8. Kết cấu của luận văn
1.5. Các nhân tố khác ảnh hƣởng đến cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp cơng lậ p
lập
1.5.1. Nhân tố Quản lý Nhà nƣớc của ngành chủ quản
Trong nền kinh tế thị trường, mọi Nhà nước dù thuộc chế độ chính trị nào, ở bất cứ quốc gia nào cũng đều có những biện pháp can thiệp, quản lý nền kinh tế trong một giới hạn nhất định nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững và phát triển đất nước. Đây là vai trò có tính tất yếu khách quan của Nhà nước. Nền kinh tế thị trường cần phải có sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo cho nền kinh tế đi đúng quy luật thị trường, đồng thời phát triển bền vững. Tuy nhiên, với những mục tiêu khác nhau như giảm nghèo, y tế, giáo dục, chức năng kinh tế, bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng khác với các Nhà nước khác.
Quản lý nền hành chính Nhà nước đối với các DNNN hay ĐVSNCL cũng được thực hiện như đối với các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế. Chính phủ thống nhất quản lý đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý theo ngành, lĩnh vực. UBND cấp tỉnh
thực hiện quản lý trong phạm vi địa phương. Việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cơng ích của ĐVSNCL đã chuyển đổi từ việc CPH là mơ hình tiến bộ, tất yếu và cần tiếp tục khích lệ.
Vai trị quan trọng của QLNN đối với quá trình CPH các ĐVSNCL được thể hiện thơng qua các chủ trương, chính sách cũng như cách thức tổ chức, triển khai thực hiện và theo dõi, đánh giá, tổng kết. Lý luận và thực tiễn về CPH của các nước cho thấy: nếu Nhà nước quyết tâm thực hiện CPH các ĐVSNCL, các DNNN thì quá trình này sẽ được thực hiện một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn. Ngược lại, nếu sự quyết tâm của Nhà nước khơng đủ lớn thì q trình CPH các ĐVSNCL, các DNNN sẽ bị chậm trễ, kéo dài, thậm chí bị đình trệ. Sự quyết tâm của Chính phủ sẽ được “lan tỏa” xuống các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện.
CPH ĐVSNCL cũng là tư nhân hóa một phần ĐVSNCL. CPH được thực hiện thông qua việc chia vốn của một số ĐVSNCL nhất định ra thành các cổ phần. Một phần cổ phần phát hành được bán cho tư nhân hoặc cho người lao động, một phần Nhà nước sở hữu. CPH khơng xóa bỏ hồn tồn sở hữu Nhà nước trong các ĐVSNCL mà chỉ giảm mức độ sở hữu của Nhà nước. Trong các ĐVSNCL được CPH, có cổ phần của Nhà nước (gồm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, hoặc cổ phần ở mức thấp), đồng thời có cổ phần của tư nhân và cổ phần của người lao động. Tại Việt Nam, CPH được coi là giải pháp cải cách, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL. Mục tiêu của CPH ĐVSNCL tại Việt Nam không phải là để tư nhân hóa ĐVSNCL mà là để tạo ra một loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu nhằm vừa sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước, vừa huy động thêm vốn của xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ công với chất lượng tốt hơn nhằm tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho ĐVSNCL được CPH, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Chính sách, pháp luật của Nhà nước có vai trị quyết định để thúc đẩy thực hiện và quản lý quá trình CPH các ĐVSNCL. Chính sách, pháp luật về CPH sử
dụng kết hợp các biện pháp hành chính và kinh tế trong tổ chức thực hiện CPH ĐVSNCL sẽ thúc đẩy quá trình CPH của các ĐVSNCL. Đặc biệt, thông qua việc sử dụng các quy định liên quan đến trách nhiệm cá nhân và lợi ích kinh tế của các ĐVSNCL, chính sách của Nhà nước đảm bảo tiến độ thực hiện CPH theo yêu cầu. Nhà nước cũng ban hành các chính sách khuyến khích các ĐVSNCL có đủ điều kiện đẩy nhanh tiến độ CPH. Chính sách Nhà nước khuyến khích các ĐVSNCL thực hiện CPH được thể hiện bằng hệ thống các văn bản, các quy định… của Nhà nước. Tác động của chính sách khuyến khích là nhằm tạo động lực thúc đẩy các ĐVSNCL phấn đấu thực hiện mục tiêu CPH với mong muốn thu được hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Động lực đó càng lớn nếu nhận thức được đầy đủ và kết hợp được một cách hợp lý các loại lợi ích kinh tế tồn tại khách quan trong cơ chế thị trường. Chính sách đúng đắn, các quy định pháp luật đầy đủ sẽ khuyến khích góp phần tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào quá trình CPH các ĐVSNCL, hình thành các CTCP. Từ đó, mỗi DN sẽ thu được lợi ích cho chính họ và đồng thời góp phần mang lại lợi ích chung trong việc cung cấp các dịch vụ công chất lượng cho xã hội.
Nhà nước nêu ra các mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được và đề ra các trách nhiệm, quyền lợi tương ứng với hành vi và kết quả đạt được của ĐVSNCL. Các ĐVSNCL với tư cách là đối tượng và chủ thể của quá trình CPH sẽ tự mình xác định và lựa chọn cách thức thực hiện nhiệm vụ để đạt mục tiêu đề ra. Quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại các ĐVSNCL gồm những nội dung: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại ĐVSNCL. Xây dựng chiến lược đầu tư phát triển ĐVSNCL theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành. Xây dựng, lưu giữ các thông tin cơ bản về ĐVSNCL, theo dõi, giám sát hoạt động của ĐVSNCL. Ban hành danh mục, phương thức quản lý tài chính, chính sách ưu đãi đối với sản phẩm, dịch vụ cơng ích từng thời kỳ. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước tại ĐVSNCL, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm. Các cơ quan QLNN, theo
chức năng, nhiệm vụ của mình đã thực hiện QLNN trong lĩnh vực này khá nghiêm túc.
1.5.2. Nhân tố Ngƣời lãnh đạo và nguồn lực sản xuất của đơn vị sự nghiệp công lập
Lãnh đạo ĐVSNCL là người đứng đầu một ĐVSNCL, nên vai trò của họ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của ĐVSNCL nói chung và q trình CPH nói riêng. Nhà lãnh đạo là người đại diện cho ĐVSNCL, thay mặt, đại diện cho đơn vị trước pháp luật; là người điều hành ĐVSNCL. Vì vậy, kết quả của quá trình CPH mà ĐVSNCL cần thực hiện đều là sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp từ những quyết định của nhà lãnh đạo ĐVSNCL. Khi ĐVSNCL thực hiện thành cơng q trình CPH thì cơng sức đầu tiên thuộc về lãnh đạo, và khi ĐVSNCL không thực hiện tốt quá trình CPH thì trách nhiệm đầu tiên cũng thuộc về lãnh đạo, người đứng đầu đơn vị. Lãnh đạo ĐVSNCL là người chỉ huy, đứng đầu đơn vị, xác định được nhiệm vụ CPH rõ ràng, chính xác cho ĐVSNCL, xác định được lộ trình để đạt mục tiêu CPH, huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu. Nhà lãnh đạo là cầu nối giữa các bộ phận trong ĐVSNCL với nhau và giữa ĐVSNCL với hệ thống bên ngoài, là người quản lý cấp cao, chịu trách nhiệm xây dựng, thực thi các chiến lược, lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu CPH ĐVSNCL.
Nghiên cứu, phân tích kỹ các yếu tố, bộ phận cấu thành năng lực của lãnh đạo của ĐVSNCL bao gồm: Tầm nhìn chiến lược; sức thu hút, tập hợp quần chúng, phân quyền và uỷ quyền; tố chất lãnh đạo, đưa ra quyết định đúng ở thời điểm quyết định; khả năng giao tiếp lãnh đạo; trình độ lãnh đạo; kinh nghiệm lãnh đạo; phong cách lãnh đạo; tâm đức người lãnh đạo; khả năng sử dụng con người. Với vai trò rất quan trọng trong quá trình CPH các ĐVSNCL, việc nâng cao trách nhiệm, quyết tâm và năng lực lãnh đạo có ý nghĩa tối quan trọng đối với sự phát triển của các ĐVSNCL nói chung và đối với q trình CPH nói riêng.
Điều kiện sản xuất kinh doanh, khả năng cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ của ĐVSNCL phản ánh môi trường nội bộ, bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong, với các chức năng như nguồn nhân lực, năng lực sản xuất, năng
suất lao động và khả năng nghiên cứu - phát triển; tài chính kế tốn; marketing và lãnh đạo, quản lý tổ chức. Nguồn lực của ĐVSNCL gồm các nguồn vốn tài sản (đất đai, nhà xưởng...), vốn tài chính, vốn con người, tri thức, thơng tin, các tài sản vơ hình như thương hiệu, vị trí thị trường…
ĐVSNCL khi thực hiện CPH có nguồn lực càng lớn, chất lượng dịch vụ công cung cấp tốt, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của người dân sẽ thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện CPH. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực con người, đất đai, tư liệu, thiết bị sản xuất là những yếu tố quan trọng trọng xác định giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, uy tín thương hiệu, số lượng khách hàng, vị trí trên thị trường, cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định và được các cổ đông tương lai rất quan tâm. Các nhân tố này tạo ra tính hấp dẫn của các ĐVSNCL khi tiến hành CPH.
1.5.3. Nhân tố môi trƣờng kinh tế - xã hội
Các nhân tố môi trường kinh tế khách quan này có ảnh hưởng đáng kể đến q trình CPH các ĐVSNCL, đó là những đặc điểm của hệ thống kinh tế mà trong đó ĐVSNCL hoạt động và thực hiện CPH. Khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển cao của thị trường sẽ góp phần thúc đẩy q trình CPH các ĐVSNCL. Nhu cầu được thụ hưởng các dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao của người dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện, động lực cho sự phát triển của các ĐVSNCL. Ngồi ra những yếu tố khác như chính sách thuế, lãi suất ngân hàng cũng có vai trị quan trọng, tác động đến các doanh nghiệp sau khi tiến hành CPH từ các ĐVSNCL. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay các ĐVSNCL có xu hướng thực hiện tiến trình CPH chậm hơn nếu lãi suất và thuế cao, không ổn định và ngược lại sẽ thuận lợi hơn cho việc CPH các ĐVSNCL nếu lãi suất và chính sách thuế ổn định. Mỗi ĐVSNCL đều hoạt động trong mơi trường văn hóa - xã hội khác nhau, cung cấp các sản phẩm dịch vụ công khác nhau trên các lĩnh vực khác nhau tuy nhiên tất cả các ĐVSNCL đều có vai trị quan trọng, cung cấp các dịch vụ công gắn với hoạt động, nhu cầu cần thiết của người dân, có tác động trực tiếp rất lớn đến xã hội. Xã hội tiêu thụ những sản phẩm dịch vụ mà các
ĐVSNCL cung cấp vì vậy có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của các ĐVSNCL sau khi CPH như lựa chọn lĩnh vực hoạt động, lựa chọn dịch vụ để cung cấp…
Môi trường văn hóa đơn vị, đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động của các ĐVSNCL cịn có tác động đến nhận thức của lãnh đạo và người lao động đối với vấn đề làm chủ doanh nghiệp sau khi CPH, chủ trương và mục đích hoạt động. Đặc biệt, mơi trường văn hóa, xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức về trách nhiệm và vai trò của người lãnh đạo trong quá trình CPH các ĐVSNCL, góp phần thực hiện thành công chủ trương của Đảng và mục tiêu của Nhà nước về công tác CPH trong các ĐVSNCL.
1.5.4. Nhân tố Trình độ phát triển của đời sống xã hội và quy mô của các đơn vị sự nghiệp công lập đơn vị sự nghiệp công lập
Trong công tác CPH các ĐVSNCL, yếu tố vị trí thị trường, trình độ phát triển của đời sống xã hội có vai trị và tác động đáng kể. Sự hấp dẫn của cổ phiếu doanh nghiệp, giá cổ phiếu hợp lý trên thị trường chứng khoán sau khi CPH thì mới được người lao động, nhà đầu tư và thị trường chấp nhận, vừa bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, vừa đảm bảo quyền lợi của các cổ đông. Khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày càng cao sẽ kéo theo thị trường tài chính phát triển, sẽ tạo ra nhiều sản phẩm tài chính và nhiều hình thức, nhiều kênh huy động vốn, từ đó tác động nâng cao hiệu quả CPH và thúc đẩy quá trình CPH ĐVSNCL.
Phần lớn các ĐVSNCL đủ điều kiện CPH ở nước ta đều có quy mơ nhỏ, hoạt động sự nghiệp chủ yếu là cung cấp dịch vụ công nên sau khi CPH nếu khơng có những chủ trương đúng đắn, những hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp sau khi CPH sẽ gặp khó khăn. Chính điều này cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình, tiến độ CPH các ĐVSNCL.
1.5.5. Nhân tố đặc điểm ngành nghề của đơn vị sự nghiệp công lập
Về cơ bản, CPH ĐVSNCL là quá trình chuyển đổi ĐVSNCL thành CTCP theo hình thức phát hành và bán cổ phiếu ra thị trường cho các cổ đông. Trong
những điều kiện khác không thay đổi, các ĐVSNCL cung cấp những dịch vụ mang tính độc quyền, bắt buộc được xã hội chấp nhận, hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh có điều kiện, những ngành nghề “mũi nhọn” hoặc các ngành nghề có xu hướng phát triển thuận lợi, phù hợp với xu hướng phát triển của đời sống xã hội và khoa học công nghệ sẽ thực hiện CPH nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Đây thường là các ĐVSNCL được nhiều nhà đầu tư, cổ đông sẵn sàng tham gia mua cổ phần do đó chất lượng và quy mô của các nhà đầu tư, cổ đơng sẽ cao hơn. Vì vậy, đặc điểm ngành nghề của các ĐVSNCL thực hiện CPH sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình CPH.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1:
Ở Chương 1, Luận văn đã tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận chung về pháp luật CPH ĐVSNCL; trên cơ sở đó nêu được những khái niệm cơ bản về ĐVSNCL, CPH, CPH ĐVSNCL, nội dung cơ bản của pháp luật CPH ĐVSNCL. CPH ĐVSNCL là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với quy luật phát triển và xu hướng của thế giới nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Ngồi ra CPH ĐVSNCL cịn xuất phát từ yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ công của người dân, giảm tải gánh nặng cho các cơ quan công quyền và huy động được các nguồn lực trong xã hội để đáp ứng nhu cầu thụ hưởng dịch vụ công chất lượng của người dân và doanh nghiệp. Từ các khái niệm cơ bản về ĐVSNCL, CPH, CPH ĐVSNCL, tác giả đã trình bày được những nội dung cơ bản của pháp luật về CPH ĐVSNCL và tính tất yếu khách quan của công tác CPH ĐVSNCL ở nước ta hiện nay.
Việc phân tích những cơ sở lý luận và trình bày những vấn đề ở Chương 1 sẽ là tiền đề cần thiết để làm cơ sở cho công tác nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về CPH ĐVSNCL từ thực tiễn tại Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƢỜNG BỘ NINH THUẬN
2.1. Thực trạng pháp luật về cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp cơng lập ở Việt Nam hiện nay và những tồn tại, hạn chế, bất cập
2.1.1. Thực trạng
Trước khi Thủ tướng ban hành Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015, việc chuyển đổi ĐVSNCL được Thủ tướng Chính phủ cho thí điểm thực hiện ở một số Bộ, ngành, UBND. Việc thực hiện chuyển đổi khi đó chưa có hành