Đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần xây dựng tân cảng số một (Trang 32 - 37)

7. Bố cục của đề tài

2.2. Đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty

TCSM.

2.2.1. Đánh giá môi trường vĩ mô:

2.2.1.1 Các yếu tố kinh tế:

Theo thơng cáo báo chí của Tổng cục thống kê Việt Nam, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 tăng khoảng 7,02% so với năm 2018, trong đó ngành xây dựng tăng trưởng 8,9%. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2019 đạt 2.046 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2 % so với năm 2018; bằng 33,9% GDP. Trong đó vốn khu vực Nhà nước đạt 634,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 31% tổng vốn đầu tư và tăng 2,6% so với năm 2018; khu vực ngoài Nhà nước đạt 942,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 46% tổng vốn đầu tư và tăng 17,3% so với năm trước; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đạt 469,4 nghìn tỷ đồng chiếm 23% và tăng 7,9% so với năm 2018.

Chỉ số giá tiêu dùng năm 2019 tăng bình quân 2,79%, mức tăng thấp nhất trong 3 năm; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, giá cả vật tư, vật liệu cơ bản không biến động nhiều.

Như vậy có thể thấy trong năm 2019, tình hình đầu tư trong nước có tăng trưởng, thị trường vật liệu xây dựng cơ bản ổn định, rất thuận lợi cho công tác xây dựng. Tuy nhiên do vốn đầu tư giải ngân bị chậm, ảnh hưởng nhiều đến tiến độ các dự án. Lãi suất ngân hàng vẫn cao, thủ tục vay vốn rất khắt khe dẫn đến tình trạng thiếu vốn của nhiều doanh nghiệp xây dựng.

Bước sang năm 2020, tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung, đại dịch virut Covid -19 đang diễn biến phức tạp, khó lường. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế Việt Nam, nhất là lượng nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tháng 3 năm 2020, kinh tế Việt Nam được dự báo có tốc độ tăng trưởng khoảng 5,96%. Chính phủ tiếp tục tiến trình cải cách cải thiện mơi trường đầu tư cũng như tận dụng cơ hội của hội nhập quốc tế, đặc biệt là Việt Nam đang có lợi thế từ các Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ tạo nhiều cơ hội cho tăng trưởng kinh tế.

23

Tình hình đầu tư XDCB trong BQP và Quân chủng Hải quân

Nghị định 164/2018/NĐ-CP ngày 21/12/2018 của Chính phủ qui định về việc kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội đã mở ra một hướng mới trong đầu tư đối với những khu đất nhàn rỗi do Bộ Quốc phòng quản lý, chưa sử dụng vào mục đích quốc phịng ngay để kết hợp phát triển kinh tế. Tuy nhiên với chính sách thắt chặt đầu tư cơng, Bộ Quốc phịng cũng đã giảm bớt đầu tư các dự án chưa cần thiết, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng thuộc Bộ quốc phịng nói chung và với Cơng ty cổ phần xây dựng Tân cảng số một nói riêng.

Tình hình đầu tư XDCB tại Tổng cơng ty Tân cảng Sài gịn

Trong ba năm gần đây (2017, 2018, 2019), tình hình đầu tư tại Tổng công ty Tân cảng Sài Gịn chững lại, khơng mở mới dự án nào, chủ yếu tập trung sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có, gây khó khăn về việc làm cho Công ty TCSM. Tuy nhiên từ năm 2020 trở đi, trong chiến lược phát triển của mình, Tổng cơng ty Tân cảng Sài Gịn sẽ tập trung phát triển các cơ sở cảng nước sâu và các cơ sở Logictics tại Miền Bắc và khu vực Đông Nam Bộ. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho Công ty được tham gia các dự án của công ty mẹ.

Dự kiến tổng giá trị đầu tư giai đoạn 2020-2025 của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn khoảng 16.618 tỷ đồng (các dự án dự kiến đầu tư như : Đầu tư xây dựng Trụ sở văn phịng Tổng cơng ty Tân cảng Sài gịn; Nâng cấp hiện đại hóa cảng Tân cảng Cát Lái; Đầu tư xây dựng Cảng nước sâu Cái Mép Hạ; Đầu tư xây dựng kho, bãi dịch vụ Logistics tại Cát Bi – Hải Phòng...)

Giá trị đầu tư hàng năm dự kiến theo Bảng sau:

Bảng 2.3. Giá trị đầu tư dự kiến hàng năm của TCT TCSG

ĐVT : tỷ đồng

Năm 2020 2021 2022 2023 2024 Giá trị đầu tư 2.882 2.867 3.542 3.242 4.085

(Nguồn: Tổng công ty Tân cảng SG, 2019) Có thể khẳng định trong thời gian đến năm 2025, tiềm năng về đầu tư tại Tổng cơng ty Tân cảng Sài gịn là rất lớn. Tuy nhiên đây là công ty TNHH một thành viên, 100% vốn Nhà nước, do vậy tất cả các dự án đầu tư phát triển đều phải tuân thủ qui định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết thi

24

hành Luật đấu thầu và đây sẽ là những khó khăn cho Cơng ty TCSM, khi khơng cịn được ưu ái trong việc được chỉ định thầu các dự án của Tổng công ty Tân cảng Sài gòn, mà phải tham gia đấu thầu sòng phẳng, cạnh tranh, minh bạch với các nhà thầu khác.

2.2.1.2 Yếu tố chính trị - pháp luật.

Trong những năm qua, tình hình chính trị Việt Nam cơ bản ổn định; Việc áp dụng Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 của Quốc hội và nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ trong đầu tư và đặc biệt Nhà nước đẩy mạnh chiến dịch phòng, chống tham nhũng, đã và đang tạo mơi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, cơng bằng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên sự thận trọng trong thủ tục pháp lý đầu tư của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các chủ đầu tư có sử dụng nguồn vốn Nhà nước, dẫn đến tiến độ triển khai nhiều dự án bị chậm, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng.

2.2.1.3. Dân số, văn hóa – xã hội:

Dân số trung bình năm 2019 cả nước là khoảng 96,48 triệu người, trong đó nam chiếm 49,8%, nữ chiếm 50,2%; dân số thành thị chiếm 34,7%, nông thôn chiếm 65,3%. Lực lượng trong độ tuổi lao động: 49,1 triệu người, trong đó lực lượng lao động làm việc ở khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,1 triệu người.

Trong năm 2019 tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động là 1,26%; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,67%; khu vực nông thôn là 1,57%. Sang năm 2020, khi dịch virut Covid 19 đang diễn ra, do thiếu nguyên vật liệu, nhiều nhà máy, xí nghiệp phải hạn chế sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng.

Thu nhập bình quân một tháng của một lao động năm 2019 là 4,2 triệu đồng, trong khi đó năm 2018 khoảng 3,9 triệu đồng.

Vì các doanh nghiệp xây dựng chủ yếu sử dụng lao động thủ công; lực lượng lao động hiện nay khá dồi dào, nhất là lao động thủ công, giá rẻ ... điều này rất có lợi cho các doanh nghiệp xây dựng trong việc tuyển dụng lao động phổ thơng, trong đó có Cơng ty cổ phần xây dựng Tân cảng số một.

2.2.1.4 Yếu tố kỹ thuật, cơng nghệ:

Máy móc thiết bị giữ vai trò quan trọng trong các vấn đề kỹ thuật xây dựng.

Trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ phát triển như vũ bão thì việc cạnh tranh chủ yếu là công nghệ thi công mới. Nhiều trang thiết bị thi công xây

25

dựng được cải tiến và tự động hóa giúp tiết kiệm sức lực con người; các máy móc sản xuất nguyên vật liệu phục vụ xây dựng như thiết bị quay ly tâm sản xuất cọc bê tông DƯL; kỹ nghệ đúc hẫng dầm cầu, sử dụng vật liệu xanh (gạch không nung, bê tông nhẹ…) để bảo vệ môi trường được áp dụng rộng rãi trong vài năm gần đây.

Việc áp dụng công nghệ thi công mới sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, tạo thế cạnh tranh trên thị trường.

2.2.2. Đánh giá môi trường vi mơ:

Phân tích 5 yếu tố áp lực cạnh tranh theo mơ hình Michael Porter:

2.2.2.1. Khách hàng:

Nói đến khách hàng của ngành xây dựng chính là các Chủ đầu tư. Thị trường của Công ty TCSM hiện nay đang tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng các cơng trình cầu cảng, kè bờ, kho bãi container. Vì vậy khách hàng mà Cơng ty nhắm đến chủ yếu là các nhà khai thác cảng (như Tổng cơng ty Tân cảng Sài Gịn; Ban quản lý Cảng Lạch Huyện); cơ quan nhà nước quản lý cảng biển, cảng thủy nội địa (như Cục hàng hải Việt Nam, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Tổng cục công nghiệp quốc phịng).

Cơng ty thường chịu nhiều sức ép từ phía các khách hàng như phải giảm giá với một tỷ lệ nhất định so với dự toán được duyệt khi được chỉ định thầu; nợ vốn, chiếm dụng vốn của khách hàng (thông thường các chủ đầu tư chỉ thanh toán đến 80% giá trị thực hiện sau khi hồn thành cơng trình; phần cịn lại phải chờ thủ tục phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư, mà thời gian quyết toán thường mất nhiều thời gian do phải trình duyệt qua nhiều cấp có thẩm quyền).

Dự kiến từ năm 2020 đến 2025, Tổng công ty Tân cảng Sài gòn sẽ đầu tư khá mạnh để mở rộng thị phần khai thác cảng và Logictics; đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho Công ty TCSM.

Tuy nhiên sau một số sự cố xảy ra về trình tự thủ tục đầu tư tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam và tại Bộ Cơng thương; Chính phủ đã ra các chỉ thị nhằm chấn chỉnh công tác đấu thầu (chỉ thị số 47/2017/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu; thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 của Bộ kế hoạch đầu tư qui định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu...); các chủ đầu tư khi sử dụng vốn đầu tư liên quan đến vốn Nhà nước, hiện nay phải áp

26

phải công khai trên mạng đấu thầu quốc gia để lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án. Do đó giá thầu là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp (sau khi phải đảm bảo các yếu tố về năng lực, kinh nghiệm, các giải pháp về kỹ thuật và tiến độ theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu). Điều này có nghĩa là doanh nghiệp vừa phải hạ giá để đảm bảo trúng thầu, nhưng mức giá cũng phải hợp lý để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.2.2.2. Sản phẩm thay thế

Do đặc thù riêng của lĩnh vực xây dựng cơng trình cảng, đường thủy, kho, bãi hàng container là sản phẩm đơn chiếc, mỗi vị trí khác nhau sẽ có sản phẩm khác nhau phụ thuộc vào qui mơ, điều kiện địa hình, đại chất khu vực xây dựng, giá trị khác nhau và không tồn tại những sản phẩm có đặc tính tương tự, do đó rủi ro từ sản phẩm thay thế đối với Nhà thầu xây dựng hầu như là khơng có.

2.2.2.3. Nhà cung cấp

Ba yếu tố hình thành nên sản phẩm xây dựng là vật liệu, nhân công và máy thi cơng. Thơng thường chi phí ngun vật liệu đầu vào chiếm từ 60% đến 70% giá thành xây dựng. Các loại vật liệu chính của ngành xây dựng là cát, đá, xi măng, sắt thép. Đối với các nguyên liệu này tại khu vực Đông Nam Bộ nguồn cung cấp khá dồi dào, giá cả cạnh tranh. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nhà máy sản xuất xi măng như Hà Tiên, Hocim... Tại tỉnh Bình Dương có nhiều mỏ đá như Hóa An,...nguồn cát là ở Đồng Nai.

Hiện tại Cơng ty có các mối quan hệ rất tốt với các nhà cung cấp như Công ty cổ phần thương mại Đông Tây (đại lý cấp 1 của các Nhà máy thép); Nhà máy xi măng Hà Tiên (ở ngay tại Phường Phú Hữu – Quận 9); Nhà máy xi măng Hocim (địa chỉ tại Phường Cát Lái, Quận 2), cung cấp cọc ống có Cơng ty cổ phần Phan Vũ Đồng Nai... các nhà cung cấp này có lợi thế về giá cả cạnh tranh.

2.2.2.4. Cạnh tranh nội bộ ngành

Mặc dù ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên cũng có rất nhiều doanh nghiệp xây dựng trên tất cả các lĩnh vực, từ xây dựng dân dụng, đến dân dụng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông đường bộ, giao thông đường thủy... Riêng lĩnh vực xây dựng cảng, kho, bãi hàng Container, do nguồn vốn đầu tư cao nên việc đầu tư chủ yếu là các cơ quan Nhà nước, các tập đoàn kinh tế lớn, có nghĩa là sản phẩm ngành xây dựng cảng biển, kho bãi không nhiều; điều này cho thấy mức độ cạnh tranh trong ngành khá gay gắt.

27

2.2.2.5. Những đối thủ tiềm ẩn.

Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể xuất hiện trong tương lai và ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh của ngành trong tương lai. Khi các đối thủ tiềm ẩn tham gia trong ngành, thì giá cả có thể bị ép xuống hoặc chi phí tăng lên, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong đấu thầu xây dựng, giá thầu là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp vừa phải hạ giá để đảm bảo trúng thầu, nhưng mức giá cũng phải hợp lý để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác sự cạnh tranh về giá giữa các đối thủ là rất khốc liệt.

Như trong chương 1 đã phân tích, mơi trường bên ngồi là các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nó có tác động như nhau cho mọi doanh nghiệp trong ngành xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần xây dựng tân cảng số một (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)