Sơ đồ cụm ngành điều tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh đồng nai giai đoạn 2020 2030 (Trang 36)

CÁC NGÀNH CÓ LIÊN QUAN

Bảo hiểm Ngân hàng

Marketing

Xây dựng thương hiệu Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Tiêu chuẩn chất lượng Ấn phẩm chuyên môn TRỒNG TRỌT THU MUA CHẾ BIẾN TIÊU THỤ TRONG NƯỚC XUẤT KHẨU Đất, Điện, nước Giống, vật tư NN Phân bón, thuốc BVTV Thiết bị, dụng cụ Kỹ thuật Máy móc, cơng nghệ Đóng gói Nhãn mác Hạ tầng giao thông Truyền thông Bán buôn, bán lẻ CÁC THỂ CHẾ HỖ TRỢ HIỆP HỘI:

- - Hiệp hội điều VN

- - Hiệp hội điều tỉnh Đồng Nai - - Hội Nơng dân

CHÍNH QUYỀN: - Bộ NN&PTNT - Sở NN&PTNT - Sở KH&CN tỉnh - Sở Công thương tỉnh - Chi cục TT&BVTV - Chi cục PTNT - Trung tâm KN TRƯỜNG/VIỆN: - Trường ĐH Lạc Hồng – Đồng Nai

- Trường Đại học nông lâm TP. HCM

- Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả ĐNB

4.2 Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của cụm ngành điều

Cây điều (còn gọi là cây đào lộn hột), có tên khoa học là Anacardium Occidentale, thuộc họ đào lộn hột Anacardiaceae, tên thương mại tiếng Anh là cashew tree, có nguồn gốc từ Braxin, được các thương gia và các nhà truyền đạo người Bồ Đào Nha đưa vào các nước châu Á khoảng 400 năm nay. Riêng ở Đồng Nai cây điều được trồng cách nay trên dưới 200 năm. Trước đây cây điều chỉ được một số hộ trồng phân tán vài cây quanh nhà để làm bóng mát, lấy quả và nhân hạt điều ăn chơi. Hạt điều thời bấy giờ chưa là sản phẩm hàng hóa.

Vào thập niên 90 của thế kỷ XX, giao lưu kinh tế với thế giới được mở rộng, thị trường tiêu thụ hạt điều có u cầu lớn. Nhà nước có chính sách giao đất trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc, trong đó cây điều được coi là một trong những cây trồng chủ yếu. Vì vậy cây điều ở Đồng Nai phát triển nhanh cả về diện tích lẫn sản lượng hạt, đứng thứ 2 tồn quốc về diện tích và là cây cơng nghiệp lâu năm có diện tích hơn 40 ngàn ha, chiếm vị trí thứ 2 trong các loại cây trồng của tỉnh (chỉ sau cây cao su). Theo đánh giá của Hiệp hội điều Việt Nam thì diện tích điều và sản lượng nhân điều xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, sau Braxiz và Ấn Độ. (nguồn

https://vi.wikipedia.org/wiki/)

Ở Việt Nam, điều được trồng ở nhiều nơi: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hịa, Bình Định. Ở mỗi vùng trồng, hạt điều có mùi vị và chất lượng khác nhau.

Điều là loại cây đa mục tiêu ( phát triển kinh tế, phịng hộ đất, bảo vệ mơi trường, xói đói giảm nghèo), sinh trưởng nhanh, rễ phát triển mạnh, tán rộng che phủ bảo vệ đất, hạn chế xói mịn rất tốt trong bảo vệ mơi trường.

Sản phẩm thu được từ cây điều là hạt điều, nhân hạt điều có giá trị cao dùng để rang ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các sản phẩm như hạt điều rang muối, bánh, kẹo, dầu điều và các sản phẩm khác. Sản phẩm chính là nhân hạt điều rang. Nhân hạt điều được biết đến là loại hạt chứa hàm lượng các chất béo chống oxy hóa như omega- 3, omega-6 gấp nhiều lần các loại hạt khác. Ngồi ra, trong hạt điều cũng chứa nhiều chất khống như magie, đồng.. cần thiết cho quá trình tạo enzyme cho cơ thể. Bên

cạnh đó, bởi tính ẩm, vị ngọt bùi, các tác dụng làm dịu, trừ đàm mà nó hồn tồn phù hợp với người suy nhược cơ thể hoặc mắc các chứng bệnh về đau họng, ho do phong hàn, nhiều đàm. Nhân hạt điều coi như là một loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe

( Nguồn: Báo Lao động, 2019)

Các sản phẩm điều sản xuất tại Đồng Nai gồm hai dịng chính: hạt điều nhân trắng và hạt điều chế biến sâu (điều rang muối, hạt điều tẩm mật ong, hạt điều tẩm wasabi, v.v)

Nhật hạt điều rang muối là sản phẩm chế biến sâu chủ đạo của ngành điều Đồng Nai. Trên thị trường phổ biến hai loại là điều rang muối có vỏ lụa và khơng có vỏ lụa. Tồn tỉnh có trên 20 doanh nghiệp/cơ sở chuyên chế biến điều rang muối có đăng ký thành lập và gần 50 cơ sở, hộ gia đình đăng ký thành lập tham gia vào chuỗi giá trị điều rang muối. Phân nửa sản lượng điều rang muối được tiêu thụ tại thị trường trong nước, phân nửa phần xuất khẩu ra nước ngồi thơng qua một số doanh nghiệp.

Nguồn: Báo Đồng Nai (2019)

4.2.1 Phân tích điều kiện cầu: thị trường sản phẩm nhân hạt điều trên thế giới

Tại thị trường thế giới, điều là loại hạt tiêu dùng phổ biến thứ 3 tại khu vực các nước thu nhập cao và phổ biến thứ 2 tại khu vực các nước thu nhập trung bình. Ấn Độ là nước tiêu dùng hạt điều dạng nhân lớn nhất thế giới, chiếm 38% tổng tiêu dùng hạt điều dạng nhân thế giới, theo sau là Mỹ (18%) và các nước EU: Đức 5%, Hà Lan 2%, Anh 2%. Tại Ấn Độ, hạt điều được tiêu dùng rộng rãi dưới dạng bánh kẹo, đồ ăn vặt, quà tặng và các loại tương/sốt. World Cashew Conference (2018) cho rằng khoảng 60% sản lượng nhân điều nội địa của Ấn Độ được tiêu dùng dưới dạng các nguyên liệu chế biến và 40% được tiêu dùng dưới dạng nguyên hạt, cho thấy mức độ tiêu dùng/sản xuất nội địa của nước này cao hơn 60%. Tại Mỹ, tiêu dùng hạt điều ở dạng hỗn hợp hạt điều rang khơng/có rang muối, sữa điều và bơ điều đang là các động lực tăng trưởng cho thị trường. Tính theo bình qn đầu người vào năm 2017, Úc là nước có tiêu dùng hạt điều trên đầu người cao nhất thế giới (1,37 kg/người/năm).

Tại Châu Á, ngoài Ấn Độ, Nhật Bản và Ả rập Xê Út cũng là những nước có mức tiêu dùng hạt điều cao. Thị trường tiêu dùng hạt điều tại Trung Quốc đang thu hút mạnh sự chú ý, với mức tiêu dùng hạt điều nhân hơn 50.000 tấn/năm hiện nay ở mức giá cạnh tranh. Người Trung Quốc ưa thích dùng hạt điều sau bữa ăn chính, chủ yếu là hạt điều rang, hạt điều tẩm gia vị, và cũng ưa thích ăn hạt điều vào mùa đơng, đặc biệt là các dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu. Tuy nhiên, khác với kênh bán lẻ truyền thống để phân phối hạt điều tại châu Âu, thương mại điện tử là kênh thị trường chính cho hạt điều trên thị trường Trung Quốc.

Tính theo bình qn đầu người vào năm 2016, Úc là nước có tiêu dùng hạt điều trên đầu người cao nhất thế giới (1,37 kg/người/năm), theo sau là Mỹ (1,35 kg), Hà Lan (1,27 kg), Niu Di Lân (1,21 kg), Thụy Điển (1,11 kg) và Đức (1,1 kg). Người tiêu dùng châu Âu sẵn sàng trả giá cao hơn cho thực phẩm chất lượng cao và xu hướng của thị trường này đang thay đổi theo hướng các loại hạt tốt cho sức khỏe: ít muối, ít đường và ít chất béo hơn. Vấn đề cản trở tiêu dùng hạt điều tại thị trường

châu Âu hiện tại là các vấn đề chất lượng như độ ẩm cao, mùi vị và hình dáng xấu, và vấn đề nguồn gốc xuất xứ không minh bạch.

Tổng sản lượng (tấn) Tiêu dùng bình quân đầu người (kg/người/năm)

Nguồn: Hội đồng Hạt và Quả sấy khô quốc tế - INC (2018).

Hình 4.5: Tốp 10 nước tiêu dùng hạt điều nhân lớn nhất thế giới, 2012 – 2016 Theo dự báo của INC (2018), Ấn Độ, Mỹ và EU là ba nước có nhu cầu tiêu thụ Theo dự báo của INC (2018), Ấn Độ, Mỹ và EU là ba nước có nhu cầu tiêu thụ nhân điều lớn nhất thế giới với trong những năm qua sẽ tiếp tục tăng trưởng trong trung hạn. Về dài hạn, Ấn Độ và Mỹ vẫn đứng đầu về tiêu thụ nhưng thị phần được dự đốn sẽ giảm từ 55% xuống cịn 46%, trong khi đó Trung Quốc được dự đốn sẽ vượt qua EU thành nước tiêu thụ nhân điều lớn thứ 3 thế giới, dự báo năm 2020 sẽ tăng 3 – 5%/năm so với thời điểm hiện tại.

Qua các năm, lượng hạt điều tiêu thụ tại EU tăng đáng kể từ 73.000 tấn vào năm 2005 lên 120.000 tấn vào năm 2018 trong đó Đức, Hà Lan, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Áo và Ba Lan là các quốc gia tiêu thụ hàng đầu.

Đức là thị trường tiêu thụ hạt điều chủ yếu trong EU với mức tiêu thụ hơn 28.000 tấn trong năm 2018. Thị trường điều nhân của nước này chủ yếu phục phụ phân khúc đồ ăn nhẹ trong khi đó nhu cầu đối với điều vỡ vừa, vỡ nhỏ phục vụ ngành công nghiệp thực phẩm đang tăng trưởng.

Hà Lan là trung tâm giao thương chính của điều nhân và mức tiêu thụ tăng qua từng năm. Bỉ cũng đang dần trở thành trung tâm giao thương điều nhân tại Châu Âu, trở thành quốc gia tái xuất điều lớn thứ ba sau Hà Lan và Đức. Thụy Sĩ là nơi tổ chức hội chợ thực phẩm quan trọng và cũng là quốc gia có mức tiêu thụ sản phẩm sạch trên đầu người cao nhất tại Châu Âu. Vì vậy, các cơng ty Thụy Sĩ đã tham gia vào

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 Saudi Arabia Nhật Bản Pháp Canada Úc Anh 0.00 0.60 1.20 1.80 Úc Mỹ H à L an N ew … Thụy Đ iển Đức Isr ael Ý C anada A nh 2012 2013 2014 2015 2016

quá trình cấp chứng chỉ đối với hạt điều. Đối với những nhà xuất khẩu thuộc thị trường ngách này, Thụy Sĩ chính là nơi để phát triển. Lượng hạt điều tiêu thụ tại thị trường này tăng từ 214 tấn trong năm 2005 lên 946 tấn vào năm 2017.

Nguồn: Trademap, Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), năm 218.

Hình 4.6: Thị phần tốp 5 nước nhập khẩu hạt điều trong khối EU năm 2017

Mức tăng trưởng tiêu thụ điều tại các quốc gia vùng Scandinavia (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) thuộc Bắc Âu đã tăng đáng kể trong vòng 10 năm trở lại đây, từ 1.217 tấn trong năm 2005 lên 4.635 tấn vào năm 2017.

Tại Phần Lan, các loại hạt cũng được coi là đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe và thường được dùng chung với hoa quả khô. Hơn thế nữa, người dân Phần Lan chủ yếu ưa dùng sản phẩm có chứng chỉ sạch. Lượng hạt điều tiêu thụ ở Phần Lan tăng chỉ từ 32 tấn trong năm 2005 lên 988 tấn trong năm 2015.

Nguồn: Trademap, Trung tâm thương mại quốc tế (ITC, năm 2018)

Hình 4.7: Nhập khẩu hạt điều của EU-28 qua các năm (đơn vị: nghìn USD)

Tại thị trường trong nước, tổng lượng tiêu thụ còn thấp chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng điều được chế biến tại Việt Nam. Các sản phẩm phổ biến là điều chế biến sâu như hạt điều rang muối, hạt điều tẩm mật ong, hạt điều tẩm wasabi, trong đó hạt điều rang muối là sản phẩm phổ biến nhất. Thị trường tiêu thụ điều rang muối tiêu thụ khắp cả nước, nhưng chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh…

4.2.2 Sản xuất và cung hạt điều nguyên liệu, sản phẩm điều chế biến trên thế giới thế giới

Tổng diện tích điều trên thế giới năm 2017 là 3,75 triệu ha đạt sản lượng 2,80 triệu tấn nhân điều nguyên liệu, năng suất trung bình 0,95 t/ha . Cây điều phát triển đem lại năng suất cao ở những quốc gia thuộc khu vực cận xích đạo, nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao. Hiện trên thế giới có 32 quốc gia trồng điều, Ấn Độ là nước có diện tích cây điều lớn nhất thế giới, dẫn đầu về sản lượng điều thô và nhân điều chế biến. Kế theo sau là Brazin, Việt Nam và các nước Châu Phi như bờ Biển Ngà, Tanzania, Guinea Bissau, Benin, Nigeria, Mozambique và Kenya.

Trong các nước sản xuất và chế biến điều, Ấn độ và Brazin, Việt Nam là những nước chế biến điều lớn nhất thế giới. Những nước Châu Phi chế biến rất ít, chủ yếu là xuất khẩu thơ, chiếm 90% sản lượng. Mặc dù Ấn Độ đứng đầu về sản lượng chế biến với khoảng 1.000 tấn điều/năm nhưng nhu cầu tiêu thụ của một nước đông dân đứng thứ 2 trên thế giới nên chưa thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, vì vậy vẫn phải nhập số lượng lớn điều từ Châu Phi và Việt Nam.

Trong khi Ấn độ và Brazin, Việt Nam cùng nhau sản xuất khoảng 70% tổng sản lượng điều trên thế giới thì riêng Bắc Mỹ đã tiêu thụ khoảng 50% tổng sản lượng nhân điều của toàn thế giới, tiếp theo là Liên minh Châu Âu (EU) chiếm 29%, các nước Châu Á chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 21%.

Nguồn: Trademap, Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), năm 2018

Hình 4.8: Thị phần top 5 nước xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ năm 2018 Hiện tại, Việt Nam vẫn là quốc gia chế biến và xuất khẩu nhân hạt điều đứng vị Hiện tại, Việt Nam vẫn là quốc gia chế biến và xuất khẩu nhân hạt điều đứng vị trí số 1 thế giới với sản lượng chế biến 1,56 triệu tấn hạt điều thô, xuất khẩu 362,7 ngàn tấn nhân điều, đạt kim ngạch xuất khẩu 3,62 tỷ USD. Hạt điều Việt Nam được xuất khẩu tới 95 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tiếp tục duy trì thị phần trên 60% tổng giá trị XK nhân điều toàn cầu (khoảng 5,5 tỷ USD), tiếp tục giữ vị trí số 1 thế giới về chế biến, XK nhân điều. Hạt điều giữ vị trí số 1 trong nhóm hàng nơng

sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, xếp trên rau quả - cà phê - lúa gạo - hồ tiêu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giữa ngành chế biến và trồng trọt ngày càng cách xa nhau khi sản lượng trong nước năm 2017 chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu chế biến xuất khẩu.

Nguồn: Trademap, Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), năm 2018

Hình 4.9: Tỷ trọng về giá trị của các nước nước xuất khẩu điều trên TG Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu, giá điều nhân xuất khẩu bình quân trong Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu, giá điều nhân xuất khẩu bình quân trong năm 2019 đạt mức thấp 7.024 USD/tấn, giảm hơn 4% so với năm 2018.

Nguồn: Trademap, Trung tâm thương mại quốc tế (ITC,2018)

4.2.3 Đánh giá triển vọng thị trường và xu hướng cung hạt điều thô và sản phẩm chế biến phẩm chế biến

Về nguồn cung trên thế giới, Việt Nam là nước đứng vị trí thứ tư về sản xuất điều thơ nhưng về xuất khẩu nhân hạt điều lại đang đứng vị trí số 1 trên thế giới liên tục 10 năm liên tiếp. Xuất khẩu điều nhân của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2017 đã liên tục phát triển cả về khối lượng và giá trị. Khối lượng điều nhân xuất khẩu tăng từ gần 109 ngàn tấn năm 2005 lên hơn 394 ngàn tấn năm 2017, trong khi giá trị xuất khẩu cũng tăng trưởng từ 503 triệu USD năm 2005 lên gần 3,624 tỷ USD năm 2017 chiếm tới 65% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới (bỏ xa nước thứ hai là Ấn Độ với 17,4%). Hạt điều Việt Nam được xuất khẩu đến 90 thị trường trên thế giới, trong đó Mỹ là thị trường nhập khẩu điều nhân lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 31% tổng khối lượng xuất khẩu năm 2017, tiếp đến là Hà Lan (14,56%), Trung Quốc (13%), Úc (3,63%), Anh (4%). Để đạt được vị thế số một thế giới về xuất khẩu điều nhân, Việt Nam phải nhập khẩu số lượng rất lớn điều thơ từ nước ngồi về chế biến. Năm 2017 khối lượng nhập khẩu là 1,3 triệu tấn, giá trị nhập khẩu là 2,562 tỷ USD. Việt Nam nhập khẩu điều thô của các nước lớn là Bờ Biển Ngà (34,4% thị phần), Nigeria (13,4%), Ghana (12,6%), Campuchia (7,0%) (ITC 2018).

Về xuất khẩu, Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 90 thị trường và vùng lãnh thổ và là một trong những "cường quốc" xuất khẩu hạt điều với giá trị xuất khẩu ngày càng cao. Năm 2017, xuất khẩu điều của Việt Nam đạt 4 tỷ USD. Cùng với đó là việc hình thành một ngành cơng nghiệp chế biến điều, góp phần tạo cơng ăn việc làm trong lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh đồng nai giai đoạn 2020 2030 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)