Về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh tây ninh (Trang 44)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh Tây Ninh

4.1.2.4 Về cơ chế chính sách

Công tác cải cách hành chính được chú trọng theo hướng tinh gọn. Tại các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đều có bố trí bộ phận một cửa để tiếp nhận và giải quyết thủ tục về đầu tư, và mới đây Trung tâm hành chính cơng cấp tỉnh cũng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2018 làm thước đo trong đánh giả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (viết tắt là TTHC), xây dựng Cổng thơng tin điện tử dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử, triển khai ứng dụng Zalo để giải quyết TTHC, tạo thuận lợi cho DN trong quá trình liên hệ giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư, giúp giảm tối đa chi phí, thời gian đi lại, rút ngắn thời gian thực hiện các TTHC cho DN.

Bên cạnh đó, lãnh đạo địa phương năng động, tâm huyết, luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức chương trình “cafe doanh nhân cuối tuần” để gặp gỡ DN, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của DN, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động, tạo niềm tin cho DN an tâm đến đầu tư; quan tâm đầu tư, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tập trung đền bù, giải tỏa, tạo quỹ đất sạch chuẩn bị đón các nhà đầu tư; ban hành và triển khai nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ DN đầu tư và phát triển, như: chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn giai đoạn 2016-2020; chính sách hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn; chính sách hỗ trợ lãi vay phát triển hình thành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, nơng nghiệp hữu cơ; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Với những nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, tạo mơi trường đầu tư thơng thống đã góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào Tây Ninh. Tuy nhiên việc thực hiện thủ tục hành chính cịn mất nhiều thơi gian và chi phí, theo kết quả khảo sát của Phịng Thương mại & Cơng nghiệp Việt Nam về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số thành phần chi phí gia nhập thị trường của tỉnh Tây Ninh

khá thấp và có dấu hiệu suy giảm qua các năm (còn gọi là chi phí thành lập doanh

nghiệp - phản ánh thời gian cần thiết để một doanh nghiệp thực hiện thủ đầu tư), nếu

rớt hạng xuống 50/63 tỉnh, thành phố; việc hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương chưa thật sự đủ mạnh để thu hút đầu tư, việc tiếp cận thơng tin của doanh nghiệp cịn khó khăn (thơng tin giữ liệu sơ sài, khơng tin cậy), mong muốn giữa doanh nghiệp và chính quyền chưa có điểm chung; các chính sách hỗ trợ chưa được tiếp cận một cách dễ dàng, còn nhiều sự ràng buộc nên hiệu quả chưa cao.

4.1.2.5 Về môi trƣờng sống và làm việc

Môi trường sống ở Tây Ninh không ngừng được cải thiện, hệ thống trường học, cơ sở y tế, văn hóa, xã hội từ thành thị đến nơng thơn được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe và vui chơi giải trí cho người lao động và DN. Ngồi ra, Tây Ninh có thể tận dụng những hạ tầng mềm này ở TP.HCM.

Tồn tỉnh hiện có 534 trường cơng lập, trong đó 01 Trường Cao đẳng Sư phạm, với 6.036/7.620 phòng học kiên cố và 12 trường ngoài công lập. Mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh được đầu tư mở rộng, hiện có 109 cơ sở y tế cơng lập thực hiện chức năng khám chữa bệnh (trong đó có 02 phịng khám đa khoa khu vực và 02 cơ sở y tế ngồi cơng lập), với 2.831 giường bệnh đạt 25,1giường bệnh/ vạn dân. Hệ thống hạ tầng văn hóa trên địa bàn tỉnh có 107 cơ sở văn hóa xã hội, cùng nhiều trung tâm thương mại, điểm vui chơi giải trí cũng mới được hình thành và đi vào hoạt động (Trung tâm thương mại Shophouse Vincom Tây Ninh, khu phức hợp khách sạn - trụ sở làm việc phố thương mại MB Land, dự án hệ thống siêu thị CoopMart xây dựng ở các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, khu vui chơi giải trí Bàu Cà Na, Long Điền Sơn) là những nơi khá hấp dẫn đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho người dân và DN.

Hệ môi trường sinh thái của Tây Ninh với diện tích rừng 40.025 ha, khí hậu ổn định, ít chịu ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết bất lợi và nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hố như Tịa thánh Cao Đài, Núi Bà đen, hồ Dầu Tiếng, quần thể Căn cứ TW cục miền Nam, Vườn Quốc gia Lị Gị – Xa Mát, Sơng Vàm cỏ, hệ thống cửa khẩu quốc tế và quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và du khách đến đầu tư, du lịch, sinh sống tại tỉnh.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế cịn ít, các dịch vụ vui chơi giải trí cịn đơn điệu, quy mơ nhỏ, chất lượng phục vụ cịn nhiều mặt hạn chế, dịch vụ du lịch thì thiếu tính liên kết, ít được đầu tư cải tiến, đổi

các chương trình giao lưu trao đổi văn hóa giữa các DN với người dân địa phương; do đó phần nào ảnh hưởng đến SHL doanh nghiệp khi quyết định đầu tư vào Tây Ninh.

4.2 Mô tả mẫu khảo sát

Phương pháp thu thập dữ liệu được thực hiện từ phiếu điều tra khảo sát các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong tháng 3 và 4/2019, với 170 phiếu khảo sát được gửi đi thông qua BQL Khu Kinh tế tỉnh và Sở Công thương để tiến hành điều tra bằng các hình thức lấy phiếu trực tiếp, email, điện thoại, đối tượng được chọn khảo sát là những cán bộ quản lý từ cấp trưởng, phó phịng trở lên của các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Kết quả phát đi 170 phiếu điều tra, trong đó 12 phiếu khơng hợp lệ được bỏ ra do không điền đủ thông tin khảo sát và thu về 158 phiếu hợp lệ có đầy đủ thơng tin để phân tích, số phiếu này đảm bảo kích thước mẫu cho việc nghiên cứu và được tổng hợp đưa vào phần mềm SPSS 20, phân loại như sau:

Bảng 4.3 Thông tin về mẫu nghiên cứu

Tiêu chí đánh giá Tần suất Tỷ lệ %

Lĩnh vực hoạt động May, mặc 37 24%

Chế biến thực phẩm 55 35%

Vật tư thiết bị chuyên dụng 29 18%

Dịch vụ thương mại 19 12%

Lĩnh vực khác 18 11%

Quy mô lao động (người)

Dưới 50 51 33%

Từ 50 đến dưới 200 62 39%

Từ 200 đến dưới 500 27 17%

Từ 500 trở lên 18 11%

Thời gian hoạt động (năm)

Từ 1 – 5 năm 32 20%

Từ 6 – 10 năm 77 49%

Trên 10 năm 49 31%

Thị trường mục tiêu Xuất khẩu 32 20%

Trong nước 81 51%

Về lĩnh vực hoạt động: DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm có tỷ lệ cao nhất là 35%, kế đến là DN hoạt động trong lĩnh vực may, mặc 24%, DN hoạt động trong lĩnh vực vật tư thiết bị chuyên dụng 18%, DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại 12%, DN hoạt động trong lĩnh vực khác 11%. Theo kết quả thống kê, DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất và chênh lệch nhiều so với các lĩnh vực khác, điều này là phù hợp với Tây Ninh do có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, đất đai bằng phẳng, khí hậu ơn hịa, thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, cung cấp nhiều nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chế biến thực phẩm (như mía, mì, đậu phộng, hạt điều, các loại trái cây như mãn cầu, khớm, chanh dây, bưởi, xoài,…) nên thu hút nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực này đến đầu tư phát triển sản xuất.

Về quy mô lao động: Dưới 50 người chiếm tỷ lệ là 33%, từ 50 đến dưới 200 người chiếm tỷ lệ 39%, từ 200 đến dưới 500 người chiếm tỷ lệ 17%, trên 500 người chiếm tỷ lệ thấp nhất là 11%. Theo kết quả thống kê, số DN có lao động trên 500 người chiếm tỷ lệ thấp, điều này phù hợp với Tây Ninh, vì đa số các doanh nghiệp của tỉnh Tây Ninh có quy mơ vừa và nhỏ, số DN nước ngồi chưa có sự đầu tư lớn vào Tây Ninh.

Về thời gian hoạt động: Được chia thành 03 mức, trong đó từ 1 - 5 năm chiếm tỷ lệ là 20%, từ 6 - 10 năm chiếm tỷ lệ 49%, trên 10 năm chiếm tỷ lệ 31%. Theo kết quả thống kê, số DN có thời gian hoạt động từ 6 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao, kết quả này là phù hợp, do các DN hoạt động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chủ yếu là các DN trong nước, có thời gian gắn bó khá lâu dài với Tây Ninh, các DN nước ngoài chỉ mới quan tâm đến Tây Ninh đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây.

Về thị trường mục tiêu của DN: Xuất khẩu chiếm tỷ lệ 20%, trong nước có tỷ lệ 51%, vừa sản xuất trong nước và vừa xuất ra nước ngồi có tỷ lệ 29%. Theo số liệu thống kê, thị trường trong nước chiếm tỷ lệ cao, thực tế cho thấy đa số các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là DN trong nước, có quy mơ vừa và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, thị trường chủ yếu là trong nước.

4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo các nhân tố

Hệ số Cronbach’s Alpha được tác giả sử dụng để thực hiện kiểm định thống kê mức độ tương quan chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố, hay nói cách để kiểm tra xem các biến quan sát trong cùng một nhân tố có tốt khơng, có tin cậy khơng. Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố tốt thể hiện rằng các biến quan sát được liệt kê là rất tốt, thể hiện được đặc điểm của nhân tố đó, điều đó chứng tỏ chúng ta đã có được một thang đo tốt cho nhân tố này. Việc sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để loại các biến khơng phù hợp trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm hạn chế biến rác trong mơ hình nghiên cứu, vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả.

Với hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến lớn hơn 0,3 thì mới đạt yêu cầu và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo. Sau đây, chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra độ tin cậy của 6 nhóm nhân tố.

4.3.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo Nguồn lực tài nguyên

Kết quả chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo Nguồn lực tài nguyên trên SPSS 20 được thể hiện như sau:

Bảng 4.4 Kết quả độ tin cậy thang đo yếu tố Nguồn lực tài nguyên

Biến quan sát Cronbach's

Alpha

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Tai_nguyen1 .626 7.77848 1.830 .410 .562 Tai_nguyen2 7.58228 1.799 .429 .534 Tai_nguyen3 7.98101 1.764 .465 .484

Qua kết quả kiểm định từ bảng 4.4, ta có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,626 (lớn hơn 0,6) và các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3). Mặc dù hệ số Cronbach’s Alpha khơng cao lắm nhưng khơng có biến nào bỏ đi làm cho hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,626, do vậy các biến đều đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy, ta giữ lại 3 biến đại diện cho thang đo Nguồn lực tài nguyên và sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.3.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cơ sở hạ tầng

Kết quả chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo Cơ sở hạ tầng trên SPSS 20 được thể hiện như sau:

Bảng 4.5 Kết quả độ tin cậy thang đo yếu tố Cơ sở hạ tầng

Biến quan sát Cronbach's

Alpha

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Ha_tang1 .744 15.4747 5.665 .450 .720 Ha_tang2 15.7658 4.626 .626 .651 Ha_tang3 15.5190 4.468 .579 .670 Ha_tang4 15.8101 5.059 .469 .713 Ha_tang5 15.2025 5.449 .426 .727

Kết quả kiểm định từ bảng 4.5, ta có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,744 (lớn hơn 0,6) và các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3) và khơng có biến quan sát nào bỏ đi làm cho hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,744, do đó ta giữ lại 5 biến để đại diện cho thang đo Cơ sở hạ tầng và sẽ được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA. Qua số liệu định lượng cho thấy, các mục hỏi đưa ra để đo lường yếu tố cơ sở hạ tầng được các DN đánh giá cao, kết quả trên là phù hợp, vì hệ thống giao thơng kết nối, hệ thống điện, nước và hạ tầng khu cụm công nghiệp đảm bảo, đáp ứng yêu cầu và SHL của DN, đó là những yếu tố hấp dẫn DN, thúc đẩy thu hút đầu tư vào địa phương.

4.3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo Nguồn nhân lực

Kết quả chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo Nguồn nhân lực trên SPSS 20 được thể hiện như sau:

Bảng 4.6 Kết quả độ tin cậy thang đo lần 1 yếu tố Nguồn nhân lực

Biến quan sát Cronbach's

Alpha

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Hệ số tương quan biến

tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến Nhan_luc1 .682 18.7025 7.268 .503 .610 Nhan_luc2 18.3734 7.382 .481 .618 Nhan_luc3 18.6266 7.356 .462 .624 Nhan_luc4 18.5570 6.822 .532 .596 Nhan_luc5 18.5759 8.118 .294 .681 Nhan_luc6 18.0190 9.242 .192 .699

Kết quả kiểm định lần 1 từ bảng 4.6 cho thấy, mặc dù hệ số Cronbach’s Alpha là 0,682 lớn hơn 0,6 đạt tiêu chuẩn, tuy nhiên biến Nhan_luc5 và Nhan_luc6 có hệ số tương quan biến tổng là 0,294 và 0,192 nhỏ hơn 0,3 khơng đạt tiêu chuẩn, do đó tiến hành loại bỏ biến Nhan_luc5 và Nhan_luc6. Qua thực tế cho thấy, trong xu hướng công nghiệp công nghệ cao, công nghệ hiện đại ngày càng phát triển thì lao động giá rẻ hiện nay khơng phải là lợi thế, mà hiệu suất lao động mới là vấn đề doanh nghiệp cần; đồng thời các DN đầu tư tại Tây Ninh hiện nay chủ yếu có quy mơ vừa và nhỏ, nhu cầu tuyển dụng lao động của các DN chủ yếu là lao động phổ thơng, cịn lao động quản lý có trình độ cao tại Tây Ninh nhìn chung cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển của DN.

Tác giả tiến hành giữ lại 4 biến là Nhan_luc1, Nhan_luc2, Nhan_luc3, Nhan_luc4 để tiếp tục kiểm định lần 2 và cho ra kết quả như sau:

Bảng 4.7 Kết quả độ tin cậy thang đo lần 2 yếu tố Nguồn nhân lực

Biến quan sát Cronbach's

Alpha

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Hệ số tương quan biến

tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến Nhan_luc1 .729 10.9557 4.590 .491 .684 Nhan_luc2 10.6266 4.516 .522 .666 Nhan_luc3 10.8797 4.578 .474 .694 Nhan_luc4 10.8101 4.015 .589 .624

Kết quả lần 2 từ bảng 4.7, ta có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,729 và các hệ số tương quan tổng đều đạt tiêu chuẩn lớn hơn 0,3. Do đó, tác giả giữ 4 biến còn lại là Nhan_luc1, Nhan_luc2, Nhan_luc3, Nhan_luc4 để đại diện cho thang đo Nguồn nhân lực và sẽ được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.3.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cơ chế chính sách

Kết quả chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo Cơ chế chính sách trên SPSS 20 được thể hiện như sau:

Bảng 4.8 Kết quả độ tin cậy thang đo yếu tố Cơ chế chính sách

Biến quan sát Cronbach's

Alpha

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh tây ninh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)