CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
1.2. Lịch sử phát triển mô hình Hợp tác xã và pháp luật Hợp tác xã ở Việt
1.2.1. Giai đoạn trước khi ban hành Luật Hợp tác xã năm 2003
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến kiến quốc của Hồ Chủ Tịch, phong trào kinh tế hợp tác được hình thành và phát triển ở nhiều vùng tự do và căn cứ địa cách mạng. Trong phong trào đó, ngày 08/3/1948, tại chiến khu Việt Bắc, HTX thủy tinh Dân chủ được thành lập, mở đầu cho sự ra đời và phát triển của phong trào HTX ở Việt Nam.15
Thời kỳ này, các hình thức hợp tác chủ yếu là tổ đổi cơng, HTX phát triển chưa nhiều, năng lực sản xuất cũng hạn chế nhưng đã thu hút hàng chục vạn nông dân, thợ thủ công vào con đường làm ăn tập thể. Sự phát triển của phong trào kinh tế hợp tác, HTX đó góp phần giải phóng nơng dân thốt khỏi sự ràng buộc của các phương thức sản xuất phong kiến, đưa nơng dân lên vị trí người làm chủ, có những đóng góp tích cực trong việc đảm bảo hậu cần cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, động viên sức người, sức của cho tiền tuyến.
Từ những cơ sở kinh tế hợp tác, HTX được hình thành trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng chỉ đạo xây dựng, phát triển HTX trong các ngành kinh tế. Chỉ trong một thời gian ngắn, sau giai đoạn thí điểm xây dựng các HTX và các hình thức hợp tác giản đơn, trong 3 năm (1958-1960), cả nước đã có hơn 50.000 HTX được
15Trung tâm Thông tin HTX Việt Nam (Vicocen), 2018, “Lịch sử hình thành và phát triển phong trào HTX ở Việt Nam”
thành lập, trong đó có 40.422 HTX nơng nghiệp, thu hút 2,4 triệu hộ nông dân, chiếm 85,8% tổng số hộ với 76% diện tích ruộng đất.16 Đến năm 1960, về cơ bản miền Bắc đã hoàn thành việc hợp tác hóa bậc thấp trong nơng nghiệp. Có 2.760 HTX TTCN, hơn 250 HTX mua bán cấp huyện, 5.294 HTX trong lĩnh vực tín dụng và hơn 520 HTX ngư nghiệp.17
Việc vận động xây dựng, phát triển HTX trong giai đoạn này trở thành phong trào cách mạng rộng lớn, thu hút đại bộ phận hộ nông dân, hộ kinh tế cá thể và người lao động tham gia. Kết quả hoạt động của các HTX những năm này đã góp phần to lớn vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao. Thông qua việc xây dựng và phát triển HTX đã hình thành quan hệ sản xuất mới, khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn tư liệu sản xuất nhỏ, thợ thủ công, tiểu thương vào làm ăn hợp tác trong các HTX theo đường lối của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc. Với quan hệ sản xuất mới phù hợp cùng các yếu tố chính trị, xã hội mới đã tạo ra sự hăng hái, phấn khởi sản xuất trong nông dân, sản xuất phát triển, đời sống nơng dân và bộ mặt nơng thơn có bước phát triển rõ rệt cả về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cùng với quá trình phát triển HTX, từ rất sớm, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc hình thành các cơ quan, tổ chức quản lý, trợ giúp và đại diện cho các HTX. Năm 1955, Chính phủ chỉ đạo thành lập hệ thống tổ chức Ban quản lý HTX mua bán từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố và giao cho các Bộ, ngành quản lý Nhà nước nhiệm vụ hỗ trợ phát triển HTX. Năm 1961, Liên hiệp các HTX TTCN Trung ương được thành lập. Các tổ chức này đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động phát triển mở rộng mạng lưới các HTX, hướng dẫn giúp đỡ về nghiệp vụ và hỗ trợ đào tạo cán bộ cho các HTX, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các HTX thuộc các ngành, lĩnh vực.
Phát huy thành quả đạt được, phong trào kinh tế hợp tác, HTX giai đoạn này tiếp tục được đẩy mạnh. Cùng với việc thực hiện cuộc vận động cải tiến quản lý, xây dựng các HTX bậc cao với quy mô được mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng
16Nhóm chuyên gia Socencoop, 2015, “Cẩm nang hướng dẫn đào tạo cán bộ chủ chốt hợp tác xã” 17BN, 2019, “Vài nét cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển phong trào HTX ở Việt Nam”, lmhtx.baclieu.gov.vn
nghìn HTX trong lĩnh vực phi nơng nghiệp được thành lập, thu hút hàng triệu người dân tham gia.
Các HTX nông nghiệp với hình thức tổ chức lao động tập thể, nhanh chóng chuyển phương thức sản xuất từ tự cung tự cấp, phân tán thành sản xuất tập trung, đưa máy móc, cơng cụ và kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong các HTX được tăng cường, giá trị tài sản cố định của các HTX năm 1965 tăng gấp 6,5 lần. Các cơng trình thủy lợi được xây dựng, đồng ruộng được cải tạo, khai hoang phục hóa được đẩy mạnh. Vì vậy, giai đoạn này đã có 17.562 HTX nơng nghiệp bậc cao được thành lập, thu hút 90,3% số hộ nơng dân khu vực miền Bắc, trong đó có 80% số hộ tham gia HTX nông nghiệp bậc.18
Các HTX TTCN cũng phát triển các cơ sở sản xuất tập trung, tích cực cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá trị sản lượng công nghiệp, TTCN do các HTX sản xuất năm 1965 tăng gấp 8,4 lần so với năm 1960. Lần đầu tiên khu vực kinh tế hợp tác, HTX ở nước ta tổ chức sản xuất được hàng xuất khẩu và xuất khẩu đến thị trường nhiều nước trên thế giới.
Các HTX mua bán cơ sở chuyển về xã và mạng lưới mua, bán được mở rộng đến tận thôn, bản. Chỉ trong 3 năm (1962-1965), hơn 3.000 HTX mua bán xã được thành lập. Các HTX đã làm tốt vai trò trợ thủ đắc lực của thương nghiệp quốc doanh trong việc đại lý hàng công nghệ phẩm và thu mua ủy thác lương thực, nông sản thực phẩm cho Nhà nước.
Các HTX tín dụng cũng được phát triển mạnh ở khắp các vùng, miền trên miền Bắc. Với gần 2.500 cơ sở, các HTX tín dụng đã tạo điều kiện hỗ trợ nông dân về vốn, góp phần hạn chế, xóa bỏ dần nạn cho vay nặng lãi.
Cùng với những đóng góp về kinh tế, phong trào HTX cũng có vai trị quan trọng về mặt xã hội, như giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, hỗ trợ các hộ xã viên phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống. Các HTX đã chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, yêu CNXH, nâng cao giác ngộ chính trị cho đơng đảo quần chúng lao động, đồng thời là nơi đào tạo đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn để bổ sung cán bộ cho địa phương. Trong giai đoạn này, các HTX có vai trị quan trọng trong việc
18BN, 2019, “Vài nét cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển phong trào HTX ở Việt Nam”, lmhtx.baclieu.gov.vn
xây dựng lối sống mới, có văn hóa ở nơng thơn thông qua việc tổ chức các dịch vụ phục vụ các nhu cầu xã hội như tang lễ, hiếu hỷ, giữ trẻ…
Các phong trào thi đua của HTX cũng được đẩy mạnh. Phong trào thi đua học và làm theo HTX Đại phong (Quãng Bình), HTX Thành Cơng (Thanh Hóa)…được các địa phương phát động sâu rộng và đạt kết quả thiết thực.
Cùng với việc củng cố hệ thống tổ chức quản lý HTX nông nghiệp, mua bán…từ Trung ương đến các huyện, thị, năm 1961, Đại hội đại biểu tồn quốc các HTX tiểu thủ cơng nghiệp được tổ chức, Liên hiệp HTX TTCN từ Trung ương đến các địa phương được thành lập; hệ thống quản lý, đại diện, hỗ trợ của các HTX mua bán, HTX tiểu thủ công nghiệp đã trở thành chỗ dựa của các HTX, hỗ trợ các HTX về nguồn hàng, cung ứng nguyên liệu để HTX tổ chức sản xuất, kinh doanh; tạo ra mối quan hệ liên kết giữa các HTX, hướng dẫn giúp đỡ các HTX về chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo cán bộ, dạy nghề cho lao động.
Năm 1965, khi Đế quốc Mỹ đưa máy bay ra ném bom phá hoại miền Bắc, quy mô chiến tranh mở rộng, với khẩu hiệu “tất cả để chiến thắng”, “tất cả để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”, “Vì miền Nam ruột thịt”…, khu vực HTX được củng cố, phát triển và trở thành một lực lượng kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của hậu phương lớn miền Bắc.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, cuộc vận động cải tiến quản lý, tổ chức lại sản xuất được phát động và tổ chức thực hiện như một cuộc cách mạng lớn. Các HTX tiến hành củng cố chế độ sở hữu tập thể trong HTX, tổ chức các đội sản xuất kết hợp với các đội chuyên khâu, đầu tư tăng cường cơ sở vật chất. Nhiều phong trào sản xuất được phát động như phong trào xây dựng những cánh đồng 5 tấn/ha, phong trào học tập HTX nông nghiệp Đại Phong (Qng Bình), HTX nơng nghiệp Vũ Thắng (Thái Bình)…
Các HTX được củng cố và từng bước chuyển dần thành HTX bậc cao, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, cung cấp hàng hóa cho chiến trường, đồng thời đã sản xuất ra nhiều mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu.
Các HTX mua bán cũng đã tổ chức tốt việc tham gia lưu thơng hàng hóa trong thị trường, đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng, chống nạn đầu cơ, nâng giá, ép giá.
Các HTX vận tải ngoài việc đáp ứng các nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách cịn trực tiếp tham gia vận chuyển lương thưc, vũ khí ra tiền tuyến phục vụ chiến đấu.
Mặc dù phải hoạt động trong điều kiện chiến tranh vô cùng ác liệt, phong trào HTX giai đoạn này vẫn được củng cố và phát triển. Đến cuối năm 1974, tồn miền Bắc có hơn 46.000HTX trong các ngành, lĩnh vực, trong đó hầu hết các HTX nông nghiệp đã tổ chức lại theo quy mơ tồn xã, thu hút 96% số hộ nông dân tham gia/ Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá, trong những năm 1970-1974 bình quân tăng 11,8%, chiếm hơn 32% giá trị sản lượng công nghiệp địa phương. Các HTX mua bán cũng nâng tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ xã hội lên 21%.19
Trên cơ sở giáo dục lòng yêu nước và căm thù giặc Mỹ sâu sắc, các HTX đã động viên được sự lao động quên mình của các xã viên, vừa sản xuất vừa chiến đấu, với khẩu hiệu “thóc khơng thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “tay cày tay súng”, vừa sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng chi viện cho miền nam, vừa tổ chức các đơn vị tự vệ, tham gia chiến đấu, đánh trả máy bay địch, bảo vệ quê hương. Nhờ có HTX, chúng ta đã huy động cao độ được sức người, sức của cho tiền tuyến, hàng triệu thanh niên trai tráng nông thôn ra mặt trận, đánh giặc cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Các HTX còn làm nòng cốt trong cuộc vận động tồn dân thực hiện cơng tác hậu phương qn đội, trực tiếp chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ; tiếp nhận các chiến sĩ, thương bệnh binh từ mặt trận về tham gia sản xuất với các công việc phù hợp, tạo điều kiện ổn định cuộc sống. Và cịn là nơi giáo dục, nâng cao ý thức chính trị cho quần chúng nhân dân, xây dựng nếp sống văn hóa, đề cao tình làng nghĩa xóm, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, đóng góp tích cực vào những thành tựu của cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa ở nơng thơn.
Trong giai đoạn này, Liên hiệp HTX TTCN đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức từ Trung ương đến các huyện, thị xã. Tập trung hướng dẫn hỗ trợ các HTX phát triển sản xuất, nhất là phát triển sản xuất hàng xuất khẫu; hỗ trợ các HTX về kỹ thuật, thị trường, cung ứng nguyên liệu tổ chức gia công sản xuất cho các xí nghiệp quốc doanh. Hệ thống quản lý HTX mua bán cũng được củng cố tăng cường, vừa
19Trung tâm Thông tin HTX Việt Nam, 2018, “Lịch sử hình thành và phát triển phong trào HTX ở Việt Nam, vca.org.vn
hướng dẫn, giúp đỡ các HTX về nghiệp vụ, vừa trực tiếp tổ chức các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng ngồi kế hoạch để có thêm nguồn hàng cung ứng cho các HTX cơ sở, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Các tổ chức quản lý, đại diện, hỗ trợ cho HTX còn làm tốt vai trò tham mưu cho Đảng, Nhà nước đề ra những chủ trương, chính sách, tạo điều kiện cho HTX phát triển; đồng thời làm tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị, động viên tinh thần yêu nước trong cán bộ, xã viên HTX, tham gia tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước.
Sau chiến thắng lịch sử mùa xn năm 1975, miền Nam hồn tồn giải phóng, cả nước thống nhất cùng đi lên CNXH, phong trào HTX được phát triển và lan rộng tới các tỉnh, thành phố phía Nam.
Thực hiện chính sách cải tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ 24 (khóa III) và Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IV của Đảng, với mục tiêu đến năm 1980 hoàn thành cơ bản việc cải tạo XHCN ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Chỉ trong 4 năm (1976-1980), phong trào HTX được phát triển mạnh tại các tỉnh phía Nam, đến năm 1986, năm được coi là thời kỳ phát triển cao nhất của phong trào HTX ở Việt Nam, cả nước có 76.000 HTX trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, thu hút hơn 20 triệu xã viên tham gia. Trong đó có 16.740 HTX nông nghiệp, 40.228 tập đồn sản xuất với 94% số hộ nơng dân và 80,8% tổng số ruộng đất canh tác nông nghiệp, sản xuất hơn 80% sản phẩm lương thực, thực phẩm của cả nước; đã xây dựng được 4.000 tổ đoàn kết sản xuất, 5.000 tổ hợp tác sản xuất và gần 1.000 HTX TTCN, thu hút 70% lực lương lao động trong các ngành nghề quan trọng và địa bàn sản xuất tập trung. Trong thương nghiệp đã xây dựng được HTX mua bán ở 92% xã, lực lượng HTX mua bán cũng đã giúp Nhà nước nắm 80% nguồn hàng TTCN của địa phương và 30% nguồn hàng nông sản.20
Ở miền Bắc, phong trào cải tiến quản lý, tổ chức lại sản xuất trong các HTX nông nghiệp được đẩy mạnh. Quy mô các HTX nông nghiệp tiếp tục được mở rộng và tiến hành tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, chun mơn hóa và cơ giới hóa. HTX trong các lĩnh vực TTCN, tín dụng, xây dựng tiếp tục được củng cố và phát triển, hoạt động có hiệu quả.
Trong lĩnh vực cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, cả nước có 32.000 HTX, với 1,27 triệu lao động, sản xuất ra một khối lượng hàng hóa chiếm 30% giá trị sản lượng cơng nghiệp tồn quốc và gần 50% giá trị sản lượng công nghiệp địa phương. Trong lĩnh vực thương mại, cả nước có 9.600 HTX mua bán cơ sở xã, phường, 10 vạn điểm mua, bán hàng. Các HTX mua bán đã chiếm gần 20% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của thị trường xã hội và đại lý thu mua ủy thác hơn 60% sản lượng hàng hóa nơng sản, thực phẩm cho cả nước. Trong những năm này, hơn 9.900 HTX vận tải với hàng chục ngàn phương tiện đã vận chuyển hơn 45% khối lượng hàng hóa và 50% khối lượng hành khách vận chuyển của các địa phương. Trong lĩnh vực xây dựng, cả nước đã có 3.913 HTX xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, góp phần quan trọng trong phục vụ cho việc xây dựng các cơng trình cơng cộng và nhà ở cho nhân dân. Trong lĩnh vực tín dụng với 7.100 HTX, đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vốn phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất của các hộ xã viên, khắc phục tình trạng cho vay nặng lãi ở nơng thơn.
Trong giai đoạn này, Liên hiệp HTX tiểu thủ công nghiệp Trung ương và Ban