CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH HÀNG RONG
1.4. Kinh nghiệm quản lý kinh doanh hàng rong tại một số quốc gia
1.4.3. Kinh nghiệm quản lý người bán hàng rong ở Đài Loan, Hồng Kong
(Trung Quốc)
Chính sách hàng rong ở thành phố Đài Bắc được điều chỉnh bởi Quy định quản trị hàng rong tại thành phố Đài Bắc (Regulations Governing Hawkers in
26 Xem toàn văn của Environmental Public Health Act 1987 tại
Taipei City).27 Văn bản này quy định quy trình cấp phép cho người bán hàng rong và các điều kiện để thu hồi giấy phép, các cơ quan thực thi và thành lập các hiệp hội bán buôn ở các khu vực tạm thời cho hàng rong để tạo điều kiện và tập trung việc quản lý người bán hàng rong. Chính quyền Thành phố Đài Bắc nhận thấy rằng khơng thể xố bỏ hàng rong mà thay vào đó, hàng rong phải được quản lý. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các hiệp hội buôn bán hàng rong.
Chính quyền thành phố giao việc quản lý hàng rong cho các hiệp hội vì vậy khơng cần phải đối phó với mỗi người bán hàng rong. Đối với các biện pháp trung hạn và dài hạn, báo cáo năm 2011 đề nghị chính quyền thành phố Đài Bắc phân bổ lại các quầy hàng trong các khu vực tập trung tạm thời cho những người bán hàng rong khơng có giấy phép. Ngồi ra, cần trao quyền cho các hiệp hội tự quản và tự quản lý thông qua pháp luật để các hiệp hội này có thể thực hiện hiệu quả các chức
năng giám sát và kiểm soát giữa các thành viên.28
Đối với HongKong, từ đầu những năm 1970 chính quyền cấp phép mới cho người bán hàng rong và người bán hàng rong được cấp phép phải được đưa vào các chợ hàng rong hoặc các chợ công cộng. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy việc sắp xếp lại những người bán hàng trên đường phố vào các chợ không phải lúc nào cũng thành cơng. Chẳng hạn, có rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra các vị trí thích hợp, đủ rộng để chứa tất cả những người bán hàng rong trên đường phố. Do đó, chính quyền đã thơng qua một cách tiếp cận thực tế hơn để giải quyết những lo ngại này. Trường hợp đường phố có hàng rong, tình hình phải được kiểm soát và dần dần được cải thiện bằng cách điều chỉnh và hợp pháp hóa một số người bán hàng rong và cho phép họ hoạt động với các mức phân bổ thích hợp. Với chính sách trên cùng
27 Xem toàn văn của Regulations Governing Hawkers in Taipei City tại
https://law.moj.gov.tw/ENG/LawClass/LawAll.aspx?pcode=J0080027
28 Harry Yi-Jui Wu, Ro-Ting Lin, Jung-Der Wang, Yawen Cheng, Transnational Dynamics Amid
Poor Regulations: Taiwan’s Asbestos Ban Actions and Experiences, Int J Environ Res Public Health. 2017 Oct; 14(10): 1240.
với các hoạt động cưỡng chế hàng rong trái phép, mức độ tăng hàng rong đã được kiểm sốt tồn bộ. Mặt khác, thay đổi thói quen mua sắm của dân số và sự cạnh tranh ngày càng tăng từ nhiều cửa hàng bán lẻ đã dẫn đến việc giảm dần số lượng người bán hàng rong có giấy phép hành nghề. Người chủ sở hữu giấy phép bán hàng rong sẽ phải đến quầy hàng của họ một cách trực tiếp khi quầy hàng của họ đang hoạt động. Những người được cấp giấy phép có thể sử dụng trợ lý để giúp họ vận hành quầy hàng và nên đăng ký với cơ quan quản lý. Mặt khác, nếu người được cấp phép phải vắng mặt trong một khoảng thời gian vì bệnh tật hoặc đi ra ngồi Hong Kong, họ có thể nộp đơn để chỉ định một người phó để vận hành gian hàng trong thời gian vắng mặt.29
Nhìn chung, các thành phố đều cơng nhận sự tồn tại của hàng rong như một phần của thành phố. Vấn đề quan trọng là làm sao để các hoạt động này diễn ra đúng luật và quy định của nhà nước. Các giải pháp chung về hàng rong TP.HCM có thể học hỏi bao gồm:
- Cấp giấy phép cho người bán hàng rong. - Quy hoạch các khu vực bán hàng rong. - Xây dựng các chợ/trung tâm bán hàng rong.
- Quy định thời gian hoạt động của hàng rong trên đường phố hoặc trong các khu vực chỉ định.
- Xác định chỉ tiêu diện tích cho quầy hàng rong.
- Kiểm soát, tập huấn về vệ sinh mơi trường, an tồn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy.
29 “Regulatory department of street food vending in Hong Kong”, http://sh-
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý kinh doanh hàng rong, tác giả có một số kết luận sau đây.
Một là, từ khái niệm kinh doanh và bán hàng rong được quy định trong Nghị định số 39/2007/NĐ-CP tác giả đề xuất một định nghĩa mới về kinh doanh hàng rong. Khái niệm này chi phối việc nghiên cứu các vấn đề khác có liên quan, đặc biệt là nêu ra những đặc trưng cơ bản của kinh doanh hàng rong trong sự đối sánh với các hình thức kinh doanh khác.
Hai là, chỉ rõ những tác động kể cả tiêu cực và tích cực của kinh doanh hàng rong đối với kinh tế xã hội. Trong đó, những tác động tích cực của kinh doanh hàng rong rất đáng để chúng ta cân nhắc tìm cách phát triển khu vực kinh doanh phi chính thức này.
Ba là, phân tích và làm rõ các khía cạnh pháp lý liên quan đến quản lý nhà nước đối với kinh doanh hàng rong. Từ đó là tiền đề để đánh giá các quy định pháp luật và thực trạng quản lý kinh doanh hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN KINH DOANH