CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
1.4. Kinh nghiệm hoạt động của mơ hình Hợp tác xã trên thế giới
1.4.2.2. Tại Thái Lan
Tại Thái Lan, HTX tín dụng nơng thơn Thái Lan được thành lập từ lâu. Do hoạt động của HTX này có hiệu quả, nên hàng loạt HTX tín dụng được thành lập khắp cả nước. Cùng với sự phát triển của các HTX tiêu dùng, các loại hình HTX nơng nghiệp,
công nghiệp cũng được phát triển mạnh và trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước cũng như giữ vững ổn định xã hội.
Theo số liệu Cục Kiểm tốn HTX, Bộ Nơng nghiệp và HTX Thái Lan, năm 2018, cả nước Thái Lan có 6.626 HTX đang hoạt động, trong đó có 3.527 HTX nơng nghiệp, chiếm 53,23%; 3.099 HTX phi nông nghiệp, chiếm 46,77%. Tổng số thành viên HTX là 12.021.465 thành viên, chiếm khoảng 17,3% dân số Thái Lan, trong đó có 56,06% là thành viên HTX nông nghiệp, 43,94% là thành viên HTX phi nông nghiệp. Phần lớn các HTX tập trung ở vùng Đông Bắc Thái Lan, chiếm 27,57% số HTX và 31,58% số thành viên, chủ yếu là HTX nông nghiệp.
Năm 2018, các HTX có tổng vốn hoạt động là 3 nghìn tỉ bạt, trong đó các HTX nơng nghiệp chiếm 9,49% và HTX phi nông nghiệp chiếm 90,51%. Phần lớn số này đến từ: vốn cổ phần, 1,34 nghìn tỉ Baht, chiếm 44,55% tổng nguồn vốn hoạt động; tiền gửi của thành viên, chiếm 33,57%, các khoản vay và tín dụng thương mại, chiếm 17,89%; tiền gửi của các HTX khác (2,86%) và các nguồn khác (1.13%). Phần lớn nguồn vốn được cho vay và đầu tư thông qua các HTX tiết kiệm và tín dụng với tổng giá trị các khoản cho vay là 1,9 nghìn tỉ Baht.
Để tạo điều kiện cho khu vực HTX phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách thiết thực như chính sách giá, tín dụng nhằm khuyến khích nơng dân phát triển sản xuất. Mục tiêu của chính sách giá cả là: Đảm bảo chi phí đầu vào hợp lý để có giá bán ổn định cho người tiêu dùng, đồng thời góp phần làm ổn định giá nông sản tại thị trường trong nước, giữ giá trong nước thấp hơn giá thị trường thế giới, khuyến khích xuất khẩu. Với chính sách tín dụng, các xã viên có thể vay tín dụng từ các HTX Nơng nghiệp, các cơ quan chính phủ, các ngân hàng thương mại để đầu tư vào sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp. Trong giai đoạn 2002-2004, Chính phủ đã dành 134 tỷ Baht để cải thiện và phát triển HTX, bao gồm phát triển sản phẩm mới, giống công nghệ sinh học, mở rộng tưới tiêu...Ngân hàng các HTX Nông nghiệp và nông thôn Thái Lan đã dành 2 tỷ Baht để khuyến khích xã viên các HTX sản xuất-kinh doanh. Ngồi ra, Chính phủ đã thành lập Bộ Nơng nghiệp và HTX, trong đó có 2 vụ chuyên trách về HTX là Vụ phát triển HTX và Vụ kiểm tốn HTX. Vụ phát triển HTX đóng vai trị quan trọng trong việc giúp đỡ các HTX thực hiện các hoạt động kinh doanh, nhằm đạt được các mục tiêu do các HTX đề ra; Vụ kiểm toán HTX thực hiện chức năng kiểm toán HTX và hướng dẫn
nghiệp vụ kế tốn trong cơng tác quản lý tài chính, kế tốn HTX. Hàng năm, Liên đoàn HTX Thái Lan tổ chức hội nghị toàn thể với sự tham gia của các đại diện từ các loại hình HTX trong cả nước và đại diện các cơ quan của Chính phủ liên quan đến tổ chức HTX. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ Thái Lan thực sự có hiệu quả trong việc hoạch định các chính sách đối với phát triển khu vực HTX.
Quay trở lại Việt Nam, hiện nay Chính phủ có ban hành Nghị định 193/2013/NĐ-CP, ngày 21 tháng 11 năm 2013, tại Điều 24, Điều 25 có quy định cụ thể 11 chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho HTX phát triển như: chính sách đào tạo bồi dưỡng; xúc tiến thương mại; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX; chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế; thành lập mới HTX, liên hiệp HTX; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất; ưu đãi về tín dụng; hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ chế biến sản phẩm; nhưng thực tế các chính sách này đi vào cuộc sống vẫn không nhiều, các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thật sự quan tâm tạo điều kiện cho HTX hưởng lợi từ các chính sách trên.
Tiểu kết Chương 1
Hợp tác xã đã được hình thành cách đây gần hai thế kỷ ở Châu Âu và từ đó được phát triển ở hầu khắp các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, HTX đã được ra đời và tồn tại trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và đã dần khẳng định được vị trí, vai trị lịch sử của mình, đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong điều kiện và hồn cảnh mới, nền kinh tế thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, mơ hình HTX đã có nhiều điểm đổi mới để thích ứng với những đặc thù của nền kinh tế thị trường, để đủ sức cạnh tranh với thành phần kinh tế khác.
Mơ hình HTX, liên hiệp HTX kiểu mới là tổ chức do các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau nhằm tương trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ cho chính mình; hợp thành khu vực thứ 3 của nền kinh tế bên cạnh khu vực công và khu vực tư. Pháp luật về HTX chính là hành lang pháp lý vững chắc nhằm mục tiêu khuyến khích và phát triển mạnh mẽ mơ hình HTX kiểu mới, đồng thời, định hướng phát triển các HTX hoạt động theo đúng bản chất HTX, liên hiệp HTX; đưa khu vực HTX, liên hiệp HTX nói riêng và thành phần kinh tế tập thể nói chung trở thành lực lượng to lớn, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta; bảo đảm quyền và lợi ích của hàng chục triệu hộ nơng dân, hàng chục triệu người tiêu dùng, hộ kinh doanh cá thể…
Trong chương này, tác giả nêu lên khái niệm và những đặc điểm của HTX, đồng thời, phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX; làm rõ vai trò của HTX đối với kinh tế, xã hội và đặc biệt đối với nơng nghiệp, nơng thơn, đối với q trình xây dựng nơng thơn mới và nêu lên những kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động của mơ hình HTX. Đây là những tiền đề về mặt lý luận để tác giả đánh giá thực trạng pháp luật và việc thực hiện pháp luật về HTX tại Việt Nam nói chung và cụ thể tại tỉnh Tây Ninh nói riêng.
CHƯƠNG 2: HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP, THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG Ở VIỆT NAM, CỤ THỂ TẠI TỈNH TÂY
NINH