- Thực hiện nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tả
2.3. Cơ sở thực hiện cổ phần hóa tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đƣờng
2.3.1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ theo quy định tại khoản 12, điều 3 của Quyết định số 31/2017/QĐ- TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng chính phủ về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển ĐVSNCL thành CTCP thì Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận thuộc Danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển ĐVSNCL thành CTCP. Ngoài ra Trung tâm ĐKXCGĐB Ninh Thuận là ĐVSNCL tự chủ hoàn toàn và đảm bảo được tồn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên theo điểm a, khoản 1, điều 2 của Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, Trung tâm đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận có đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện CPH theo quy định của pháp luật.
Ngoài 02 Quyết định trên18, việc thực hiện công tác CPH Trung tâm ĐKXCGĐB Ninh Thuận còn phải tuân thủ nghiêm túc theo các quy định của pháp luật như sau:
- Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về việc chuyển DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;
- Thông tư số 40/2018/TT-BTC ngày 04/05/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ CPH của các DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần;
- Thông tư số 41/2018/TT-BTC ngày 04/05/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;
18Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17/07/2017 và Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ
- Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 15/09/2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu;
- Thông tư số 35/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi chuyển ĐVSNCL thành công ty cổ phần theo Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg 22/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ;
- Cơng văn số 493/TTg-ĐMDN ngày 17/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục ĐVSNCL thuộc UBND tỉnh Ninh Thuận thực hiện CPH;
- Quyết định số 1383/QĐ-UBND ngày 22/08/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập Ban chỉ đạo CPH Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định số 76/QĐ-BCĐCPH ngày 11/10/2018 về việc thành lập Tổ Giúp việc Ban chỉ đạo CPH Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận;
- Kế hoạch số 5553/KH-UBND ngày 26/12/2018 của UBND tỉnh về thực hiện CPH Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận;
- Quyết định số 57/QĐ-UBND ngày 21/02/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Kế hoạch tiến độ chuyển đổi Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB tỉnh Ninh Thuận thành công ty cổ phần;
- Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 29/01/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Phương án sử dụng đất khi CPH Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB tỉnh Ninh Thuận tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước;
- Quyết định 3771/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể các Trung tâm Đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
2.3.2. Cơ sở kinh tế - thƣơng mại
2.3.2.1. Nhu cầu cổ phần hóa để nâng cấp chất lƣợng dịch vụ
Hoạt động kiểm định là dịch vụ cơng ích, doanh thu chủ yếu phụ thuộc vào lượng xe hoạt động trên địa bàn tỉnh. Phí kiểm định thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính; mức lệ phí thấp trong khi chi phí quản lý lớn khiến lợi nhuận đạt được thấp. Lĩnh vực kinh doanh của Trung tâm đăng kiểm XCGĐB khơng có nhiều sản phẩm để nghiên cứu, phát triển. Vì vậy CPH sẽ giúp đơn vị có động lực phát triển thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm mới có chất lượng để vừa cung cấp những dịch vụ tốt, vừa đem lại nguồn thu đáp ứng cho sự phát triển bền vững của đơn vị. Một số máy móc, thiết bị kiểm định chưa đồng bộ, số lượng phương tiện gia tăng như hiện nay khiến một dây chuyền kiểm định bị quá tải. Các thiết bị kiểm định hầu hết đã được sử dụng trên 20 năm, hay bị hư hỏng và phải sửa chữa, nâng cấp tương đối nhiều. Việc đầu tư trang thiết bị chậm, thiếu đồng bộ do cơ chế tài chính hiện hành khó cho phép đầu tư lĩnh vực này bằng nguồn ngân sách.
Với xu hướng phát triển của nền kinh tế và mức sống của người dân ngày càng cao, việc mua sắm ô tô được gia tăng hàng năm. Do đó, nhu cầu kiểm định phương tiện giao thông sẽ là nguồn động lực to lớn cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đăng kiểm ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, với việc chuyển đổi mơ hình hoạt động từ hành chính sự nghiệp sang CTCP thơng qua CPH sẽ là yếu tố thuận lợi giúp cho đơn vị chủ động hơn trong việc tiếp cận và phát triển hoạt động kinh doanh. Ngồi ra, với mơ hình hoạt động mới, đơn vị có khả năng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư mới nhằm phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất và thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở hoạt động cốt lõi của đơn vị.
Vì vậy việc CPH Trung tâm ĐKXCGĐB Ninh Thuận là vấn đề cấp bách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và năng suất hoạt động, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp vận tải trong và ngồi tỉnh, góp phần đảm bảo an tồn giao thơng đường bộ và bảo vệ môi trường đồng thời thúc đẩy sự phát triển của đơn vị.
2.3.2.2. Khả năng cung ứng dịch vụ cho thị trƣờng của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đƣờng bộ Ninh Thuận
Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, do đó ln phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm định phương tiện giao thông đường bộ, cụ thể:
- Hệ thống nhà xưởng kiểm định, nhà văn phòng, bãi đậu xe và các cơng trình phụ trợ được bố trí thuận tiện cho các phương tiện ra vào và đảm bảo đáp ứng đúng tiêu chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất để hoạt động kiểm định xe cơ giới theo quy định của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP.
- Dây chuyền kiểm định của Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm và cơ dữ liệu kiểm định của đơn vị cũng được quản lý thống nhất, đồng bộ trong hệ thống Đăng kiểm của cả nước.
- Trong Tháng 3/2019, Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận đã hoàn thành việc nâng cấp dây chuyền kiểm định, sửa chữa mặt bằng xưởng kiểm định của Trung tâm. Hoạt động nâng cấp này giúp Trung tâm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Một số thiết bị chính trong dây chuyền kiểm định của Đơn vị (Bảng 2.3).
Bộ phận Kỹ thuật đăng kiểm chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Hoạt động kiểm định của đơn vị luôn đảm bảo tuân thủ đúng quy định tại Thông tư số 18/2019/TT-BGTVT ngày 20/5/2019 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới và các văn bản pháp quy khác của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đăng kiểm Việt Nam. Các hoạt động giám sát kỹ thuật, chứng nhận chất lượng và an toàn của Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận luôn đảm bảo tính trung thực, tin cậy, khách quan, nhanh chóng và khơng ngừng hồn thiện.
2.3.2.3. Mục tiêu, triển vọng phát triển cung ứng dịch vụ của ngành và các nhân tố ảnh hƣởng trong cơng tác cổ phần hóa Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đƣờng bộ Ninh Thuận
* Mục tiêu cổ phần hóa
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh Ninh Thuận về việc chuyển ĐVSNCL thành CTCP, mục tiêu CPH đơn vị cụ thể như sau:
- Chuyển từ hình thức nhà nước sở hữu 100% vốn thành hình thức đa sở hữu, tạo sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển quy mô, tăng cường năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty hiện nay và trong tương lai;
- Huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, của cá nhân và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư phát triển doanh nghiệp;
- Nâng cao vai trò làm chủ thật sự; gắn chặt trách nhiệm, công việc và quyền lợi của cổ đông, tạo động lực thúc đẩy công tác điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao thu nhập của người lao động, của cổ đơng và góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước;
- Giúp người lao động hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình đối với cơng ty, lợi nhuận làm ra không phải là của Nhà nước, mà gắn chặt trên mỗi cổ đông, mỗi cán bộ cơng nhân viên. Vì vậy người lao động sẽ tích cực và năng nổ hơn trong sản xuất, bộ máy quản lý sẽ được thiết lập lại một cách chỉnh chu và cơ cấu gọn nhẹ hơn, giúp tiết kiệm tối đa chi phí và nâng cao lợi nhuận cho cơng ty.
* Lợi thế so sánh của đơn vị
Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh. Đơn vị hiện nay chưa có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề; thực hiện việc kiểm định cho phần lớn các phương tiện xe cơ giới trên địa bàn tỉnh và một lượng phương tiện ở các vùng miền khác trên cả nước.
* Triển vọng phát triển
Kinh tế Việt Nam trong 10 năm qua (giai đoạn năm 2008 - 2018) đạt mức tăng trưởng khá tốt. Riêng năm 2018, tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 7,08%, tăng trưởng mạnh nhất trong 10 năm trở lại đây19. Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. Độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn, năm 2018 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP đạt 208,6%20, điều này chứng tỏ Việt Nam đã và đang khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới. Đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động và rủi ro. (hình 2.3).
Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước là tái cấu trúc nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp và thu nhập trung bình của người dân ngày càng tăng. Vì vậy, nhu cầu đi lại bằng ô tô, vận chuyển hàng hóa giữa các vùng miền trong cả nước ngày càng tăng. Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam và số liệu thống kê của VAMA21
thì cơ cấu phương tiện đến cuối năm 2018 Việt Nam chỉ có khoảng 5,8% là xe ơ tơ (hơn 3,3 triệu xe), 94,2% là xe mô tô, xe gắn máy (hơn 55 triệu xe). Theo thống kê đến cuối năm 2017, số lượng xe ô tô/1.000 dân tại Việt Nam đạt 34 xe. So với các nước khác thì Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ xe ơtơ thấp, cụ thể theo thống kê của IMF22 và OICA23 tại các nước trong khu vực như Malaysia (430 xe), Thái Lan (250 xe), Singapore (170 xe), Indonesia (80 xe),…Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hội nhập kinh tế thế giới ngày càng nhiều và thu nhập người dân ngày càng tăng (theo số liệu WB24 thì GDP đầu người của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018 tăng từ 1.149 USD lên mức 2.564 USD), thì thị trường ơ tơ hứa hẹn sẽ phát triển với tốc độ cao trong thời gian không xa.
19 Tổng Cục Thống kê: Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018
20 Tổng Cục Thống kê: Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018
21 Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam. Báo cáo tổng kết bán hàng năm 2018
22 Quỹ tiền tệ Quốc tế.
23 Tổ chức các nhà sản xuất xe hơi Quốc tế.
24
Với sự phát triển như hiện nay thì trong thời gian tới cơ cấu phương tiện tại Việt Nam sẽ có sự thay đổi về tỷ lệ giữa xe ơ tô và xe mô tô, xe gắn máy. Giai đoạn 2015-2020, tốc độ phát triển phương tiện ô tơ nói chung của cả nước là 11,02%. Thực tế tốc độ phát triển này không đồng đều giữa các vùng: vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tốc độ phát triển cao nhất với 16,47%, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ là 8,16%25.
Xét riêng tỉnh Ninh Thuận, tăng trưởng tổng sản phẩm trên toàn tỉnh (GRDP) năm 2018 đạt mức 10,25%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2018 đạt 3.012 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 201726. Các chỉ số tăng trưởng đang phản ánh tình hình hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh đang được cải thiện mạnh mẽ, là động lực cho sự tăng trưởng của năm 2019 và những năm tiếp theo. (hình 2.4)
Theo số liệu của Cục đăng kiểm Việt Nam thì số lượng xe ơ tô/1.000 dân năm 2018 của tỉnh Ninh Thuận đạt khoảng 17 xe/1.000 dân, chỉ bằng 1/2 so với tỷ lệ của cả nước27. Với tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Thuận đang ngày một tốt hơn thì dư địa cho việc tăng trưởng số lượng xe lưu thơng tại tỉnh sẽ cịn rất lớn trong tương lai. Trung tâm của Ninh Thuận là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 340 km về phía Nam, cách thủ đơ Hà Nội 1.380 km về phía Bắc và cách Nha Trang 100 km theo đường Quốc lộ 1A và cách Đà Lạt 110 km theo đường Quốc lộ 27, đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là nơi giao nhau của 3 trục giao thông chiến lược là Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 27. Tỉnh Ninh Thuận có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27 và tuyến đường đường tỉnh khác như tỉnh lộ 702, 703 đều đạt tiêu chuẩn cấp IV, các tuyến đường huyện và liên xã được nâng cấp và đảm bảo giao thông cơ giới thuận tiện quanh năm. Trong thời gian trước đây hoạt động giao thương hàng hóa chủ yếu giao thương nông sản bằng đường bộ với thành phố Hồ Chí Minh. Lượng phương tiện xe cơ giới vận chuyển hàng hóa, nơng sản giữa các vùng miền trong nước và
25 Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận.Tổng quan kinh tế - xã hội Ninh Thuận năm 2018
26 Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận.Tổng quan kinh tế - xã hội Ninh Thuận năm 2018
27
Ninh Thuận ln ở mức thấp và có xu hướng tăng theo nhu cầu giao thương hàng