CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH HÀNG RONG
3.2. Các kiến nghị cụ thể trong hoạt động quản lý kinh doanh hàng rong tại thành
3.2.3. Về cơ chế quản lý
Thứ nhất, xác định không gian tạm thời có thể sử dụng ngồi mục đích giao thông, công cộng.
Với mục tiêu là sử dụng các khu vực không gian công cộng, đa chức năng để làm hài hòa nhu cầu của nhiều đối tượng đồng thời tạo cảnh quan sống động cho tuyến đường. Điều này có tính khả thi bởi hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đang có nhiều tuyến đường, vỉa hè, cơng viên rộng có thể cho phép sử dụng tạm thời để kinh doanh hàng rong. Trong đó cần xác định trách nhiệm chủ trì thực hiện thuộc về UBND Quận, huyện.
Căn cứ hiện trạng sử dụng, đặc thù, tính chất của đoạn đường và của khu vực, lưu lượng giao thông; xác định các tuyến đường, không gian công viên cho phép, hạn chế (theo giờ) và cấm các hoạt động tạm thời trên vỉa hè. Phân định rõ ràng khu vực sử dụng tạm thời qua thiết kế, kẻ vạch (đối với vỉa hè).
Thứ hai, xác định không gian bán hàng rong.
Sắp xếp lại hoạt động của hàng rong đảm bảo trật tự lòng lề đường và cảnh quan đô thị. Hàng rong hiện hoạt động tại nhiều tuyến đường và là đối tượng không thể loại bỏ theo kinh nghiệm của nhiều thành phố trên thế giới.
Xác định không gian công cộng, vỉa hè đường phố dành cho hàng rong. Khu vực vỉa hè không đủ điều kiện bố trí hàng rong, có thể xem xét tại không gian công cộng khác: đường giao thơng có lưu lượng trung bình trong giờ cao điểm, có thể cấm xe cơ giới vào thời điểm nhất định và phân luồng giao thông qua tuyến khác. Đường có vỉa hè nhỏ, sử dụng khơng gian tồn mặt cắt đường. Chợ hiện hữu không vào giờ cao điểm có thể sử dụng cho hàng rong theo điều kiện về chia sẻ thời gian. Không gian cơng cộng như sân chơi, cơng viên vườn hoa có thể chuyển thành khu vực hàng rong dễ dàng vào thời điểm cố định trong ngày.
Thứ ba, áp dụng mơ hình hợp tác cơng tư trong quản lý đậu xe trên đường phố.
Hiện nay việc quản lý đậu xe trên đường phố hiện chưa được thống nhất trên địa bàn thành phố, nhiều bãi giữ xe không phép vẫn hoạt động. Do đó, UBND
Quận, huyện cần chủ trì để áp dụng mơ hình cơng tư trong quản lý đậu xe.
Giải pháp này có thể được thực hiện như sau: nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp quản lý bãi đậu xe trên đường phố. Từ đó, phân cơng trách nhiệm cụ thể đối với từng đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm của đơn vị kiểm tra và xử lý các vi phạm. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa đơn vị thực hiện và cơ quan chức năng. Nghiên cứu xây dựng mức thu phí th vỉa hè, lịng đường, đề xuất nghiên cứu xây dựng biểu giá phân theo các tuyến đường, các khu vực, căn cứ theo nhu cầu dừng đỗ và lưu lượng giao thơng để tính tốn. Xây dựng cơ chế quản lý số tiền thu được, cân đối mức nộp ngân sách và cho đơn vị thu phí. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp, đề xuất các hình thức xử lý đối với đơn vị vi phạm tùy theo mức độ vi phạm (phạt tiền, cảnh cáo, hoặc buộc dừng hoạt động trông giữ phương tiện).
Thứ tư, xây dựng chính sách mới cho đội quản lý đơ thị quận, huyện.
Như đã trình bày ở trên thì hiện các Đội quản lý trật tự đô thị đang gặp nhiều khó khăn trong cơng vụ, vì vậy cần đến những chính sách mới để tăng hiệu quả trong công tác đảm bảo trật tự và góp phần thiết lập khung pháp lý cho kinh doanh hàng rong, đây cũng là đội quân chấp pháp tác động trực tiếp đến cộng đồng kinh doanh hàng rong vì thế cần đầu tư thích hợp cho họ. Cụ thể là tạo cơ chế mở về chi các khoản trợ cấp cho cộng tác viên. Trang bị đầy đủ các trang thiết bị hoạt động. Có chính sách khen thưởng với các Đội Quản lý trật tự đơ thị có thành tích tốt trong cơng tác.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày các giải pháp chính mà thành phố Hồ Chí Minh có thể áp dụng để tạo hiệu quả trong công tác quản lý kinh doanh hàng rong trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
Nhóm giải pháp về mặt chính sách là giải pháp liên quan đến quy hoạch, tổ chức không gian. Các giải pháp này cần thực hiện tương tự một đồ án quy hoạch bao gồm khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất các phương án. Đánh giá hiện trạng bao gồm các đối tượng sử dụng trong khu vực quy hoạch về số lượng, loại hình, khơng gian sử dụng … Không gian vỉa hè đủ rộng theo tiêu chí phải được xem xét cẩn thận cùng với các đánh giá về hiện trạng sử dụng, lưu lượng giao thơng, đặc tính tuyến đường… Ngồi chính quyền địa phương, quy hoạch này cần có sự tham gia của người dân và cả lực lượng cơng an giao thơng.
Nhóm giải pháp quy định về các hoạt động buôn bán hàng rong trên vỉa hè dành cho hàng rong và các cửa hàng dọc đường. Khi thành phố cho phép hoạt động kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè, các quy định này đảm bảo các hoạt động trên được diễn ra theo đúng quy định của chính quyền thành phố. Việc chấp hành các quy định nâng cao ý thức của người dân, đồng thời tạo thành thói quen tốt cho các đối tượng sử dụng vỉa hè.
Nhóm giải pháp quản lý hiệu quả đậu xe trên đường phố. Nếu giải pháp này được áp dụng rộng rãi sẽ khuyến khích các cơng ty đầu tư vào hệ thống quản lý bãi đậu xe, bao gồm cả công nghệ và nhân lực, tạo hiệu quả cho việc quản lý. Điều quan trọng là vẫn phải có sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước để đảm bảo giá giữ xe theo đúng quy định.
Nhóm giải pháp tháo gỡ một phần khó khăn hiện nay cho các Đội Quản lý trật tự đô thị – đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác quản lý hàng rong trên địa bàn thành phố. Tăng mức lương và thưởng sẽ giảm bớt các tiêu cực khi họ thực
hiện công việc.
Song song với các giải pháp này, các công tác quản lý thường xuyên khác vẫn cần được thực hiện như tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của người dân; xử lý vi phạm, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường tại các cửa hàng, hàng rong hoạt động trên vỉa hè … và đặc biệt cần xây dựng mơ hình tự quản của các đối tượng sử dụng vỉa hè với sự tham gia của các hội, đoàn thể tại địa phương.
KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu đề tài luận văn này, tác giả có một số kết luận tổng kết như sau: Thứ nhất, tác giả đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận liên quan đến khái niệm, đặc điểm của kinh doanh hàng rong trong sự phân biệt với các hình thức kinh doanh khác. Cụ thể, kinh doanh hàng rong là hành vi kinh doanh được tiến hành bởi cá nhân hoạt động thương mại, có hai dấu hiệu cơ bản là thực hiện công việc kinh doanh ở khơng gian mở, có hoặc khơng có địa điểm cố định. Chính điều này làm cho kinh doanh hàng rong dễ liên quan tới các lĩnh vực pháp lý khác như giao thông đường bộ, đô thị, mơi trường, trật tự an tồn xã hội…vậy nên quản lý kinh doanh hàng rong được nhìn nhận là một vấn đề rất phức tạp.
Đồng thời, tác giả cũng phân tích cho thấy một cách khái qt thì kinh doanh hàng rong có những mặt tích cực và cả tiêu cực, vấn đề là chúng ta cần xây dựng những cơ chế quản lý hiệu quả để khai thác nguồn lực này, thay vì cấm đốn thì khơng mấy hiệu quả. Việc cấm đốn chỉ làm gia tăng tình trạng vi phạm pháp luật và sự chống đối từ người dân.
Thứ hai, tác giả đã phân tích thực trạng quản lý kinh doanh hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh dưới các khía cạnh xây dựng, ban hành văn bản pháp luật và tổ chức triển khai thi hành. Từ đó tác giả nhận thấy có nhiều hạn chế, bất cập trên cả mặt xây dựng pháp luật và tổ chức triển khai thi hành, căn bản nhất là chúng ta thiếu một khung pháp lý có hiệu lực cao quản lý lĩnh vực này. Cụ thể, ở góc độ văn bản quy phạm pháp luật của trung ương, vẫn còn quá khái quát và chưa có những hướng dẫn đủ rõ ràng, hợp lý nhằm hỗ trợ cho địa phương thực hiện quản lý kinh doanh hàng rong đồng bộ, hiệu quả. Văn bản quy phạm của thành phố Hồ Chí Minh thì cịn rất ít điều chỉnh về kinh doanh hàng rong, có chăng vấn đề kinh doanh hàng rong chỉ là một bộ phận trong các văn bản khác. Còn thực tiễn tổ chức quản lý, cho thấy, thành phố Hồ Chí Minh thiếu về nhân lực và tài chính để thành lập một đội ngũ chuyên trách quản lý kinh doanh hàng rong.
doanh hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó nêu ra những kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quản lý kinh doanh hàng rong. Ở tầm định hướng, cần xem kinh doanh hàng rong là một hiện tượng tất yếu trong quá trình phát triển tại các thành phố lớn, đặc biệt là đối với thành phố Hồ Chí Minh. Kế đến cần sửa chữa, bổ sung một số nội dung liên quan đến kinh doanh hàng rong đang tồn tại bất cập trong các Nghị định 39/2007/NĐ-CP và Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm của Thái Lan và Singapore thì để việc tổ chức triển khai hiệu quả, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cần có quy hoạch phát triển kinh doanh hàng rong trên tồn thành phố, ví dụ: những quy định đặc thù về khu vực không gian cấm kinh doanh hàng rong (dựa vào những quy định cấm của các luật), khu vực có thể kinh doanh tập trung…giao cho mỗi quận thành lập đội ngũ quản lý chuyên trách phù hợp với tình hình mỗi quận nhằm nắm bắt thơng tin ghi nhận về người kinh doanh hàng rong. Kế đến, đưa những người này vào các khu vực nằm trong quy hoạch kinh doanh hàng rong.
Tuy nhiên, đây là lĩnh vực còn rất phức tạp, cần có sự quan tâm, chỉ đạo, nghiên cứu từ nhiều bộ ngành khác nhau, có vậy mới có thể khai thác hiệu quả nguồn lực khổng lồ từ kinh doanh hàng rong./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản pháp luật:
1. Hiến pháp năm 2013.
2. Bộ luật dân sự 2015. 3. Luật quản lý thuế 2019.
4. Luật thương mại 2005.
5. Luật giao thông đường bộ 2008
6. Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
7. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
8. Nghị định số 46/2016/NĐ-CPquy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
9. Nghị định số 100/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
10. Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 của Uỷ ban nhân
dân TP. Hồ Chí Minh quy định về sử dụng lòng đường vỉa hè trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh;
11. Quyết định số 16/2008/QĐ-UBND ngày 214/3/2008 của Uỷ ban nhân
dân TP. Hồ Chí Minh ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh;
12. Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 của Uỷ ban nhân
dân TP. Hồ Chí Minh về tiêu chí xây dựng tuyến đường văn minh đơ thị cấp thành phố giai đoạn năm 2009 – 2010;
13. Thông báo tháng 6/2009 của UBND TP. Hồ Chí Minh về việc cấm bán
hàng rong trên 15 tuyến đường.
14. Chỉ thị số 02/2001/CT-UB của UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành ngày
trọng điểm của thành phố trong giai đoạn 2001 – 2005 và kế hoạch thực hiện “Năm trật tự đô thị” trong năm 2001.
15. Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y
tế
16. Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao
17. Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn quản lý đường đô thị
18. Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.
19. Chỉ thị số 13/2001/CT-UB của UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành ngày
20 tháng 6 năm 2001 về việc chấn chỉnh các chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường khu vực quanh chợ.
B. Tài liệu tham khảo khác:
1. Nguyễn Mai Anh (2017), Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp, Viện nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh.
2. Phạm Duy Nghĩa (2015), Giáo trình Luật Kinh tế, Nxb. Công an nhân dân.
3. Phạm Minh Thái (2018), “Hộ kinh doanh và khu vực kinh tế phi chính
thức đối với tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số tháng 12.
4. Đào Lộc Bình và Nguyễn Hải Ngân (2017), “Hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế phi chính thức ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghề luật, số 4.
5. Dương Thị Thuỳ Linh (2019), “Thực trạng và chính sách quản lý kinh tế
phi chính thức ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và quản trị kinh doanh, số 10.
6. Nguyễn Thái Hoà (2019), “Phương pháp phân loai, đo lường quy mơ khu vực kinh tế phi chính thức”, Tạp chí Tài chính, số 710.
7. Harry Yi-Jui Wu, Ro-Ting Lin, Jung-Der Wang, Yawen Cheng,
Transnational Dynamics Amid Poor Regulations: Taiwan’s Asbestos Ban Actions and Experiences, Int J Environ Res Public Health. 2017 Oct; 14(10): 1240.
8. Chonticha Tangworamongkon, Street Vending in Bangkok: Legal and
Policy Frameworks, Livelihood Challenges and Collective Responses, WIEGO LAW & INFORMALITY PROJECT, 2014.
9. Nguyễn Công Nghiệp (2019), “Quy mơ khu vực kinh tế phi chính thức
ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 710.
10. Đỗ Tất Cường (2019), “Tác động của khu vực kinh tế phi chính thức đến tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Tài chính, số 710.
11. Trần Thị Bích (2016), “Chênh lệch về tiền công theo địa phương, nghiên cứu từ lao động phi chính thức tại đơ thị Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 227.
12. Nguyễn Thành Hưng (2015), “Nghiên cứu về lý do hộ gia đình nghèo tiếp cận tín dụng phi chính thức tại tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số chuyên đề tháng 11.
13. Trần Thị Bích Nhân (2019), “Kinh tế phi chính thức ở Việt nam: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Tài chính, số 698.
14. Tài liệu trên Internet:
15. https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/xe-om-ban-via-he-vao-tam-ngam- co-quan-thue-1036044.html 16. https://www.24h.com.vn/kinh-doanh/that-thoat-39600-ty-dong-thue-moi-nam- tu-hang-trieu-quan-tra-da-via-he-c161a1096894.html 17. https://ndh.vn/thue/nganh-thue-muon-ua-xe-om-quan-coc-vao-du-lieu-quan- ly-1251319.html 18. http://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/-ay-manh-tuan-tra-kiem-soat-xu-ly-vi- pham-trat-tu-an-toan-giao-thong/17620906
19. “Regulatory department of street food vending in Hong Kong”, http://sh-
streetfood.org/regulatory-department-of-street-food-vending-in-hong-kong/
20. Environmental Public Health Act 1987 tại
https://sso.agc.gov.sg/Act/EPHA1987
21. Regulations Governing Hawkers in Taipei City tại
https://law.moj.gov.tw/ENG/LawClass/LawAll.aspx?pcode=J0080027
22. Hương Cát, “Tiêu chuẩn vệ sinh hàng rong:Khó khả thi từ xơ nước