- Với hình thức ban hành là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 22/2015/QĐ-TTg chưa thể đưa ra được các chính sách riêng, đặc thù để hướng dẫn chuyển đổi các ĐVSNCL một cách hiệu quả (chỉ dẫn chiếu tới các quy định của các Nghị định khác), chưa đưa ra các chính sách cụ thể để khuyến khích, đẩy mạnh việc chuyển đổi ĐVSNCL thành CTCP.
- Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa có quy định về việc bán tồn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại ĐVSNCL hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Do đó trong q trình triển khai thực tế có địa phương đề nghị thực hiện chuyển đổi theo hình thức trên nhưng chưa có hành lang pháp lý hướng dẫn15.
- Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg chưa có hướng dẫn xử lý số dư nguồn kinh phí cải cách tiền lương tại thời điểm chuyển đổi thành CTCP. Do đó, trong quá trình chuyển đổi ĐVSNCL tại các đơn vị ở địa phương chưa có hướng dẫn thực hiện16.
15Cụ thể như trường hợp của UBND tỉnh Bắc Kạn, trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Bắc Kạn, ngày 07/01/2017 Văn phịng Chính phủ đã có cơng văn số 946/VPCP-ĐMDN thơng báo ý kiến của Lãnh đạo Chính phủ đồng ý cho phép chuyển hai ĐVSNCL thuộc UBND tỉnh Bắc Kạn thành CTCP theo hình thức: Bán tồn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
16 Cụ thể, Sở Tài chính tỉnh Sơn La xin ý kiến về việc xử lý nguồn kinh phí cải cách tiền lương khi thực hiện CPH Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường tỉnh Sơn La. Theo đó, ngày 22/02/2018 Bộ Tài chính đã có cơng văn số 2067/BTC-TCDN trả lời Sở Tài chính tỉnh Sơn La: Nguồn cải cách tiền lương cịn dư tại thời điểm chuyển đổi thành CTCP của Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường tỉnh Sơn La không được sử dụng để chia cho người lao động.
- Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg chưa có hướng dẫn về việc trích 40% chênh lệch thu chi từ hoạt động dịch vụ để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương khi quyết toán chuyển đổi từ ĐVSNCL thành CTCP.
- Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg chưa có hướng dẫn xử lý các quỹ, nguồn thu đặc thù của ĐVSNCL tại thời điểm chuyển đổi như: Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập; Xử lý khoản kinh phí NSNN, Cơng ty mẹ của Tập đồn kinh tế, Cơng ty mẹ của Tổng cơng ty nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc đơn vị cấp trên cấp (kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu, kinh phí đào tạo...).
- Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg chưa hướng dẫn hết các nội dung về chuyển đổi các ĐVSNCL thành CTCP, nhiều nội dung còn dẫn chiếu tới quy định về CPH doanh nghiệp17. Thực tế các quy định về tài chính, kế tốn đối với ĐVSNCL và doanh nghiệp là khác nhau. Do vậy, việc hướng dẫn chuyển đổi các ĐVSNCL thực hiện theo quy định như đối với doanh nghiệp có thể tạo bất cập, khó khăn cho các đơn vị khi triển khai áp dụng.
- Ngoài ra, các quy định về chính sách ưu đãi cho các ĐVSNCL tại Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg chưa đủ hấp dẫn, thu hút để thúc đẩy và tạo động lực cho các ĐVSNCL lập thực hiện CPH.