Đảm bảo trách nhiệm giải trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH tập đoàn thang máy thiết bị thăng long (Trang 64 - 66)

Nội dung Khơng

Nhà quản lý có báo cáo và giải trình các cơng việc với HĐQT

khơng? 92% 8%

Nhà quản lý có xem xét điều chỉnh áp lực khi phân cơng trách

nhiệm cho nhân viên không? 25% 75%

(Nguồn: Kết quả thống kê khảo sát)

Khi trả lời câu hỏi: “Nhà quản lý có báo cáo và giải trình các cơng việc với HĐQT khơng?” có đến 92% ý kiến ý kiến đồng ý. TLE tổ chức họp HĐQT định kỳ hằng năm 2 lần để báo cáo và giải trình tình hình hoạt động kinh doanh. Trong các trường hợp có những tình huống nghiêm trọng xảy ra thì sẽ tổ chức họp bất thường nhằm đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề một cách kịp thời.

Đối với câu hỏi: “Nhà quản lý có xem xét điều chỉnh áp lực khi phân công trách nhiệm cho nhân viên khơng?” có 25% ý kiến đồng ý và 75% ý kiến không đồng ý. Trên thực tế, tuy rằng công ty đã phân chia trách nhiệm rõ ràng cho đa số các phòng ban, nhưng việc xem xét điều chỉnh áp lực khi phân công trách nhiệm vẫn chưa thực sự thỏa đáng như Ban ISO còn tồn tại sự kiêm nhiệm quá nhiều vị trí và khơng tách biệt rõ ràng, bộ phận giám sát chất lượng có nhân sự q ít trong khi số lượng cơng trình thì quá nhiều…. Trong một số trường hợp thiếu hụt nhân sự các nhân viên phải tạm thời kiêm nhiệm công việc của các nhân viên khác để đảm bảo hồn thành cơng việc, điều này tạo nên áp lực làm việc rất lớn cho nhân viên.

Qua kết quả khảo sát, nhìn chung TLE đã xây dựng một MTKS với đầy đủ các quy định, quy tắc tuân thủ theo quy định của pháp luật. Công ty đã xây dựng được bộ máy cơ cấu tổ chức phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh, có sự phân cấp chức năng, nhiệm vụ tương đối rõ ràng giữa các cấp, phịng ban. Phân cơng, phân nhiệm phù hợp với năng lực chuyên môn và kỹ năng của từng cá nhân. TLE ban hành quy chế lương và thưởng rõ ràng theo hiệu quả cơng việc, quy trình tuyển dụng.... Mặc dù hiểu được tầm quan trọng của nguồn lực con người trong quá trình hoạt động kinh doanh tuy nhiên TLE mới chỉ quan tâm đến công tác đào tạo đối với các phòng ban liên quan đến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng lắp đặt thang máy mà quên mất rằng để hoạt động kinh doanh hiệu quả và phát triển cần sự phối hợp của tất cả các phòng ban; bất kỳ phòng ban hay cá nhân nào nếu có năng lực yếu kém đều sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của cơng ty.

Bên cạnh đó, TLE vẫn cịn có sự kiêm nhiệm giữa chức năng quản lý và chủ sở hữu. Các thành viên quản lý chủ chốt hầu hết là thành viên của HĐQT, chủ tịch HQQT đang kiêm nhiệm vị trí Tổng giám đốc, thành viên HĐQT đang kiêm nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính, Kế tốn trưởng…. Điều này khơng đúng với luật doanh nghiệp (2004) và làm giảm hiệu quả giám sát quá trình thực hiện kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của đơn vị.

Công ty chưa ban hành các văn bản hướng dẫn về cách ứng xử, xử lý trong từng tình huống cụ thể. BGĐ chủ yếu sử dụng kinh nghiệm cá nhân và mối quan hệ để xử lý các sai phạm liên quan đến đạo đức. Xử lý theo cảm tính sẽ tạo sự thiếu công bằng giữa các nhân viên trong cơng ty có thể dẫn đến tình trạng bất mãn trong quá trình làm việc.

Cơng ty khơng có bộ phận KTNB để thực hiện chức năng nhiệm vụ giám sát kiểm tra. Hiện nay, Ban ISO đang có sự kiêm nhiệm giữa nhiều chức năng nhiệm vụ, không tách biệt rõ ràng. Áp lực khối lượng công việc lớn tác động đến hiệu quả làm

việc của Ban ISO. Tại TLE, việc xem xét điều chỉnh áp lực khi phân công trách nhiệm vẫn chưa thực sự thỏa đáng.

Tại các chi nhánh của TLE cũng không tách biệt công việc thu hồi, theo dõi công nợ với cơng việc kế tốn. Điều này cho thấy MTKS của TLE vẫn còn nhiều khiếm khuyết cần sửa đổi.

Đánh giá rủi ro

Nguyên tắc 6: Đơn vị xác lập mục tiêu một cách cụ thể tạo điều kiện cho việc nhận dạng và đánh giá rủi ro liên quan đến đạt được mục tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH tập đoàn thang máy thiết bị thăng long (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)