Năng lực quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần xây dựng tân cảng số một (Trang 43 - 45)

7. Bố cục của đề tài

2.3. Phân tích, đánh giá các yếu tố nội tại cấu thành năng lực cạnh tranh của Công

2.3.3.1. Năng lực quản trị doanh nghiệp

Từ khi thành lập đến nay, Công ty TCSM hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp. Về quản lý, Công ty hiện nay đang quản lý trực tuyến, Giám đốc quản lý và chỉ huy trực tiếp tới các Phòng, Ban, đội thi cơng. Các Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc theo từng mảng cơng việc được phân cơng; các Phịng, Ban là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc. Các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư hàng năm đều được xây dựng và thông qua Đại hội đồng cổ đông. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015.

Năng lực tài chính Năng lực nguồn nhân

lực

Năng lực Marketing, uy tín và thương hiệu

Năng lực quản lý dự án

Năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM

Năng lực trang thiết bị thi công và công nghệ

Năng lực hợp tác

Trách nhiệm xã hội và văn hóa doanh nghiệp Năng lực quản trị doanh

34

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy: bộ máy Công ty TCSM khá gọn, nhẹ; các bộ phận liên kết chặt chẽ với nhau thơng qua việc kiểm sốt q trình. Tuy nhiên do được hình thành từ doanh nghiệp Nhà nước (Tổng cơng ty Tân cảng Sài Gịn góp vốn với các cổ đông khác để thành lập), cán bộ lãnh đạo chủ yếu là các sỹ quan Quân đội được Công ty mẹ cử sang, nên cơng tác quản lý tại Cơng ty TCSM cũng có một số bất cập, đó là tư tưởng đổi mới diễn ra chậm, chi phí quản lý lớn. Mặc khác, một số cán bộ chủ chốt chưa được đào tạo về quản lý kinh tế. Chủ tịch Hội đồng quản trị là cán bộ ngành chính trị của Quân đội, không được đào tạo về quản lý kinh tế; Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật mới chỉ có trình độ chun mơn về xây dựng. Công tác giao dịch, đối ngoại do Giám đốc Cơng ty trực tiếp thực hiện, chưa có bộ phận chuyên trách về Marketing, đối ngoại.

Theo đánh giá của thường trực Hội đồng quản trị Công ty: “…Năng lực quản trị

của Ban Giám đốc công ty trong gian đoạn hiện nay là quá yếu. Tất nhiên ngày xưa chúng tôi khác. Quan hệ giữa chúng tôi với các cơ quan cấp trên là quan hệ đồng chí, đồng đội; chúng tôi là các thế hệ từ thời chiến tranh mà ra, chủ yếu theo cơ chế xin – cho…”.

Giám đốc Cơng ty cũng đánh giá: “…Trình độ quản lý của ta cịn hạn chế, năng

lực chuyên mơn của cán bộ có bộ phận chưa sâu, chưa nhạy bén trong xử lý tình huống…”.

Về vấn đề chiến lược của công ty, vị Giám đốc này cũng chia sẻ “...công ty còn

thụ động trong các kế hoạch SXKD trung và dài hạn...”.

Khi được hỏi về năng lực quản trị của một đối thủ, thường trực Hội đồng quản trị

Cơng ty đã có đánh giá như sau: “…Công ty Trường Xuân là một công ty tư nhân, bộ

máy quản lý khá gọn nhẹ, họ lại có quan hệ khá thân thiết với lãnh đạo bên Chủ đầu tư. Họ giải quyết cơ chế linh hoạt hơn ta, tất nhiên ngày xưa thơi, cịn giờ đã phải đấu thầu rồi thì như nhau cả. Có điều họ hạ được giá bỏ thầu thấp hơn ta, có nghĩa họ quản trị tốt hơn mới giám giảm chi phí nhiều như vậy…”.

Trả lời câu hỏi về đánh giá năng lực quản trị của các nhà thầu, một cán bộ của chủ đầu tư, 43 tuổi cho biết: “…Các nhà thầu thường xuyên thi công các cơng trình

trong TCT TCSG nhìn chung có năng lực quản trị khá tốt. Khi đánh giá năng lực của các nhà thầu khi giao thầu, chúng tôi thấy hầu hết họ kinh doanh đều có lãi, tùy từng công ty mà lãi nhiều hay lãi ít; giá trị tài sản rịng ln dương, đáp ứng tiêu chí của hồ

35

sơ mời thầu đưa ra. Hai công ty trong Tổng công ty là Công ty XDCT Tân cảng và Cơng ty TCSM thì bộ máy quản lý cồng kềnh hơn công ty Trường Xuân và T.B.A…”.

Từ kết quả phỏng vấn, đa số các ý kiến đều đánh giá cơng ty có các điểm mạnh, yếu sau so với các đối thủ:

- Điểm mạnh: Ban lãnh đạo Công ty TCSM là những người am hiểu và có kinh nghiệm

trong thi cơng cơng trình thủy, đặc biệt trong lĩnh vực chỉ đạo thi cơng các cơng trình cầu cảng cho tàu quân sự. Việc hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần giúp Ban lãnh đạo Công ty uyển chuyển, linh hoạt hơn trong điều hành, khơng bị thụ động so với mơ hình cơng ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước.

- Điểm yếu: Cơng ty chưa xây dựng được chiến lược, tầm nhìn, sứ mạng cho mình. Hệ thống kiểm sốt của cơng ty cịn yếu, nhất là kiểm sốt chi phí tại các cơng trường, cịn để xảy ra thất thốt, lãng phí; sau khi hạch tốn, một số cơng trình bị lỗ; Ban lãnh đạo thiếu sự nhanh nhạy, sự đổi mới còn chậm trước diễn biến của thị trường, nhất là khi có sự thâm nhập của các đối thủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần xây dựng tân cảng số một (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)