Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh đồng nai giai đoạn 2020 2030 (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Phương pháp phân tích

Để đạt mục tiêu đề ra, đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được xác lập:

- Tổng hợp các lý thuyết : Tham khảo kế thừa từ các nghiên cứu phân tích năng lực cạnh tranh sản phẩm của tỉnh cũng như của vùng Đơng Nam bộ, tìm ra nhửng ưu điểm và hạn chế của các nghiên cứu này làm cơ sở cho hướng phân tích của đề tài. Dùng lý thuyết kết hợp cụm ngành với chuỗi giá trị để đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành trong thị trường sản xuất trong nước và thế giới.

- Phương pháp thống kê mô tả : Dựa thông tin số liệu thứ cấp thu thập được để

tiến hành đánh giá thực trạng phát triển cụm ngành điều trong thời gian qua của tỉnh Đồng Nai và các vùng lân cận.

- Phương pháp so sánh đối chiếu: Trên cơ sở đánh giá được thực trạng ngành

điều của tỉnh, tiến hành so sánh, đối chiếu với các tỉnh có vùng trồng điều về : diện tích, sản lượng, số lượng doanh nghiệp chế biến điều, giá trị và và kim ngạch xuất khẩu điều của Đồng Nai so sánh với các địa phương khác trong cả nước.

- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Được sử dụng trong tồn bộ q trình thực hiện đề tài. Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được để đánh gía khả năng, hiệu quả của chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu điều, từ đó phân tích năng lực cạnh tranh, cơ hội cũng như thách thức và khả năng đáp ứng nu cầu của thị trường trong bối cảnh ảnh hưởng của hội nhập quốc tế.

- Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia (lãnh đạo Sở

Nông nghiệp - PTNT, Chủ tịch Hội Nông dân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV; Trưởng phịng Nơng nghiệp của 02 địa phương có diện tích trồng điều lớn là huyện Tân Phú và Định Quán; thông qua phỏng vấn, trao đổi thảo luận trực tiếp với các đối tượng trong chuỗi giá trị cụm ngành Điều (03 hộ gia đình trực tiếp trồng và chăm sóc vườn điều, 03 hộ thu mua sản phẩm điều của bà con nông dân, 03 đơn vị gia công chế biến sản phẩm hạt điều sau thu hoạch, 01 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản), các hiệp hội, các viện nghiên cứu, các tổ chức hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh đồng nai giai đoạn 2020 2030 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)