Những nội dung trong công tác quản lý kinh doanh hàng rong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kinh doanh hàng rong – thực tiễn tại thành phố hồ chí minh và một số kiến nghị (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH HÀNG RONG

1.3. Các nội dung quản lý nhà nước đối với kinh doanh hàng rong

1.3.3. Những nội dung trong công tác quản lý kinh doanh hàng rong

Thứ nhất, mục tiêu của hoạt động quản lý kinh doanh hàng rong.

Mục tiêu cụ thể của quản lý kinh doanh hàng rong: (i) đảm bảo các hoạt động kinh doanh hàng rong thực hiện đúng các chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của pháp luật; (ii) định hướng hoạt động kinh doanh hàng rong, quyết định việc tiếp tục duy trì hay nghiêm cấm hình thức kinh doanh này; (iii) đảm bảo vỉa hè thực hiện đúng chức năng theo quy định của pháp luật; (iv) có biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử phạt hợp lý đối với các hoạt động kinh doanh hàng rong trái pháp luật.

Thứ hai, những nguyên tắc của công tác quản lý kinh doanh hàng rong.

Hoạt động quản lý kinh doanh hàng rong có thể phát sinh và chồng lấn các vấn đề liên quan đến quản lý đơ thị, đường phố nói chung. Do đó, hoạt động kinh doanh hàng rong phải phù hợp với những đặc tính cơ bản của hoạt động bán hàng rong và quản lý đơ thị, đường phố nói chung, tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo.

Hoạt động quản lý kinh doanh hàng rong phải đảm bảo tính thường xuyên. Bản chất của kinh doanh hàng rong thường mang tính tự phát và có khả năng di chuyển liên tục, do đó, để đưa các quy định quản lý đối với kinh doanh hàng rong vào nề nếp cần được các cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý một cách thường xuyên, tránh hiện tượng làm nhất thời.

Hoạt động quản lý kinh doanh hàng rong phải phù hợp với đặc thù của từng địa phương hành chính nơi hoạt động bán hàng rong diễn ra. Cụ thể cần lưu tâm đến những đặc điểm về văn hoá, tâm lý, điều kiện địa lý tự nhiên và mật độ dân cư.

Thứ ba, những yêu cầu quản lý nhà nước đối với kinh doanh hàng rong.

Đảm bảo các nguyên tắc chung tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đơ thị. Kinh doanh hàng rong có ảnh hưởng tới nhiều mặt của đô thị, từ kinh tế; dân số, lao động và việc làm; mỹ quan và mơi trường đơ thị cho tới văn hóa và an ninh, trật tự an toàn xã hội đơ thị. Do đó hoạt động quản lý kinh doanh hàng rong phải xét đối tượng quản lý trong mối quan hệ tới những lĩnh vực khác.

Trong thực tế, quản lý kinh doanh hàng rong không thể do một cơ quan thực hiện riêng lẻ, mà đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, ban ngành. Do vậy, cần có những quy định cụ thể về cơ chế phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, ban ngành để đảm bảo cơng tác quản lý hiệu quả.

Cần có phương án xây dựng đội ngũ quản lý kinh doanh hàng rong cụ thể. Cán bộ quản lý có thể khơng chun trách về quản lý kinh doanh hàng rong, nhưng phải có những quy định cụ thể về công việc, quyền hạn, trách nhiệm quản lý. Việc tổ chức quản lý, ban hành các văn bản quy định, điều chỉnh công tác quản lý phải dựa trên cơ sở đặc điểm hoạt động kinh doanh hàng rong trên địa bàn quản lý. Công tác quản lý cần linh hoạt, tránh rập khn máy móc, khơng phù hợp với điều kiện, hồn cảnh thực tế của địa phương. Công tác quản lý phải đi cùng với công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kinh doanh hàng rong – thực tiễn tại thành phố hồ chí minh và một số kiến nghị (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)