Xác định các yếu tố nội tại cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần xây dựng tân cảng số một (Trang 40 - 43)

7. Bố cục của đề tài

2.3. Phân tích, đánh giá các yếu tố nội tại cấu thành năng lực cạnh tranh của Công

2.3.2. Xác định các yếu tố nội tại cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM

TCSM.

Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây về các yếu tố nội tại cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả đã thảo luận với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng về các yếu tố này trong doanh nghiệp xây dựng.

Giám đốc công ty TCSM cho ý kiến : “…Theo tôi các yếu tố bên ngoài đều tác

động như nhau đến các doanh nghiệp (ví dụ như khi điều kiện pháp luật minh bạch thì các cơng ty sẽ cạnh tranh sịng phẳng, cơng bằng hơn, một chủ đầu tư A có đầu tư dự án hay không cũng tác động như nhau đến các doanh nghiệp…), và vì vậy ta nên tập trung vào các yếu tố ngay chính bên trong doanh nghiệp, đó là các yếu tố nhân lực, quản trị, tài chính, trang thiết bị …”.

Các ý kiến đều cho rằng các yếu tố nội tại chính là các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng.

Trong một nghiên cứu tại Hong Kong về chỉ số cạnh tranh quan trọng của nhà thầu, tác giả Yong –tao Tan (2007) đã chỉ ra các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của nhà thầu bao gồm: chỉ số đo lường năng lực áp dụng kỹ thuật (1), chỉ số đo lường năng lực tài chính (2), chỉ số đo lường khả năng Marketing (3), chỉ số đo lường kỹ năng quản lý (4), chỉ số đo lường nguồn nhân lực (5).

Khi nghiên cứu về các doanh nghiệp xây dựng tại Trung Quốc, tác giả Weisheng Lu (2008) đã chỉ ra có 08 yếu tố chủ yếu tạo nên thành cơng trong cạnh tranh của các nhà thầu xây dựng tại Trung Quốc gồm: quản lý dự án (1), cấu trúc tổ chức (2), tổ chức nguồn lực (3), chiến lược cạnh tranh (4), mối quan hệ hợp tác (5), khả năng đấu thầu (6), khả năng marketing (7) và trình độ cơng nghệ (8).

Năm 2012, khi nghiên cứu về các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Tây Ninh, tác giả Bành Thu Thảo đã đưa ra 08 yếu tố quyết định khả năng thành công của doanh nghiệp xây dựng gồm: (1) nguồn nhân lực; (2) quản lý - lãnh đạo; (3) năng lực tài chính; (4) Kinh nghiệm thi cơng; (5) Năng lực máy móc thiết bị thi công; (6) Marketing; (7) Hoạt động đấu thầu; (8) Chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Trong quá trình thảo luận, đa số các chuyên gia đều cho rằng yếu tố năng lực

quản trị doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

31

- Năng lực hoạch định chiến lược kinh doanh: đó là khả năng định hướng để doanh nghiệp phát triển, thể hiện qua việc xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh trung và dài hạn để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua dự báo xu thế thị trường, nhu cầu khách hàng.

- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và trình độ tổ chức, quản lý: thể hiện qua việc bố trí, sắp xếp cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy năng lực quản trị doanh nghiệp là một trong số các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng.

Về công tác quản lý dự án, trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh - Công ty TCSM cho rằng : “ …Đối với doanh nghiệp xây dựng, hoạt động dự án bao gồm 03 giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị (công tác đấu thầu để có dự án), giai đoạn thực hiện dự án (giai đoạn thi công), giai đoạn kết thúc (bàn giao cơng trình cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng, thực hiện bảo hành, bảo trì cơng trình). Như vậy cơng tác quản lý dự án phải bao gồm công tác quản lý đấu thầu, công tác quản lý trong q trình thi cơng và cơng tác quản lý sau khi bàn giao cơng trình cho chủ đầu tư…”. Sau khi thảo luận, các ý kiến cho rằng

năng lực quản lý dự án cũng là một trong số các yếu tố nội tại cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng, kết quả này cũng đồng nhất với kết luận trong các

nghiên cứu của Weisheng Lu (2008) và Yong –tao Tan (2007).

Về công tác marketing, uy tín, thương hiệu, thường trực HĐQT công ty TCSM cho rằng: “…vấn đề Marketing, uy tín, thương hiệu thì từ kinh nghiệm thi cơng ta sẽ có

uy tín, thương hiệu. Mình có quảng cáo thì cũng phải lấy từ hình ảnh các cơng trình của mình đã thi cơng mà quảng cáo chứ khơng thể lấy cơng trình của đơn vị khác mà quảng cáo cho ta được….”. Vị này cũng có ý kiến về cơng tác đối ngoại: “…thường xuyên tăng cường quan hệ với các cơ quan chủ đầu tư…”. Do đặc thù của ngành xây dựng là tiến

hành việc mua - bán trước khi sản xuất ra sản phẩm, hay nói cách khác người mua chỉ biết đến sản phẩm sau khi đã thực hiện hợp đồng. Như vậy là công tác marketing phải gắn liền với uy tín, thương hiệu, kinh nghiệm thi cơng các cơng trình mà doanh nghiệp đã thi cơng trước đó, đồng thời hoạt động marketing cũng phải kết hợp chặt chẽ với công tác đối ngoại với các chủ đầu tư. Do đó năng lực marketing, đối ngoại, uy tín, thương hiệu, kinh nghiệm thi công cũng là một yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng.

32

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đã thảo luận và thống nhất về các yếu tố sau đây: năng lực nguồn nhân lực; năng lực tài chính; năng lực máy móc, thiết bị thi cơng và công nghệ; năng lực hợp tác cũng là các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. Kết quả này cũng đồng nhất với kết luận của nhiều nghiên cứu khác như nghiên cứu của Weisheng Lu (2008), Bành Thu Thảo (2012).

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, trong năm 2019, đã phát hiện 12.399 vụ vi phạm môi trường trên phạm vi cả nước, trong đó xử lý 11.236 vụ, với tổng số tiền phạt hơn 134 tỷ đồng. Khi thảo luận về vấn đề văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh, Giám đốc cơng ty TCSM có ý kiến : “ …Văn hóa doanh nghiệp có tác động rất lớn đến

thái độ làm việc của người lao động. Đạo đức kinh doanh thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội. Chúng ta đã nghe nói đến vụ sập cầu Cần Thơ làm hàng trăm người chết, gây tổn thất cho xã hội, cộng đồng; vụ xả thải trái phép tại Bình Thuận gây ơ nhiễm mơi trường biển... Luật bảo vệ môi trường, Luật xây dựng đều yêu cầu Nhà thầu xây dựng phải có biện pháp bảo vệ mơi trường trong q trình thi cơng. Đây chính là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng…”.

Các chuyên gia đều nhất trí Trách nhiệm xã hội và văn hóa doanh nghiệp cũng là một yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. Bởi nếu doanh nghiệp xây dựng thiếu ý thức, gây tổn thất về người và thài sản, gây ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường, dẫn đến không những doanh nghiệp phải mất chi phí khắc phục sự cố mà người đứng đầu doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể bị xử lý theo qui định của pháp luật về bảo vệ mơi trường và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp thực

hiện tốt trách nhiệm xã hội ngoài việc làm tăng uy tín, củng cố thương hiệu, cịn góp phần làm tăng lợi nhuận cũng như gia tăng giá trị doanh nghiệp. Kết quả này cũng đồng nhất với kết luận nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Long (2016).

Như vậy, kết quả thảo luận cho rằng có 08 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM gồm (1): Năng lực quản trị doanh nghiệp; (2): Năng lực nguồn nhân lực; (3) : Năng lực tài chính; (4) : Năng lực trang thiết bị thi công và công nghệ; (5) : Năng lực Marketing, đối ngoại, uy tín, thương hiệu ; (6): Năng lực quản lý dự án; (7) : Năng lực hợp tác; (8) : Trách nhiệm xã hội và văn hóa doanh nghiệp. Mơ hình nghiên cứu, tác giả tổng hợp (xem hình 2.2) như sau :

33

Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM.

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu đề xuất, 2020)

Dựa trên 08 yếu tố trên, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các cán bộ, nhân viên của Công ty TCSM và các khách hàng để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM.

2.3.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần xây dựng tân cảng số một (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)