- Thực hiện nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tả
2.5. Trật tự quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hoá Trung tâm Đăng kiểm xe
kiểm xe cơ giới đƣờng bộ Ninh Thuận
2.5.1. Tổ chức và quản lý điều hành
Sau khi CPH, ĐVSNCL sẽ chuyển đổi sang mơ hình CTCP và hoạt động dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, với sự giám sát của Ban Kiểm soát, theo sự ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Việc thành lập HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Giám đốc sẽ tuân thủ theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ của CTCP. Điều lệ, được xây dựng trên cơ sở tôn trọng các quy định của pháp luật hiện hành, là cơ sở cho hoạt động của công ty cổ phần. Bộ máy quản lý điều hành đơn vị được sắp xếp tinh gọn, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh sau giai đoạn CPH, đồng thời đảm bảo phát huy hết các nguồn lực của công ty.
Cơ cấu, tổ chức bộ máy Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận sau khi chuyển sang hoạt động theo mơ hình CTCP sẽ đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Tận dụng tối đa nguồn lao động của đơn vị tại thời điểm CPH trên tinh thần tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu và định hướng hoạt động trong tương lai.
- Ln có kế hoạch tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân sự có năng lực chuyên môn và khả năng quản lý để tạo nguồn nhân lực kế thừa cho đội ngũ quản trị của cơng ty.
- Có chính sách thu hút nguồn nhân lực hiệu quả, tạo môi trường và điều kiện làm việc thơng thống, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với những đặc trưng riêng, tạo sự gắn kết trong nhân viên và giữa nhân viên với công ty.
- Xây dựng chính sách lương thưởng dựa trên năng lực và trình độ của cán bộ nhân viên, nhằm đảm bảo phân phối thu nhập một cách hợp lý, xứng đáng với sự đóng góp của mỗi cá nhân, tạo động lực để mọi thành viên trong cơng ty có sự phấn đấu, nỗ lực để đạt được những thành quả lớn hơn.
- Song song với việc sắp xếp và củng cố lao động, công tác đào tạo và việc tuyển dụng mới cũng được ban lãnh đạo công ty rất chú trọng. Hoạt động này nhằm bố trí sắp xếp lại lao động phù hợp với chuyên mơn, sở trường, tận dụng có hiệu quả một cách triệt để nguồn nhân lực của đơn vị.
Cơ cấu tổ chức của CTCP Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận giai đoạn sau CPH dự kiến như sau: (hình 2.6 )
Đại hội đồng cổ đơng: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của CTCP. Đại
hội đồng cổ đơng có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của CTCP; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; quyết định tổ chức lại, giải thể CTCP và các quyền nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Hội đồng quản trị: Là tổ chức quản lý cao nhất của CTCP do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra với nhiệm kỳ là 05 năm. Hội đồng quản trị nhân danh CTCP quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của CTCP, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong CTCP. Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị do pháp luật và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của CTCP và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.
Ban kiểm soát: Ban kiểm sốt do Đại hội đồng cổ đơng bầu ra với nhiệm kỳ
05 năm; thành viên Ban kiểm sốt có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ khơng hạn chế. Ban kiểm sốt có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành cơng tác kế tốn, thống kê và lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đơng. Ban kiểm sốt hoạt đông độc lập với Hội đồng quản trị và Giám đốc.
Ban Giám đốc: Bao gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc phụ trách từng lĩnh
vực với nhiệm kỳ hoạt động 05 năm. Giám đốc do Hội đồng quản trị CTCP quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, Giám đốc là đại diện pháp luật của CTCP, điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của CTCP; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Các phòng ban chức năng: Bao gồm các phịng nghiệp vụ có nhiệm vụ thực
hiện các cơng việc do Ban Giám đốc giao và thực hiện theo Quyết định quy định vể chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Giám đốc ban hành. Lãnh đạo các phòng, ban do Giám đốc quyết định theo phân cấp được Hội đồng quản trị phê duyệt.
2.5.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến đơn vị sau khi cổ phần hoá 2.5.2.1. Cơ hội
Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập tăng cao của Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng, tỷ lệ thuận với lượng mua sắm phương tiện cá nhân và kinh doanh vận tải ngày càng tăng.
Sau khi chuyển thành CTCP, đơn vị sẽ có cơ hội kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư có kinh nghiệm, có năng lực tài chính và có cơng nghệ phù hợp với đặc điểm ngành nghề của đơn vị giúp đơn vị chủ động hơn trong vấn đề tài chính và đầu tư, dễ dàng nắm bắt cơ hội phát triển kinh doanh.
Với mơ hình hoạt động mới sau chuyển đổi, đơn vị có thể mở rộng thêm các ngành nghề khác liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính hiện tại góp phần tăng trưởng cho cơng ty sau khi CPH.
Sau CPH sẽ giúp đơn vị tăng tính tự chủ, đổi mới tư duy quản lý, cải cách phương pháp làm việc, tinh gọn lực lượng lao động, hoàn thiện về máy móc dây chuyền kiểm định cũng như thái độ phục vụ khách hàng nhằm nâng cao chất lượng kiểm định, tăng tính cạnh tranh.
2.5.2.2. Thách thức
Với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa ngành đăng kiểm, thu hút nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư kết hợp với việc không tiếp tục quy hoạch đối với lĩnh vực kiểm định xe cơ giới sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh cho đơn vị trong thời gian tới khi có thêm các Dịch vụ đăng kiểm mới ra đời.
Áp lực nguồn nhân lực, đặc biệt là kiểm định viên bậc cao hiện tại trên địa bàn tỉnh khơng nhiều vì vậy trong tương lai khi có nhiều Dịch vụ đăng kiểm khác ra đời sẽ tạo sức ép lên nguồn nhân lực trong ngành nói chung và đơn vị nói riêng.
2.5.2.3. Các rủi ro dự kiến
* Rủi ro về kinh tế:
Sự biến động của nền kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ gây ra những rủi ro nhất định cho các chủ thể tham gia nền kinh tế. Việc đánh giá sự biến động của nền kinh tế có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp dự báo và chủ động trong việc xây dựng và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách phù hợp và hiệu quả. Có nhiều yếu tố để xem xét và đánh giá sự biến động của nền kinh tế; trong đó có các yếu tố như: triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, lạm phát,…
Bất cứ thị trường nào, dù phát triển hay đang phát triển, mới nổi hay cận biên,… cũng đều chịu sự chi phối của nhân tố này. Nền kinh tế hội nhập không chỉ kéo theo sự lan truyền rủi ro ngày càng nhanh mà còn khuếch đại tác động mà rủi ro đó đem lại. Là một cá thể tham gia vào tổng thể hoạt động của nền kinh tế, chắc chắn công ty sau khi CPH cũng khơng nằm ngồi phạm vi ảnh hưởng trước sự thay đổi của các nhân tố đó.
* Rủi ro lạm phát:
Nhìn chung, từ năm 2014 đến nay, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức quanh 4%/năm. Trong 02 năm gần nhất 2017 và 2018, tỷ lệ lạm phát Việt Nam lần lượt ở
mức 3,53% và 3,54%32. Điều này cho thấy, tình hình lạm phát Việt Nam đang ở mức ổn định và tích cực. Điều này giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định và phát triển. (hình 2.7)
* Rủi ro lãi suất:
Năm cơng cụ để điều hành chính sách tiền tệ của quốc gia gồm: Tái cấp vốn, Lãi suất (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác), Tỷ giá hối đoái, Tỷ lệ dự trữ bắt buộc và Nghiệp vụ thị trường mở, trong đó Lãi suất được xem là một trong những công cụ quan trọng nhất và hữu dụng hàng đầu của chính sách tiền tệ.
Về phía cơng ty, rủi ro về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến dịng tiền của cơng ty trong tương lai đặc biệt là các khoản tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn. Ngồi ra, trong tương lai khi có nhu cầu đầu tư mới thì việc lãi suất đang có xu hướng tăng sẽ làm tăng chi phí vốn gây trở ngại cho cơng ty trong trường hợp tiếp cận vốn vay ngân hàng.
* Rủi ro pháp lý:
Tính ổn định và thống nhất của hệ thống luật pháp sẽ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như của các doanh nghiệp khác. Đó là rủi ro pháp lý ở khía cạnh hệ thống, ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Sự thay đổi này có thể mang đến những thuận lợi nhưng cũng có thể tạo ra những bất lợi cho hoạt động của công ty.
Hoạt động kinh doanh của công ty chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau (Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Chứng khoán năm 2019, Các quy định trong ngành đăng kiểm,…). Các văn bản pháp lý này sẽ tiếp tục được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Bất cứ sự thay đổi nào cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.
Khả năng quản trị và kiểm sốt hoạt động doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hạn chế rủi ro pháp lý. Cùng với quá trình phát triển, cơng ty sẽ tiếp tục có cơ chế theo dõi, cập nhật và điều chỉnh để có sự thích nghi tốt
nhất với sự thay đổi của môi trường pháp lý.
* Rủi ro đặc thù ngành:
Đăng kiểm xe cơ giới là ngành nghề có điều kiện, địi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe, đặc biệt là tiêu chí nguồn nhân lực. Để duy trì hoạt động ổn định và phát triển mở rộng thì đơn vị phải đảm bảo đủ số lượng đăng kiểm viên và đăng kiểm viên bậc cao. Tuy nhiên trên thực tế số lượng đăng kiểm viên đạt yêu cầu trên địa bàn tỉnh cịn hạn chế, ngồi ra trong tương lai sẽ phải cạnh tranh với các Dịch vụ đăng kiểm mới, vì vậy áp lực và rủi ro thiếu hụt đăng kiểm viên là khó tránh khỏi.
Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp thì trong quá trình thực thi nhiệm vụ sẽ xuất hiện các rủi ro khi các đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ khơng tn thủ đúng quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn dẫn đến sai phạm và sẽ bị cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm tra, đình chỉ cơng tác sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền hoạt động hoặc Công ty sẽ bị thu hồi giấy phép, đóng cửa khơng cho hoạt động nếu vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc, quy định của ngành.
* Rủi ro quản trị doanh nghiệp:
Sau khi chuyển sang mơ hình CTCP, cơ chế hoạt động và cơ cấu tổ chức sẽ có nhiều sự khác biệt so với mơ hình ĐVSNCL trước đây. Vì vậy, địi hỏi khả năng quản trị của ban lãnh đạo doanh nghiệp cần được cập nhật và nâng cao để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp theo mơ hình mới cũng như sức ép cạnh tranh của thị trường.
* Rủi ro khác:
Bên cạnh các rủi ro nêu trên, công ty cũng như các đơn vị kinh tế khác, sẽ chịu ảnh hưởng và bị tổn thất trong trường hợp xảy ra các rủi ro bất khả kháng như: thiên tai33, hỏa hoạn, địch hoạ, …
2.5.3. Các giải pháp đề xuất sau khi cổ phần hoá 2.5.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý 2.5.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý
Về bộ máy: Sẽ tiến hành sắp xếp lại bộ máy theo mô hình tổ chức gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả. Song song với việc kiện toàn bộ máy tổ chức cũng sẽ xây
dựng cơ chế hỗ trợ các tổ chức đoàn thể trong đơn vị hoạt động tốt để nhằm động viên, phát huy quyền dân chủ của người lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động.
Bộ máy quản lý phải tuyển thêm những lao động có kinh nghiệm, có tay nghề cao trong các ngành nghề mới, đồng thời phải có sự hỗ trợ của các cổ đơng mới có tiềm lực về tài chính, cơng nghệ, quản trị…trong tương lai.
Về quản lý điều hành: Tiến hành xây dựng các quy chế quản lý điều hành phù hợp với loại hình doanh nghiệp mới, áp dụng cơng nghệ thơng tin trong công tác quản lý để nâng cao hiệu quả và phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay.
2.5.3.2. Giải pháp về công nghệ
Thay thế dần các thiết bị cũ, đã và đang xuống cấp. Đầu tư, trang thiết bị hiện đại đổi mới công nghệ để tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Lắp đặt dây chuyền đăng kiểm mới và đầu tư các trang thiết bị đăng kiểm hiện đại, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an tồn kỹ thuật do Bộ Giao thơng vận tải quy định và đồng bộ với hệ thống thiết bị của hệ thống đăng kiểm trên cả nước.
Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và khai thác hệ thống thông tin chung trên mạng để phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh kịp thời và có hiệu quả.
2.5.3.3. Giải pháp về tài chính
Lập phương án chi tiết để huy động vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Đầu tư nghiên cứu, lập dự án mở rộng sản xuất, tìm đối tác mạnh về tài chính, giỏi về cơng nghệ để liên kết đầu tư mở ngành nghề sản xuất mới. Nhằm thực hiện đa dạng hố loại hình sản xuất khai thác hết tiềm năng sẵn có về mặt bằng và vị trí địa lý.
Đẩy mạnh phong trào tiết kiệm, chống lãng phí. Xây dựng định mức chi phí cho các hoạt động trong công ty; đảm bảo chi đúng tiêu chuẩn, đúng định mức, đúng mục đích. Tiếp nhận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tổ chức
quản lý, sản xuất kinh doanh, xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật hợp lý, tiết kiệm các chi phí phục vụ cơng tác kiểm định.
Để thực hiện giải pháp mở rộng nâng cấp, kinh doanh thêm ngành nghề mới thì cơng ty cần rất nhiều về vốn sau CPH, do đó Ban lãnh đạo cơng ty phải cùng thảo luận với các cổ đông về định hướng phát triển.
2.5.3.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Lao động còn lại sau khi chuyển sang CTCP là 20 người. Lực lượng lao động này sẽ được sắp xếp phù hợp với khả năng trình độ chuyên môn của từng người.
Đào tạo lại lao động cho phù hợp với định hướng tổ chức sản xuất mới của doanh nghiệp, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động đáp ứng kịp thời đối với nền kinh tế thị trường hiện nay. Đào tạo lại cũng là một biện pháp hỗ trợ tích cực cho việc xắp xếp lại lao động theo mơ hình tổ chức mới, phù hợp với năng lực lao động sẵn có, đảm bảo quyền lợi cho người lao động sau khi cổ phần hoá.
Lực lượng lao động đào tạo lại như sau:
- Các lao động có chứng chỉ đăng kiểm viên sẽ được đào tạo nâng cao trình