Tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp và thực trạng tại tỉnh tây ninh (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

1.4. Kinh nghiệm hoạt động của mơ hình Hợp tác xã trên thế giới

1.4.2.1. Tại Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức HTX Nhật Bản là nhân tố tích cực, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Các loại hình tổ chức HTX Nhật Bản bao gồm: HTX nông nghiệp, HTX tiêu dùng. HTX tiêu dùng Nhật Bản phát triển mạnh từ những năm 1960-1970. Liên hiệp HTX tiêu dùng (JCCU) là tổ chức cấp cao của khu vực HTX ở Nhật Bản. Hiện nay, JCCU có 617 HTX thành viên. Các HTX thành viên đã sản xuất trên 10.000 sản phẩm khác nhau mang nhãn hiệu “Co- op”, bao gồm lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng. JCCU có các chức năng và nhiệm vụ như: tăng cường hướng dẫn quản lý và hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho các HTX thành viên; Lập kế hoạch; Phát triển và cung cấp sản phẩm, các chương trình bảo hiểm và mạng lưới thông tin, đáp ứng nhu cầu của các thành viên HTX; Tổ chức các khóa học và hội thảo về công tác quản lý và giáo dục cho các HTX thành viên; Xuất-nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng…27

HTX nông nghiệp Nhật Bản được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn tồn quốc HTX nơng nghiệp; Liên đồn HTX nơng nghiệp tỉnh; HTX nông nghiệp cơ sở.

Các HTX nông nghiệp cơ sở gồm hai loại: đơn chức năng và đa chức năng. Từ năm 1961 trở về trước các HTX đơn chức năng khá phổ biến. Nhưng từ năm 1961 trở về đây, do chính phủ Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các HTX nông nghiệp nhỏ thành HTX nông nghiệp lớn, nên mơ hình hoạt động chủ yếu của HTX nơng nghiệp Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. Các HTX nông nghiệp đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ như cung cấp nơng cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nơng dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nơng dân. Có thể thấy ưu nhược điểm của HTX nông nghiệp Nhật Bản qua phân

27Phan Trọng An, 2017, Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp tại Nhật Bản và kinh nghiệp rút ra cho Việt Nam

tích cơ chế quản lý và chức năng hoạt động của chúng. HTX nơng nghiệp cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp. Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên khó khăn vay với lãi suất thấp (có khi chính phủ trợ cấp cho HTX để bù vào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp). HTX nông nghiệp cũng được phép sử dụng tiền gửi của xã viên để kinh doanh. Ở Nhật Bản có tổ chức một trung tâm ngân hàng HTX nông nghiệp để giúp các HTX quản lý số tín dụng cho tốt. Trung tâm này có thể được quyền cho các tổ chức kinh tế công nghiệp vay nhằm phục vụ phát triển nơng nghiệp.

Có thể thấy rằng HTX nông nghiệp Nhật Bản đã phát triển từ các đơn vị đơn năng đến ngày nay trở thành các đơn vị đa năng dịch vụ mọi mặt cho cho nhu cầu của nông dân và tổ chức liên kết qui mơ lớn tồn quốc. Một nước cơng nghiệp hố như Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình, do đó HTX nông nghiệp, một mặt được thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp cho họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở nông thôn, mặt khác vẫn tơn trọng mơ hình kinh tế nơng hộ và chỉ thay thế hộ nông dân và tư thương ở khâu nào HTX tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân.

Sự khác biệt lớn nhất giữa các HTX nông nghiệp Nhật Bản so với các HTX nông nghiệp Việt Nam là ngay từ khi mới thành lập và hoạt động, Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa nơng nghiệp, coi HTX nông nghiệp là một trong những hình thức phục vụ xã hội hóa tốt nhất và yêu cầu các cấp, các ngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tổ chức này. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất…tuy nhiên, không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ và độc lập của HTX; HTX nơng nghiệp Nhật Bản tổ chức hợp nhất các HTX cùng loại thành các HTX có quy mơ lớn hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. Ngoài ra, Nhật Bản cịn xây dựng mơ hình HTX phân loại hai nhóm thành viên: thành viên thường xuyên và thành viên liên kết; mơ hình “mỗi làng một sản phẩm”…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp và thực trạng tại tỉnh tây ninh (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)