Trách nhiệm xã hội và văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần xây dựng tân cảng số một (Trang 57 - 59)

7. Bố cục của đề tài

2.3. Phân tích, đánh giá các yếu tố nội tại cấu thành năng lực cạnh tranh của Công

2.3.3.8. Trách nhiệm xã hội và văn hóa doanh nghiệp

Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp đang phải chịu sự canh tranh gay gắt và khốc liệt trên thị trường. Việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín, thương hiệu thơng qua xây dựng trách nhiệm xã hội và văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một trong các giải pháp mà các doanh nghiệp lựa chọn. Luật quản lý môi trường ra đời và bắt buộc khi triển khai các dự án phải đánh giá tác động môi trường và tuân thủ các biện pháp đảm bảo mơi trường, địi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải quan tâm đến trách nhiệm với xã hội hơn nhất là trách nhiệm bảo vệ mơi trường, trong đó có bảo vệ chống ô nhiễm, gây mất an toàn hàng hải khi tiến hành đổ thải chất thải xây dựng. Vì vậy trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR) ngày càng trở thành văn hóa cốt lõi của nhiều Doanh nghiệp. Ngày càng nhiều doanh nghiệp cam kết chương trình CSR và áp dụng “Các qui tắc đạo đức” với các chuẩn mực cụ thể về quản lý tài nguyên, môi trường; các vấn đề về quyền lao động và nhân quyền để có thể hịa nhập

48

tăng lợi nhuận cũng như gia tăng giá trị doanh nghiệp vì sẽ có nhiều khách hàng hơn, nhiều đơn hàng hơn, doanh thu sẽ tăng lên, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp …

Văn hóa doanh nghiệp giờ đây đã trở thành giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Những yếu tố tác động của quá trình sản xuất sẽ ảnh hưởng tới công việc và thái độ làm việc của người lao động, từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động. Một nơi làm việc vui vẻ, thoải mái sẽ dẫn đến một thái độ làm việc tích cực, khuyến khích được người lao động sáng tạo và thúc đẩy cải tiến năng suất. Một mơi trường và văn hóa làm việc tích cực, lành mạnh với điều kiện làm việc an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường, không ô nhiễm và phong cách quản lý hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới năng suất lao động. Công tác đề bạt, bổ nhiệm công khai minh bạch… sẽ tạo điều kiện để người lao động phấn đấu, gắn bó hơn với doanh nghiệp.

Khi được hỏi về trách nhiệm xã hội, một cán bộ Phịng kỹ thuật của Cơng ty, 38 tuổi cho biết : ” …Công ty rất chú trọng đến công tác bảo đảm an toàn lao động, xây

dựng các kế hoạch bảo đảm an tồn lao động, phịng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn hàng hải, đồng thời trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân như trang bị bảo hộ khi hàn điện, quần áo bảo hộ lao động, các thiết bị phao cứu sinh, áo phao cho công nhân khi làm việc trên mặt nước… Ngồi ra cơng ty cũng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm ra môi trường trong quá trình vận chuyển vật liệu cũng như giảm tiếng ồn, khói bụi trong q trình thi cơng…”.

Vị chủ tịch cơng đồn Cơng ty thì chia sẻ: “…Cơng ty thường xuyên tham gia các

phòng trào do TCT TCSG tổ chức như: TCT Tân cảng Sài Gòn chung tay vì người nghèo – khơng để ai bị bỏ lại phía sau; gây quỹ Đền ơn đáp nghĩa; ủng hộ đồng bào bị lũ lụt… bằng hình thức đóng góp vào các quỹ của TCT TCSG hay hỗ trợ cho Ủy ban mặt tổ quốc phường Thạnh Mỹ Lợi, nơi Cơng ty đóng qn. Như hơm nay công ty đang phát động cán bộ, nhân viên nhắn tin gây quỹ ủng hộ Chính phủ phịng chống dịch Covid -19…”.

Về văn hóa doanh nghiệp, vị này cũng chia sẻ: “…Cơng ty đã vận dụng bộ văn

hóa qui tắc ứng xử của Tổng cơng ty Tân cảng Sài gịn để xây dựng bộ qui tắc văn hóa ứng xử cho mình. Lãnh đạo cơng ty rất quan tâm đến cách hành xử trong công việc, trong giao tiếp của cán bộ, nhân viên với nhau, nhất là đồng chí Chủ tịch hội đồng quản trị. Công tác dân chủ ở cơ sở cũng được lãnh đạo Công ty quan tâm. Hàng quý, Ban

49

Giám đốc công ty đều tổ chức một cuộc họp để đối thoại dân chủ với nhân viên, người lao động…”.

Kết quả phân tích từ báo cáo của Cơng ty TCSM và kết quả thảo luận với những người tham gia phỏng vấn cho thấy Cơng ty có những điểm mạnh, yếu sau:

- Điểm mạnh: + Trách nhiệm xã hội và văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty TCSM thực hiện khá tốt. Cơng ty có các giải pháp tốt trong bảo vệ tác động mơi trường, phịng chống ơ nhiễm, phịng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn... trong q trình thi cơng. Đồng thời Công ty đã đầu tư, trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân, người lao động.

+ Công ty đã xây dựng được Bộ qui tắc văn hóa ứng xử; môi trường làm việc trong Công ty khá thân thiện, hịa đồng. Do có các cổ đơng bên ngồi tham gia vào Ban điều hành nên công tác đề bạt, bổ nhiệm khá minh bạch, là cơ sở để nhân viên, người lao động có động lực làm việc, cống hiến, phấn đấu cho sự nghiệp của Cơng ty.

- Điểm yếu: Chính sách lương cho người lao động tại Công ty vẫn chưa đảm bảo sức cạnh tranh thể hiện qua việc Công ty chưa quan tâm đúng mức đời sống của người lao động, hiện tại mức lương của người lao động vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, như thường trực HĐQT Công ty nhận xét : “...Trên

phương diện mặt bằng chung của xã hội hiện nay thì mức lương cán bộ, nhân viên công ty đang rất thấp. Mức lương kỹ sư bình quân 7 đến 8 triệu đồng/người/tháng là khó khăn cho gia đình họ rồi…”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần xây dựng tân cảng số một (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)