CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH HÀNG RONG
2.3. Thực trạng quản lý kinh doanh hàng rongtrên địa bàn Thành phố Hồ Chí
2.3.1. Những mặt tích cực
Nhờ việc đẩy mạnh thực hiện các quy định pháp luật như đã phân tích ở trên mà chính quyền thành phố Hồ Chí Minh và từng quận, huyện đã hạn chế được
nhiều người bán hàng rong trên nhiều tuyến đường, khu phố vào nhiều thời điểm khác nhau. Ngoài ra, việc tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng hàng hoá, thức ăn, đồ uống, nhất là đối với những người bán hàng có địa điểm xác định thông qua việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, việc một số địa phương như Quận 1 đã triển khai thí điểm tập kết những khu vực chuyên bán hàng rong đã giúp cho việc bán hàng rong, vỉa hè diễn ra an tồn, trật tự hơn, hạn chế được những tình trạng như chèo kéo, quấy rối người mua, cũng như giảm hiện tượng tai nạn giao thông. Năm 2006, lần đầu tiên đề án thí điểm “Quy hoạch nơi bán hàng rong tại Quận 1” được tiến hành đã nói lên sự tích cực trong việc chấn chỉnh kinh doanh hàng rong đồng thời thừa nhận những khu vực kinh tế phi chính thức của hàng rong, vỉa hè sau những chính sách làm mạnh tay, sạch sẽ và phủ nhận các giá trị văn hóa hàng rong, vỉa hè. Đến cuối tháng 8/2017, UBND Quận khai trương phố ẩm thực đầu tiên trên đường Nguyễn Văn Chiêm thuộc phường Bến Nghé, kế đến là phố ẩm thực ở Công viên Bách Tùng Diệp tiếp tục được khai trương. Đây là 2 khu ẩm thực Quận 1 dành cho người bán hàng rong trên vỉa hè để hạn chế tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi bn bán. Bên cạnh đó, một số tuyến đường Quận 1, chính quyền địa phương đã kẻ vạch sơn trên vỉa hè. Tại đường Tôn Thất Đạm, chiều rộng vỉa hè hơn 6m được kẻ vạch trắng dài xuyên suốt tuyến đường, chừa khoảng 3m vỉa hè (tính từ mép nhà dân ra trục đường chính) để người dân tiện đậu xe. Các hộ gia đình đều để xe phía bên trong vạch, vỉa
hè thơng thống và người đi bộ thoải mái.48
UBND TP. Hồ Chí Minh đã thơng qua chủ trương triển khai một số Đề án thí điểm tổ chức Chợ phiên cuối tuần, Khu ẩm thực thí điểm kinh doanh (có thời hạn) tại các tuyến đường trên địa bàn Quận 1. Cụ thể, đối với mơ hình Chợ phiên cuối tuần tại Công viên cảng Bạch Đằng, hoạt động tổ chức kinh doanh phải đảm bảo
48 “Quy hoạch vỉa hè cho kinh doanh, bán hàng rong”, http://baodansinh.vn/quy-hoach-via-he-cho-
văn minh, hấp dẫn, an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời, khu vực kinh doanh không ảnh hưởng đến giao thông và cuộc sống của người dân cũng như khách du lịch trong khu vực. Bên cạnh đó, chợ phiên ưu tiên kinh doanh sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, nhằm đẩy mạnh hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Riêng đối với mơ hình Khu ẩm thực thí điểm kinh doanh, trong năm 2017 sẽ được hoạt động từ 6 giờ đến 9 giờ và từ 11 giờ đến 13 giờ hàng ngày trên tuyến đường Nguyễn Văn Hiêm, khu công viên Bách Tùng Diệp thuộc địa bàn Quận 1. Quy hoạch hoạt động bán buôn: UBND TP. Hồ Chí Minh giao cho Sở Du lịch chủ trì, phối hợp UBND Quận 1, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giao thông Vận tải, triển khai xây dựng Đề án Phố đi bộ Đề Thám thuộc địa bàn quận 1. Đề án phải đảm bảo an toàn trật tự, vệ sinh môi trường; định hướng xây dựng Phố đi bộ Đề Thám trở thành một không gian nghệ thuật độc đáo, để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước, cũng như tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh doanh lành mạnh, đúng pháp luật.
Cùng với thí điểm mơ hình kinh doanh mới, các quận, huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều tuyến đường để quy hoạch thành khu phố hàng rong, phố ẩm thực, phố thời trang. Tại Quận 8 số lượng quầy sạp thuộc các chợ truyền thống trên địa bàn quận còn trống gần 1.000 quầy sạp, nên sẽ tạo điều kiện cho những người buôn bán hàng rong, chợ tạm tự phát vào các chợ này. Phương án này sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở lấy ý kiến và khuyến khích người dân, ưu tiên đáp ứng nguyện vọng của người dân. UBND Quận 2 đang lên kế hoạch chọn một khu đất khoảng 10.000 m2 tại phường An Phú để xây dựng chợ. Dự kiến, chợ này sẽ là địa điểm bố trí người bn bán hàng rong, chợ tạm tự phát, lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè.49
49 Nguyễn Mai Anh (2017), Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn thành phố Hồ Chí