Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kinh doanh hàng rong – thực tiễn tại thành phố hồ chí minh và một số kiến nghị (Trang 65 - 72)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH HÀNG RONG

2.3. Thực trạng quản lý kinh doanh hàng rongtrên địa bàn Thành phố Hồ Chí

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Thứ nhất, việc thực hiện quản lý đối với kinh doanh hàng rong cịn chưa đảm bảo tính thống nhất.

Hiện chính quyền nhiều quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các cơ quan quản lý đối với kinh doanh hàng rong, vỉa hè có nhiều khác biệt. Chẳng hạn Quận 1 tiến hành thí điểm khoanh vùng khu vực bán hàng rong tập trung, trong khi đó nhiều quận huyện khác thì khơng có cơ chế này. Điều này ít nhiều tác động đến số lượng người tham gia bán hàng rong ngày tập trung về Quận 1, khu vực buôn bán tại đây ngày càng được mở rộng và tăng lên nhanh chóng. Cịn ở nhiều địa điểm khác thì phát sinh nhiều điểm nóng tự phát về bán hàng rong, trừ những nơi nào có lực lượng chức năng đơ thị đi kiểm tra, cịn lại nhiều khu vực khác thì việc kinh doanh hàng rong, vỉa hè diễn ra công khai, nhếch nhác.

Các Quận, Huyện thực hiện việc cấm kinh doanh hàng rong tại khu vực vỉa hè, lòng lề đường, nhưng chưa có các chính sách hỗ trợ những người bán hàng rong có được một khu vực tập trung, đồng thời tăng cường việc xử phạt những người này. Thực trạng này không nâng cao được ý thức tự giác chấp hành của những người tham gia bán hàng rong, khi chính quyền các phường ln tìm cách hạn chế sự hoạt động của họ thì ý thức chống đối càng gia tăng vì nó ảnh hưởng đến thu nhập của những người này. Thực tế cho thấy hầu hết những người bán hàng rong, vỉa hè tìm cách để kinh doanh, tìm cách né lực lượng chức năng, như khi bị đuổi chỗ này thì họ chạy sang chỗ khác, canh chừng để tìm cách bỏ chạy rồi lại tiếp tục bán…

Thứ hai, thiếu một cơ quan chuyên trách trong việc thực hiện các nội dung về quản lý hàng rong ở mỗi địa phương.

Hiện nay chính quyền thành phố và các quận/huyện có các cơ quan quản lý về đầu tư và kinh doanh nói chung mà chưa có các cơ quan chuyên biệt để xây dựng,

thực hiện chính sách đối với kinh doanh hàng rong. Điều này gây ra tình trạng quản lý chung, chưa có sự điều tra, tìm hiểu cụ thể kinh doanh hàng rong để tìm hướng giải quyết phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương. Hơn nữa, việc áp dụng các quy phạm pháp luật về xử phạt, áp dụng thống nhất các mức chế tài xử phạt, khó có thể phân biệt đến từng đối tượng cụ thể. Việc này cho thấy tầm hạn chế của việc xác định đối tượng quản lý, thể hiện năng lực quản lý chưa tốt.

Chính vì chưa có cơ quan chun biệt quản lý kinh hàng rong, nên việc tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm phụ thuộc vào các cơ quan chuyên ngành ở các lĩnh vực khác, tiêu biểu là các cơ quan quản lý sử dụng vỉa hè. Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý sử dụng vỉa hè hiện nay tại TP. HCM là các Đội quản lý trật tự đô thị quận, huyện. Các hình thức quản lý hiện nay bao gồm kiểm tra, xử phạt vi phạm, và tuyên truyền, vận động. Mỗi đợt kiểm tra có rất nhiều đơn vị khác tham gia dưới sự chỉ đạo của UBND cấp quận, huyện. Số liệu khảo sát qua bảng quan sát cho thấy tỷ lệ cửa hàng tuân thủ vạch kẻ tương đối cao cho thấy hiệu quả tích cực của các đợt kiểm tra thường xuyên trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, sau các đợt kiểm tra, vỉa hè bị tái lấn chiếm. Phần lớn các tuyến đường được kẻ vạch phân chia khơng gian có chiều rộng 3m theo Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND. Tuy nhiên một số quận huyện đang cho kẻ vạch trên các tuyến đường có vỉa hè rộng 2,5m. Theo Quyết định số 669/QĐUBND, trên địa bàn thành phố chỉ có 13 tuyến đường thuộc Quận 5 và Quận 6 được phép kinh doanh dịch vụ, bn bán hàng hóa. Mặc dù vậy, trước nhu cầu sử dụng của người dân, một số quận vẫn cho phép các hoạt động trên được tiến hành tại những tuyến đường có vỉa hè rộng, trong phạm vị giới hạn bởi vạch kẻ.

Chủ trương sắp xếp lại việc kinh doanh trên một số tuyến đường có vỉa hè rộng được thực hiện nhằm tạo điều kiện cho người dân mưu sinh, giải quyết việc làm, góp phần phát triển kinh tế, trong khi vẫn có lối đi cho người đi bộ. Khảo sát qua bảng hỏi người sử dụng cho thấy có một tỷ lệ nhỏ người trả lời họ biết trước các đợt kiểm tra (1,2% số cửa hàng và 2% số hàng rong cố định biết thời điểm kiểm tra) và họ có trả tiền cho Đội quản lý trật tự đô thị (1,9% số cửa hàng và 3% số hàng

rong cố định). Một số người bán hàng rong đang trả phí sử dụng vỉa hè cao hơn đối tượng khác vì họ phải trả tiền thuê vỉa hè cho chủ nhà mặt tiền.50

Các Đội quản lý trật tự đô thị hiện đang gặp phải nhiều khó khăn: về nhân sự, lực lượng Đội quản lý trật tự đô thị không đủ để đảm bảo quản lý địa bàn. Chế độ lương của cộng tác viên 2 triệu/tháng không đáp ứng được cuộc sống, dễ dẫn đến tiêu cực trong công tác. Do cuộc sống mưu sinh của các đối tượng sử dụng vỉa hè nên khó tiến hành xử phạt đặc biệt là hàng rong, có chốt chặn thì người dân tạm lánh đi nơi khác thậm chí tạm nghỉ bn bán sau đó tiếp tục quay lại lấn chiếm. Khi mạnh tay xử lý sẽ tạo sự phản kháng chống đối, tấn công lực lượng thực thi công vụ. Việc xử lý vi phạm theo luật thủ tục để tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm rất nhiêu khê. Bên cạnh đó nhiều quận huyện cịn thiếu cơ sở vật chất để thực hiện và kho chứa phương tiện vi phạm. Việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hiện nay phụ thuộc vào lực lượng cơng an; vì khi có lực lượng cơng an, người vi phạm hạn chế chống, tấn công Đội quản lý trật tự đô thị. Thực tế trên đây địi hỏi thành phố cần có các chính sách mới để từng bước giải quyết các khó khăn cho các Đội quản lý trật tự đô thị, đảm bảo công tác quản lý hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Trên thực tế khơng gian vỉa hè của thành phố cịn có nhiều đối tượng sử dụng vì vỉa hè là khơng gian cơng cộng dành cho tất cả mọi người. Ngoài người đi bộ và các hoạt động nêu trên, vỉa hè của thành phố còn là nơi gặp gỡ, trò chuyện, và ở nhiều nơi còn là sân chơi cho trẻ em, thanh thiếu niên thành phố. Tốc độ tăng dân số cơ học từ người dân nhập cư tác động lên tổng thể kinh tế - xã hội của thành phố trong đó có vỉa hè nói chung và kinh tế hàng rong nói riêng. Hàng rong di động, hàng rong cố định và cả cửa hàng bn bán đều có một tỷ lệ người nhập cư hoạt động đặc biệt là hàng rong di động. Điều này cũng cho thấy, hàng rong cả cố định và di động tạo ra khối lượng việc làm không nhỏ cho người dân thành phố, đặc biệt là nữ giới. Bình đẳng giới được đảm bảo nếu các chính sách của thành phố hỗ trợ

50 Nguyễn Mai Anh (2017), Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn thành phố Hồ Chí

cho các hoạt động này diễn ra.

Khảo sát của tác giả Nguyễn Mai Anh thực hiện vào năm 2017 cho thấy các đối tượng cửa hàng đa phần chỉ sử dụng trong 1m chiều rộng vỉa hè, thực tế 1m chiều rộng này đủ để trưng bày hàng hóa hoặc bàn ăn. Quản lý sử dụng vỉa hè tại thời điểm khảo sát cho thấy nhiều điểm tích cực khi tỷ lệ trung bình tn thủ vạch kẻ khá cao. Tuy nhiên tỷ lệ này thay đổi theo từng tuyến đường, có nghĩa là có những đường được quản lý tốt và có những tuyến đường tỷ lệ vi phạm cao. Địa bàn rộng, số lượng nhân viên quản lý hạn chế, kèm theo thu nhập thấp cho các cộng tác viên là các nguyên nhân chính dẫn đến cơng tác quản lý khơng hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó phải kể đến nhu cầu của các đối tượng sử dụng, đặc biệt kinh tế vỉa hè là thu nhập chính của nhiều gia đình nên họ khơng dễ từ bỏ mặc dù bị lập biên bản, tịch thu phương tiện nhiều lần. Điều quan trọng là theo các văn bản pháp luật hiện hành, sử dụng vỉa hè ngồi mục đích giao thơng hiện này là vi phạm pháp luật và điều này cần phải thay đổi. Nhiều giải pháp đã được áp dụng trong thời gian vừa qua như tổ chức phố hàng rong ở Quận 1, chợ hàng rong ở quận Tân Bình. Tuy nhiên đây mới là các dự án thí điểm, quy mơ nhỏ nên tác động đến tổng thể chung về sử dụng vỉa hè còn hạn chế.

Thứ ba, việc thực hiện chủ trương cấm đoán kinh doanh hàng rong, vỉa hè, cùng với các chế tài xử phạt hành chính nhưng sau đó chưa hỗ trợ tạo việc làm cho số đông người tham gia bán hàng rong, nên hầu hết những người kinh doanh hàng rong sau khi bị xử phạt vẫn tiếp tục duy trì cơng việc này. Cho nên thực trạng quản lý với tinh thần cấm và xử phạt như hiện nay không phải là một giải pháp tốt để cải thiện tình trạng kinh doanh hàng rong. Mặt dù Quận 1 đã áp dụng thí điểm bán hàng rong như chưa cụ thể và trực tiếp giải quyết triệt để vấn đề này được, do bản thân Quận 1 vẫn phải tuân thủ các chính sách, pháp luật do thành phố Hồ Chí Minh và trung ương ban hành. Do đó để giải quyết triệt để vấn đề kinh doanh hàng rong bất hợp pháp cần đến những chủ trương đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

quan tâm một cách đúng mức. Điều này thể hiện ở hai lý do: (i) cấp thành phố chưa có văn bản chỉ đạo thống nhất, cụ thể để định hướng cho các địa phương, cho nên việc quản lý, kiểm tra, xử lý vẫn diễn ra không thường xuyên và triệt để nên chưa thể tạo thành một hệ thống hành động đồng bộ, chưa thể giải quyết tận gốc hiện tượng kinh doanh vỉa hè bất hợp pháp, (ii) chưa có chính sách giáo dục để nâng cao ý thức pháp luật cho người bán hàng rong để phổ biến kiến thức pháp luật, tránh tình trạng chống đối lực lượng chức năng.

Việc cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (GVNVSANTP) cho những cá nhân bán hàng rong được tiến hành qua một trình tự nhất định. Theo đó, các hộ, cá nhân bn bán hàng rong có địa điểm kinh doanh cố định muốn được cấp GVNVSANTP thì phải làm Đơn đề nghị cấp GVNVSANTP, một bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm, cơ quan có chức năng thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ thể, sau đó được tham gia một lớp học về vệ sinh an toàn thực phẩm, được khám sức khoẻ, cuối cùng là được cấp GVNVSANTP. Nhiều ý kiến cũng thống nhất rằng việc cấp giấy chứng nhận cho người bán hàng rong thực chất chỉ là một tờ giấy, liệu có khả thi không khi cơ quan chức năng cấp xong, họ nhét vào gánh hàng rồi lại gánh bán? Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện trên tồn Tp.HCM có hàng chục nghìn cơ sơ chế biến, kinh doanh thức ăn đường phố chưa được cấp giấy chứng

nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.51 Các cơ quan chức năng chưa

quản lý chặt chẽ việc thực hiện các quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm và chưa có các biện pháp quản lý chặt chẽ và hữu hiệu về vệ sinh an tồn thực phẩm đối với

loại hình chế biến kinh doanh thức ăn đường phố. 52 Một gánh bún riêu chỉ có thể

mang theo một xơ nước 10 lít, trong khi Bộ Y tế quy định dụng cụ chứa đựng thức ăn như bát đũa... phải được rửa 3 lần với 3 thùng nước sạch khác nhau - điều khó

51 Hương Thái, “Khó như... quản lý hàng rong”, http://vneconomy.vn/thi-truong/kho-nhu-quan-ly-

hang-rong-60380.htm

52 Hương Thái, “Khó như... quản lý hàng rong”, http://vneconomy.vn/thi-truong/kho-nhu-quan-ly-

thực thi.53

Để giải quyết khó khăn này, các tổ chức chính trị xã hội cũng đã có những nổ lực nhằm cải thiện nhưng kết quả không như mong đợi. Nguyên nhân vì đa số người bán hàng rong làm nhiều nghề khác nhau, việc quản lý số nhân khẩu này tương đối khó khăn vì thường xuyên biến động, không ăn ở ổn định, làm nhiều nghề khác nhau. Để giúp những lao động ngoại tỉnh có thêm hiểu biết, Hội Phụ nữ phường đã tổ chức nhiều buổi phổ biến pháp luật, mời chỉ huy công an phường giải đáp thắc mắc, tuyên truyền về công tác cư trú, bảo vệ tài sản, đặc biệt là việc cấm bán hàng rong ở những khu vực không cho phép và công tác bảo đảm giao thông, trật tự. Tuy nhiên, kết quả vẫn còn rất mờ nhạt, tình trạng vi phạm khi bán hàng rong còn nhiều.

53Hương Cát, “Tiêu chuẩn vệ sinh hàng rong:Khó khả thi từ xơ nước rửa!”,

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ việc tìm hiểu, phân tích thực trạng quản lý kinh doanh hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả có một số kết luận sau đây.

Thứ nhất, địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của khu vực kinh doanh bán hàng rong. Đây cũng là nơi mà lực lượng bán hàng rong đã và đang cực kì phát triển, giải quyết cơng ăn việc làm cho nhóm dân nghèo, qua đó cịn đóng góp cho sự phát triển của thành phố. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hậu quả tiêu cực từ việc kinh doanh hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh, tác động xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng, giao thông, mỹ quan đô thị…

Thứ hai, thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật để quản lý kinh doanh hàng rong bước đầu nhận được sự quan tâm của trung ương và địa phương, nhưng số văn bản quy phạm pháp luật đối với kinh doanh hàng rong còn rất ít. Ngồi ra, chưa có được một chính sách đủ rõ ràng, chi tiết, chuyên biệt tăng cường hiệu quả quản lý hàng rong. Nguyên nhân một phần là do chính quyền trung ương chưa có những quy phạm hiệu lực cao nhằm định hướng cho chính quyền thành phố, hơn nữa, đây là vấn đề rất khó cần nhiều nghiên cứu cụ thể hơn.

Thứ ba, thực trạng tổ chức thi hành công tác quản lý kinh doanh hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh cho nhiều còn nhiều bất cập liên quan đến lực lượng thi hành cịn nhiều hạn chế về năng lực, tài chính, cơ sở vật chất…các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo tính khả thi. Ngồi ra, để làm cơ sở xây dựng các đề xuất cho chương ba, tác giả có trình bày kinh nghiệm quản lý kinh doanh hàng rong ở một số quốc gia có nhiều bài học cho Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH HÀNG RONG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kinh doanh hàng rong – thực tiễn tại thành phố hồ chí minh và một số kiến nghị (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)