Sản lượng xuất khẩu vá giá bình quân hạt điều năm 2018-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh đồng nai giai đoạn 2020 2030 (Trang 44 - 49)

4.2.3 Đánh giá triển vọng thị trường và xu hướng cung hạt điều thô và sản phẩm chế biến phẩm chế biến

Về nguồn cung trên thế giới, Việt Nam là nước đứng vị trí thứ tư về sản xuất điều thô nhưng về xuất khẩu nhân hạt điều lại đang đứng vị trí số 1 trên thế giới liên tục 10 năm liên tiếp. Xuất khẩu điều nhân của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2017 đã liên tục phát triển cả về khối lượng và giá trị. Khối lượng điều nhân xuất khẩu tăng từ gần 109 ngàn tấn năm 2005 lên hơn 394 ngàn tấn năm 2017, trong khi giá trị xuất khẩu cũng tăng trưởng từ 503 triệu USD năm 2005 lên gần 3,624 tỷ USD năm 2017 chiếm tới 65% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới (bỏ xa nước thứ hai là Ấn Độ với 17,4%). Hạt điều Việt Nam được xuất khẩu đến 90 thị trường trên thế giới, trong đó Mỹ là thị trường nhập khẩu điều nhân lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 31% tổng khối lượng xuất khẩu năm 2017, tiếp đến là Hà Lan (14,56%), Trung Quốc (13%), Úc (3,63%), Anh (4%). Để đạt được vị thế số một thế giới về xuất khẩu điều nhân, Việt Nam phải nhập khẩu số lượng rất lớn điều thô từ nước ngoài về chế biến. Năm 2017 khối lượng nhập khẩu là 1,3 triệu tấn, giá trị nhập khẩu là 2,562 tỷ USD. Việt Nam nhập khẩu điều thô của các nước lớn là Bờ Biển Ngà (34,4% thị phần), Nigeria (13,4%), Ghana (12,6%), Campuchia (7,0%) (ITC 2018).

Về xuất khẩu, Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 90 thị trường và vùng lãnh thổ và là một trong những "cường quốc" xuất khẩu hạt điều với giá trị xuất khẩu ngày càng cao. Năm 2017, xuất khẩu điều của Việt Nam đạt 4 tỷ USD. Cùng với đó là việc hình thành một ngành cơng nghiệp chế biến điều, góp phần tạo cơng ăn việc làm trong lĩnh vực trồng trọt và sản xuất cho gần 1 triệu dân vùng nông thôn.

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại giá trị nhiều hơn nữa cho ngành điều Việt Nam về mặt thương hiệu, giá trị hạt điều Viẹt Nam… Đặc biệt, người tiêu dùng, doanh nghiệp Mỹ sẽ biến nhiều về hạt điều Việt Nam vì mức thuế xuất khẩu điều là 0%, từ đó sẽ tăng cường nhập khẩu, đầu tư cho ngành điều hơn nữa.

Dự báo về sản lượng cung ứng hạt điều Việt Nam đến năm 2020, Việt Nam vẫn chiếm ưu thế trên trường quốc tế, được tín nhiệm bởi ngay cả các nhà nhập khẩu khó

tính nhất như Mỹ, EU… Triển vọng xuất khẩu cho doanh nghiệp điều vẫn mở rộng, các doanh nghiệp đã và đang tận dụng được lợi thế để có thể tìm kiếm thị trường.

4.2.4 Đánh giá điều kiện cung hạt điều nguyên liệu và nhân hạt điều ở Việt Nam và Đồng Nai Nam và Đồng Nai

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, hiện nay Việt Nam có khoảng 300.000 ha điều, sản lượng trung bình từ 350.000 đến 400.000 tấn điều thô, đáp ứng được khoảng hơn 30% nhu cầu chế biến trong nước. Do vậy, hàng năm, các nhà máy chế biến điều phải nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn điều thơ từ các nước trên thế giới, trong đó chủ yếu nguồn điều từ châu Phi.

Về sản xuất trồng và chế biến hạt điều, Việt Nam có hơn 470 doanh nghiệp chế biến điều, với tổng công suất thiết kế trên 1,5 triệu tấn hạt/năm. Tuy nhiên, trong số đó, cơ sở chế biến nhỏ vẫn chiếm gần 70%.

Với kim ngạch xuất khẩu điều đạt 3,8 tỷ USD năm 2018 (chiếm khoảng 60% thị phần xuất khẩu điều nhân toàn cầu), Việt Nam vẫn đứng vị trí số một trên thế giới về chế biến và xuất khẩu điều nhân năm thứ 13 liên tiếp.

Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mặc dù ngành điều đã đạt được những thành công nhất định, nhưng hiện nay ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi tốc độ tăng trưởng về sản xuất (trồng trọt) chưa theo kịp với tăng trưởng của ngành chế biến. Ngành điều đã nhiều năm nay là càng xuất khẩu nhiều thì càng nhập nhiều, do khơng đủ nguyên liệu để chế biến. Hơn nữa, ngành điều Việt Nam đang bị mất cân đối nghiêm trọng giữa năng lực chế biến và sản lượng sản xuất nội địa tạo ra nguy cơ lãng phí đầu tư, kém hiệu quả trong khai thác, chế biến, tăng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng phá sản của các doanh nghiệp yếu (tính chung trên phạm vi cả nước, có khoảng 80% nhà máy, cơ sở chế biến điều đã tạm dừng hoạt động).

Trong khi đó, diện tích trồng điều tại các địa phương ngày càng bị thu hẹp, điều được trồng tại các vùng sâu, vùng xa, cây điều nhưng chưa được người dân quan tâm đầu tư, đặc biệt là vấn đề nước tưới, sâu bệnh, phân bón, sự phối hợp với các cở sở thu mua, chế biến cịn lỏng lẻo.

Khơng chỉ riêng chất lượng điều thơ nhập khẩu có vấn đề, việc mua điều thơ hiện nay rất phức tạp, nhất là tình trạng phá vỡ hợp đồng. Tình trạng doanh nghiệp Việt Nam sang mua nguyên liệu, đặt cọc tiền trước cho người bán hàng nhưng rồi không nhận được hàng và cũng mất luôn cọc hoặc giao hàng chất lượng quá kém đã khơng cịn hiếm hoi, đó là chưa nói bị tắc ở các cảng khiến chất lượng sản phẩm giảm…

Theo Bộ Nơng nghiệp và PTNT, khi nói về các yếu tố tác động đến thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong năm 2019, thị trường nhập khẩu điều thô nhiều nhất của Việt Nam vẫn là các nước vùng Tây Phi và Bờ Biển Ngà, trong khi các nước này đang có chủ trương xây dựng chế biến nhân điều tại chỗ, kể cả việc lôi kéo chuyên gia từ Việt Nam cũng như mua thiết bị và công nghệ từ Việt Nam. Từ nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Việt Nam, các nước này cũng dần trở thành những đối thủ cạnh tranh lớn bởi tận dụng được lợi thế nguồn nguyên liệu sẵn có. Xu thế của các nước này có thể sẽ là hạn chế xuất khẩu điều thô thông qua đánh thuế 10%, rồi sẽ tiến đến việc cấm xuất khẩu điều thô, như cách mà Việt Nam đã từng làm hơn 20 năm trước.

Các sản phẩm điều sản xuất tại Đồng Nai gồm hai dịng chính: hạt điều nhân trắng; và hạt điều chế biến thành phẩm (điều rang muối, hạt điều tẩm mật ong, hạt điều tẩm wasabi…). Theo tính tốn của CAP/IPSARD (2018) dựa trên thông tin của các chuyên gia và số liệu của Cục thống kê Đồng Nai, điều nhân trắng chủ yếu được xuất khẩu chiếm 96% tổng sản lượng hạt điều sản xuất của tỉnh, với khối lượng xuất khẩu tăng dần qua các năm từ gần từ 6,3 ngàn tấn năm 2010 lên 40 ngàn tấn năm 2018. Trong khi đó, quy mơ thị trường trong nước khá nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng 3- 4% sản lượng chế biến của tỉnh Đồng Nai, tập trung vào phân khúc điều chế biến sâu (chủ yếu là điều rang muối).

4.3 Bối cảnh và hiện trạng cụm ngành điều 4.3.1 Bối cảnh 4.3.1 Bối cảnh

Đồng Nai là một tỉnh sản xuất điều trọng điểm của cả nước. Năm 2018, Đồng Nai có diện tích gieo trồng điều lớn thứ hai cả nước, chiếm 13,26% tổng diện tích

trồng điều cả nước (chỉ xếp sau tỉnh Bình Phước 45,79%), đóng góp 14,96% sản lượng cả nước, tương đương 45,7 nghìn tấn và 21,46% sản lượng của vùng Đơng Nam Bộ. Mặc dù vậy, diện tích điều của Đồng Nai giảm dần qua các năm (giảm từ 50,1 nghìn ha năm 2005 xuống 40,9 nghìn ha năm 2016, và 40 nghìn ha vào năm 2017). Nguyên nhân là do giá cả nhân hạt điều không ổn định, ảnh hưởng thiên tai, giống điều bị thối hóa khiến năng suất thấp dẫn đến việc nơng dân chặt bỏ điều để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn và ảnh hưởng của q trình cơng nghiệp hóa, người dân bán đất phục vụ cho các khu công nghiệp (Phạm Văn Đẩu, năm 2018).

Theo số liệu thống kê từ Sở Công thương, trong năm 2018, sản lượng hạt điều xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai đạt khoảng 52 ngàn tấn, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Trị giá xuất khẩu hạt điều đạt gần 400 triệu USD, tăng 16% so với năm 2017.

Các thị trường xuất khẩu hạt điều chủ yếu của tỉnh trong năm 2018 gồm: Trung Quốc đạt kim ngạch khoảng 198 triệu USD, Mỹ 86 triệu USD, Anh 18 triệu USD, Hà Lan 17 triệu USD, Đức 14 triệu USD, Israel 7 triệu USD…

4.3.2 Hiện trạng cụm ngành điều

Cũng như hiện trạng chung của Việt Nam, cơng nghệ chế biến điều của Đồng Nai cịn ở mức chưa cao. Theo số liệu của Chi cục chế biến nông sản Đồng Nai (2018), hiện tại tồn tỉnh có 39 doanh nghiệp sơ chế, chế biến sản phẩm hạt điều, trong đó được chia làm 05 loại hình sản xuất: chun chế biến sản xuất hạt điều nhân trắng xuất khẩu; chuyên chế biến hạt điều rang muối xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; vừa chế biến điều nhân trắng và rang muối; phân loại, đóng gói hạt điều; chế biến các loại hạt, trong đó có sản phẩm hạt điều. Bên cạnh các doanh nghiệp trên, tại Đồng Nai có khoảng gần 100 cơ sở chế biến hạt điều không đăng ký thành lập doanh nghiệp và các hộ gia đình cũng tham gia vào chế biến nằm rải đều trên các huyện thị. Nhìn chung, cơng nghệ chế biến điều cịn thơ sơ kết hợp giữa máy móc cơ khí đơn giản và lao động thủ cơng như khâu chẻ điều, bóc vỏ cứng, bóc vỏ lụa và phân loại

nhân điều. Do đó, sản phẩm điều chủ yếu vẫn là hạt điều nhân (chiếm 95% tổng số lượng sản phẩm).

Năm 2018, tỷ lệ xuất khẩu nhân hạt điều của tỉnh Đồng Nai chiếm gần 30% tổng sản lượng xuất khẩu điều trong cả nước, chỉ đứng sau tỉnh Bình Phước. Đồng Nai tập trung xuất khẩu điều thô và các sản phẩm điều thành phẩm với giá trị tương đương gần 1.250 triệu USD, đóng góp vào ngân sách và tỷ trọng xuất siêu của của tỉnh Đồng Nai.

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu CAP/IPSARD (2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh đồng nai giai đoạn 2020 2030 (Trang 44 - 49)