Nhân tố nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh tây ninh (Trang 70)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.7. Kiểm định giả thuyết

4.7.3 Nhân tố nguồn nhân lực

Bảng 4.23 Kết quả giá trị trung bình mức độ hài lòng của DN về Nguồn nhân lực lực

Nhân tố Nguồn nhân lực Giá trị thấp nhất

Giá trị cao nhất

Giá trị trung bình

Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu

của doanh nghiệp. 1,00 5,00 3,60

Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của

lao động tốt. 1,00 5,00 4,05

Nguồn lao động dồi dào. 2,00 5,00 4,20

Ý thức, trách nhiệm của người lao động cao. 2,00 5,00 3,80

Trung bình 3,91

Giả thuyết H3 cho rằng chất lượng Nguồn nhân lực có tác động cùng chiều đến SHL của doanh nghiệp đầu tư. Căn cứ vào kết quả hồi quy ta thấy hệ số β của biến nguồn nhân lực = 0,141 > 0 và Sig. = 0,018 < 0,05 do đó giả thuyết được chấp nhận. Nghĩa là, trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu muốn SHL của DN đầu tư tăng lên 1 đơn vị thì yếu tố Nguồn nhân lực tăng lên 0,141 đơn vị. Yếu tố chất lượng Nguồn nhân lực được đánh giá có ảnh hưởng mạnh thứ 3 đến SHL của DN khi quyết định đầu tư tại Tây Ninh.

Từ kết quả Bảng 4.23 ta có, giá trị trung bình của các biến trong nhân tố Nguồn nhân lực 3,91. Điều này cho thấy DN khá hài lòng với nhân tố Nguồn nhân lực của Tây Ninh. Tuy nhiên DN chưa đánh giá cao yếu tố “Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp” và yếu tố “Ý thức, trách nhiệm của người lao động cao”. Thực tế cho thấy, dân số Tây Ninh được nhận định thuộc loại cơ cấu vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên tỷ lệ lao động đang làm việc đã

qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp chỉ đạt 15,8% còn khá thấp và thấp hơn so với bình qn cả nước (20,6%) và khu vực Đơng Nam bộ (26,2%), mạng lưới đào tạo và dạy nghề còn khá mỏng, chủ yếu là công lập quy mô nhỏ và khơng chun nghiệp, chưa có trường đại học, do đó mặc dù Tây Ninh đang cịn thừa lao động như hầu hết các DN gặp khó khăn khi tuyển dụng, nhất là lao động có tay nghề, đồng thời do lao động ở Tây Ninh chủ yếu ở nơng thơn, trình độ văn hóa thấp nên ý thức, trách nhiệm của người lao động chưa cao.

4.7.4 Nhân tố Môi trƣờng sống và làm việc

Bảng 4.24 Kết quả giá trị trung bình mức độ hài lịng của DN về Mơi trường sống và làm việc

Nhân tố Môi trƣờng sống và làm việc Giá trị thấp nhất

Giá trị cao nhất

Giá trị trung bình

Các bất đồng giữa DN và người lao động được

giải quyết thỏa đáng. 1,00 5,00 4,05

Hệ thống trường học đáp ứng được nhu cầu. 1,00 5,00 3,67

Hệ thống y tế đáp ứng được nhu cầu. 1,00 5,00 3,89

Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn. 2,00 5,00 3,66

Môi trường không bị ô nhiễm. 2,00 5,00 4,32

Trung bình 3,91

Giả thuyết H5 cho rằng Môi trường sống và làm việc có tác động cùng chiều đến SHL của doanh nghiệp đầu tư. Căn cứ vào kết quả hồi quy ta thấy hệ số β của biến môi trường sống và làm việc = 0,120 > 0 và Sig. = 0,044 < 0,05 do đó giả thuyết được chấp nhận. Nghĩa là, trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu muốn SHL của DN đầu tư tăng lên 1 đơn vị thì yếu tố Nguồn nhân lực tăng lên 0,120 đơn vị. Yếu tố Môi trường sống và làm việc ít ảnh hưởng nhất đối với SHL của DN, do hệ số β thấp hơn so với các yếu tố khác trong mơ hình.

Từ kết quả Bảng 4.24 ta có, giá trị trung bình của các biến trong nhân tố Môi trường sống và làm việc dao động từ 3,66 đến 4,32. Điều này cho thấy DN khá hài lịng với nhân tố Mơi trường sống và làm việc của Tây Ninh, tuy nhiên yếu tố “Hệ

cầu” và yếu tố “Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn” mức hài lịng vẫn cịn thấp (3,67 và 3,89 và 3,66). Kết quả này là phù hợp với trực trạng của Tây Ninh, vì ngồi Khu du lịch Núi Bà Đen, các điểm vui chơi giải trí khác cịn hạn chế, chưa được đầu tư nhiều, dịch vụ vui chơi giải trí cịn khá đơn điệu, quy mơ nhỏ, thiếu tính liên kết, chất lượng phục vụ cịn nhiều mặt hạn chế; các chương trình giao lưu trao đổi văn hóa giữa các DN với người dân địa phương chưa nhiều; cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế cịn ít.

4.7.5 Nhân tố sự hài lòng của DN đầu tƣ

Bảng 4.25 Kết quả giá trị trung bình nhân tố SHL của doanh nghiệp đầu tư

Nhân tố sự hài lòng của DN đầu tƣ Giá trị thấp nhất

Giá trị cao nhất

Giá trị trung bình

Doanh thu của DN sẽ tăng trưởng như kỳ vọng. 2,00 5,00 4,03

Lợi nhuận của DN sẽ tăng trưởng như kỳ vọng. 2,00 5,00 3,80

DN sẽ tiếp tục mở rộng, đầu tư kinh doanh tại

Tây Ninh. 2,00 5,00 3,85

DN sẽ giới thiệu người khác tới đầu tư tại Tây

Ninh. 2,00 5,00 3,76

DN hài lòng với việc đầu tư tại Tây Ninh. 2,00 5,00 4,20

Trung bình 3,92

Từ kết quả Bảng 4.25 có thể thấy, DN đánh giá môi trường đầu tư của Tây Ninh ở mức khá với mức giá trị trung bình của nhân tố SHL của doanh nghiệp đầu tư là 3,92. Điều này chứng tỏ rằng, với sự nỗ lực vươn lên của chính quyền địa phương địa, trong những năm gần đây, môi trường đầu tư của tỉnh Tây Ninh đã đạt được một số kết quả nhất định, cần tiếp tục duy trì và triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh của mơi trường đầu tư của Tây Ninh trong thời gian tới, nhất là giải pháp về cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng.

Chương 4: Tác giả đã trình bày phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả phân tích. Từ các yếu tố theo mơ hình đề nghị ban đầu, phân tích nhân tố khám phá EFA được sử

dụng để nhóm các biến quan sát thành những yếu tố có ý nghĩa hơn trong việc đánh giá mức độ hài lòng của DN trong thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Phân tích hồi quy được tác giả sử dụng nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến SHL của doanh nghiệp đầu tư. Trên cơ sở hệ số hồi quy của từng yếu tố cho thấy, các yếu tố về cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc của Tây Ninh càng đảm bảo thì mức độ hài lòng của DN trong thu hút đầu tư càng cao. Đồng thời phân tích sự ảnh hưởng của các biến định tính đến thang đo SHL của doanh nghiệp đầu tư bằng phân tích ANOVA cũng được thực hiện nhằm tìm ra sự khác biệt giữa các biến phân tích, kết quả cho thấy khơng có sự khác nhau trong đánh giá thang đo SHL của doanh nghiệp giữa các nhóm khảo sát.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như nguồn lực tài nguyên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cơ chế chính sách, mơi trường sống và làm việc đến SHL của doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Qua khảo sát cho thấy, các thang đo được lấy từ các DN đầu tư đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có độ tin cậy Cronbach’s Alpha khá cao, như: Thang đo yếu tố nguồn lực tài nguyên là 0,626, yếu tố cơ sở hạ tầng là 0,781, yếu tố nguồn nhân lực là 0,729, yếu tố cơ chế chính sách là 0.785, yếu tố môi trường sống và làm việc là 0,76, yếu tố SHL của doanh nghiệp đầu tư là 0,837 và các yếu tố đủ điều kiện để phân tích nhân tố khám phá EFA.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, từ 5 nhóm ban đầu với 25 biến của bảng khảo sát, qua phân tích dữ liệu mặc dù một số biến bị loại bỏ, tuy nhiên 18 biến cịn lại được chia thành 4 nhóm yếu tố có quan hệ đồng biến, tuyến tính và có tác động tích cực, ảnh hưởng đến sự thỏa mãn, hài lòng của doanh nghiệp đầu tư vào Tây Ninh, đó là các nhóm như: Yếu tố cơ chế chính sách (4 biến), cơ sở hạ tầng (5 biến), nguồn nhân lực (4 biến), môi trường sống và làm việc (5 biến). Các nhóm yếu tố này đã được kiểm định và chứng minh thông qua hệ số β dương (cụ thể: hệ số β của yếu tố cơ chế chính sách = 0,447, hệ số β của yếu tố cơ sở hạ tầng = 0,320, hệ số β của yếu tố nguồn nhân lực = 0,141, hệ số β của yếu tố môi trường sống và làm việc = 0,120), nhóm nào có hệ số β lớn nhất sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến SHL của doanh nghiệp đầu tư vào Tây Ninh. Điều này cho thấy nhận định ban đầu của tác giả và ý kiến của các chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến SHL doanh nghiệp đầu tư vào Tây Ninh là thích hợp.

Từ kết quả phân tích, kiểm định ANOVA về mức độ hài lịng của DN đầu tư tại tỉnh Tây Ninh với các biến nhân khẩu học, với dữ liệu khảo sát cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khác nhau của các biến phân tích (như biến lĩnh vực hoạt động, quy mô lao động, thời gian hoạt động, thị trường mục tiêu), với độ tin cậy là 95%.

Bảng 5.1 Kết quả phân tích ANOVA về mức độ hài lịng của DN đầu tư theo các biến nhân tố nhân khẩu học

Các biến nhân khẩu

học

Giá trị Sig. Levene

Kết luận Giá trị Sig.

ANOVA Kết luận Lĩnh vực hoạt động 0,481 > 0,05 Phương sai bằng nhau

0,205 > 0,05 Chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê Quy mô lao

động

0,610 > 0,05 Phương sai bằng nhau

Sig. Post Hoc của tất cả các biến > 0,05

Chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê

Thời gian

hoạt động

0,172 > 0,05 Phương sai bằng nhau

0,482 > 0,05 Chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê Thị trường

mục tiêu

0,764 > 0,05 Phương sai bằng nhau

0,874 > 0,05 Chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các nhóm yếu tố như nhóm cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc đều có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn, hài lịng của DN vào Tây Ninh. Vì thế để nâng cao SHL của doanh nghiệp, thúc đẩy thu hút đầu tư vào tỉnh Tây Ninh, các giải pháp đưa ra sẽ đều có những yếu tố trên, tuy nhiên mức độ quan trọng của các giải pháp đưa ra sẽ dựa vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, trong đó có sự sắp xếp theo mối liên hệ và ưu tiên những nhóm có hệ số β lớn trước để kết quả là tốt nhất.

5.2 Hàm ý chính sách

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư vào Tây Ninh đòi hỏi các nhà quản lý, lãnh đạo địa phương cần tạo cơ chế chính sách thuận lợi, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng mơi trường sống và làm việc, để nâng cao SHL của doanh nghiệp, trong đó cơ chế chính sách và cơ sở hạ tầng có tác động mạnh và là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt về khả năng cạnh tranh của Tây Ninh. Thông qua nghiên cứu tác giả đề xuất, kiến nghị thực hiện một số giải pháp sau:

5.2.1 Về Cơ chế chính sách

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ chế chính sách là nhân tố có tác động lớn đến SHL doanh nghiệp đầu tư và là nhân tố tạo nên mơi trường đầu tư bình đẳng giúp DN nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, từ đó có khả năng khuyến khích đầu tư. Do đó chính quyền địa phương cần tập trung hỗ trợ DN trong quá trình thành lập, tư vấn pháp lý, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, làm tốt công tác bồi thường, giải tỏa để kịp thời bàn giao mặt bằng sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho DN có đất sạch để triển khai dự án.

Thực thi đầy đủ các chính sách hỗ trợ theo quy định của Trung ương (như: chính sách miễn giảm thuế thu nhập DN cho nhà đầu tư nước ngồi, chính sách miễn giảm tiền thuê và sử dụng đất, chính sách hỗ trợ chi phí di dời, chính sách hồn trả kinh phí cho DN đã ứng trước để thực hiện giải phóng mặt các KCCN,…), vận dụng xây dựng chính sách đặc thù ưu đãi của địa phương để thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó cần áp dụng các khoản ưu đãi ở mức cao nhất cho DN trong một thời gian dài theo khung quy định. Tỉnh Tây Ninh cần có chính sách ưu đãi về thuế đối với các cơng ty, tập đồn nước ngồi, DN khởi nghiệp, các DN nội địa hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ, các ưu đãi về giá thuê mặt bằng, nhà xưởng, hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động. Các chính sách này cần phải được cơng khai minh bạch và dễ hiểu cho tất cả các cá nhân, DN.

Một vấn đề quan trọng được các DN đánh giá trong nghiên cứu này năng lực của người đứng đầu địa phương. Cụ thể lãnh đạo địa phương cần năng động, sáng tạo, linh hoạt trong thực thi các chính sách và hỗ trợ DN, trong đó cần có sự thay đổi về cách xây dựng và tiếp cận chính sách ưu đãi cho DN theo hiệu quả kinh doanh nhằm thu hút các DN đầu tư lâu dài và hiệu quả trên địa bàn, việc ưu đãi dựa trên hiệu quả tức là chuyển từ ưu đãi dựa trên quy mô và tổng lợi nhuận, sang ưu đãi dựa trên hiệu quả và giá trị gia tăng trong nước, chuyển từ thu hút đầu tư dựa trên lợi thế sẵn có sang thu hút đầu tư theo mong muốn bằng cách tạo ra những lợi thế về lao động, hạ tầng, môi trường kinh doanh tương ứng và phù hợp, giảm dần tiến tới thay thế ưu đãi thuế bằng việc cải thiện môi trường kinh doanh và chất lượng hạ tầng; xúc tiến đầu tư chủ động có mục tiêu, trong đó tập trung vào các ngành có cơng nghệ sử dụng nguồn lực

tiết kiệm, các ngành nghề định hướng phát triển của tỉnh (như du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, cơng nghiệp chế biến, các ngành có giá trị xuất khẩu lớn); thành lập Ban chỉ đạo thu hút đầu tư, hình thành đường dây nóng của Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy và thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo gặp gỡ DN để tiếp nhận và kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc có liên quan đến yêu cầu của DN; công khai các dự án đang kêu gọi đầu tư để nhiều nhà đầu tư, DN tham gia đầu tư theo hướng công khai, minh bạch.

Tiếp tục cải cách hành chính, nhanh chóng triển khai đồng bộ cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục đầu tư và tiếp nhận đầu tư, xử lí kịp thời vướng mắc trong vấn đề cấp phép, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; trong đó, cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả Trung tâm hành chính cơng cấp tỉnh, phát triển mở rộng các Trung tâm phục vụ hành chính cơng cấp huyện với chức năng, nhiệm vụ là đầu mối tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan có liên quan đến hoạt động của DN: Tài nguyên Môi trường, Kế hoạch Đầu tư, Cơng thương, Tài chính, BQL Khu kinh tế, Sở Xây dựng, Cục thuế, Hải quan, Công an để hỗ trợ DN về dịch vụ lập hồ sơ thủ tục đăng ký đầu tư, dịch vụ đăng ký kinh doanh, hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ DN lập dự án vay vốn, lựa chọn vị trí đầu tư phù hợp với quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh tây ninh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)