GRDP tỉnh Đồng Nai năm 2011-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh đồng nai giai đoạn 2020 2030 (Trang 60 - 64)

Trong bối cảnh đó, ngành chế biến thực phẩm Đồng Nai đang có những bước phát triển tương đối ấn tượng và đi đúng với xu hướng hội nhập đã phân tích ở phần trên. Năm 2016, ngành này đã tạo ra 102 nghìn tỷ đồng, đóng góp hơn 20% tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – ngành mũi nhọn của tỉnh (Cục thống kê Đồng Nai 2018). So sánh với một số tỉnh cơng nghiệp hóa mạnh ở Việt Nam, Đồng Nai tương đối mạnh với giá trị sản xuất tuyệt đối chỉ đứng sau Bình Dương, bỏ xa các tỉnh Long An, Tây Ninh và Bình Phước.

Bảng 4.3: GTSX và tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Đồng Nai và một số tỉnh năm 2018 Chỉ số Đồng Nai Bình Dương Long An Tây Ninh Bình Phước Tổng GTSX ngành cơng nghiệp (nghìn tỷ đồng) 512 653 151 56 33

GTSX cơng nghiệp chế biến, chế

tạo (nghìn tỷ đồng) 502 646 150 55

GTSX sản xuất, chế biến thực

phẩm (nghìn tỷ đồng) 102 111 50 15 17

Tỷ trọng GTSX chế biến thực

phẩm/ngành công nghiệp (%) 20 17 28 33 51

Nguồn: Tính tốn của nhóm nghiên cứu CAP/IPSARD dựa trên niên giám thống kê các tỉnh (2018).

Mặc dù vậy, có thể thấy ngành cơng nghiệp chế biến nơng sản của Đồng Nai vẫn chưa có mức tăng trưởng tương xứng với với tiềm năng của mình. Trong hai năm 2016-2017, trong khi tồn ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo có mức tăng trưởng tốt (9,21%) thì cơng nghiệp chế biến nơng sản chỉ đạt mức 5,89% (Cục thống kê Đồng Nai 2018). Tại Đồng Nai, trong số hơn 3600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp chế tạo, chế biến, thì chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp chế biến nơng sản (chiếm khoảng 8%). Trong đó chỉ có khoảng 130 doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp nhưng chủ yếu là doanh nghiệp FDI hoạt động ở các lĩnh vực như: thức ăn gia súc, bột ngọt, bột nêm, cà phê, mía đường, sữa, hạt điều, bánh kẹo... Ngồi ra, có khoảng 3 ngàn cơ sở kinh doanh, sản xuất liên quan đến chế

biến nông sản, thực phẩm nhưng ở quy mơ hộ gia đình, sơ chế là chính nên giá trị chưa cao.

* Quy mô địa phương

Một trong những lợi thế của tỉnh Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp là tỉnh có thị trường tiêu thụ trong tỉnh lớn. Hiện nay, Đồng Nai là tỉnh có dân số đơng đứng thứ năm cả nước với khoảng 3,2 triệu dân và khoảng 1 triệu công nhân nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Người dân trong tỉnh cũng có mức thu nhập cao đạt 91 triệu đồng/người, cả nước khoảng 53,5 triệu đồng/người (Cục thống kê Đồng Nai 2018). Do đó, thị trường Đồng Nai có sức mua lớn so với các địa phương khác của Việt Nam. Để phục vụ cho nhu cầu người dân địa phương, ngoài hệ thống siêu thị ở TP Biên Hịa, Đồng Nai có tổng cộng 169 chợ, trong đó có 8 chợ hạng 1, 32 chợ hạng 2, cịn lại chợ truyền thống. Theo quy hoạch có 4 chợ đầu mối (hiện mới chỉ có 1 chợ đầu mối Dầu Giây, sẽ nâng cấp trợ Tân Biên). Đặc biệt, Đồng Nai chỉ cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh – thị trường lớn nhất với khoảng 15 triệu dân có thu nhập tương đối cao- khoảng 30 km. Do đó, đây cũng có thể coi là một thị trường có quan hệ mật thiết với nơng sản Đồng Nai. Theo Porter (2008), thị trường nội địa lớn, ổn định và dễ dự báo đóng vai trị quan trọng để nông dân và các nhà đầu tư trong nước yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất cũng như chuẩn hóa các quy trình sản xuất để tiến ra thị trường tồn quốc. Do đó, việc ở gần hai thị trường lớn có tổng số dân khoảng 18 triệu người với thu nhập cao so với mặt bằng cả nước là một điều kiện hết sức quan trọng để Đồng Nai có thể trở thành một trung tâm cung cấp lương thực thực phẩm hàng đầu Việt Nam.

Điểm mạnh của Đồng Nai là tỉnh có nguồn ngân sách dồi dào, có thể có những hỗ trợ trực tiếp hoặc đầu tư phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, tỉnh ln đi đầu trong việc đóng góp ngân sách trung ương. Năm 2018, tỉnh có nguồn đóng góp ngân sách đứng thứ 5 tồn quốc với mức gần 54 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 10% ngân sách đóng góp của các địa phương.

Một điểm nổi bật nữa của Đồng Nai là sự phát triển mạnh mẽ của các khu cơng nghiệp. Đồng Nai có 32 khu cơng nghiệp được thành lập với diện tích trên 10,2 nghìn

ha, các khu cơng nghiệp của Đồng Nai đã cho thuê đất được trên 5,3 nghìn ha và tỷ lệ lấp đầy là trên 76,4%, trong đó có 3 khu công nghiệp thu hút nhiều dự án của các doanh nghiệp đến đầu tư nhà xưởng sản xuất nhất là: Khu công nghiệp Amata với 152 dự án, tiếp đến là Khu cơng nghiệp Biên Hịa 2 có khoảng 119 dự án và Khu cơng nghiệp Long Thành có 115 dự án. Tỉnh Đồng Nai thành lập 3 phân khu CN hỗ trợ gồm: Phân khu thuộc Khu công nghiệp Giang Điền (114ha/529ha), Phân khu thuộc Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6 (100ha/315ha), Phân khu thuộc Khu công nghiệp An Phước (47ha/201ha), nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ vào đầu tư hoạt động sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp cận công nghệ tiên tiến và tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu. Đồng Nai hiện có khoảng 570 doanh nghiệp cơng nghiệp hỗ trợ, trong đó có 130 doanh nghiệp trong nước, chiếm 22,6% và 442 DN nước ngoài, chiếm 77%. Các doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất, cung cấp các loại nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng (Bản quản lý Khu công nghiệp Đồng Nai 2018).

Mặc dù vậy, chiến lược phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại Đồng Nai chưa thực sự đáp ứng tiêu chí của các cụm ngành (cluster). Theo Porter (2008), “cụm ngành là “sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hộ thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”. Trong khi đó, tại các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp tại Đồng Nai, ngay cả các khu công nghiệp tập trung nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản như An Phước, các doanh nghiệp đa ngành được bố trí xen kẽ với nhau; đặc biệt nhiều cơng ty thực phẩm được bố trí nằm xen kẽ với các doanh nghiệp công nghiệp với các điều kiện về cơ sở hạ tầng tốt điện, hệ thống xử lý chất thải chưa hoàn thiện. Điều này, dẫn đến những nguy cơ về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm.

Một điểm yếu nữa là các sản phẩm CN hỗ trợ của Đồng Nai hiện nay đều do các DN nước ngoài sản xuất. Cịn cơng nghiệp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp trong nước phát triển khá chậm, với số lượng cịn ít, quy mơ DN nhỏ, vốn ít, máy móc cơng

nghệ chưa cao vì vậy chỉ có thể tham gia vào các mặt hàng đơn giản không quá phức tạp. Hiện các doanh nghiệp FDI họ liên kết với nhau, các DN trong nước khó có cơ hội chen chân tham gia vào chuỗi. Các công nghiệp phụ trợ cho các ngành chế biến nơng sản chính chính như cà phê, điều, tiêu vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến tại địa phương. Chẳng hạn như phần lớn máy móc thiết bị chế biến hạt điều hiện nay đều được doanh nghiệp ở Đồng Nai mua tại tỉnh Long An. Nói tóm lại, Đồng Nai chưa xây dựng được một hệ sinh thái hạ tầng để hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp – dịch vụ chế biến nông sản tại tỉnh.

Ngoài ra, một trong những bất cập là chi phí để thuê đất và hoạt động tại các khu công nghiệp quá cao, nên các DN nhỏ và vừa (SME) khó tham gia.

4.5.4 Lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm điều Đồng Nai trước các đối thủ thủ

Trong những năm gần đây, điều nhân Việt Nam đang có năng lực cạnh tranh tốt hơn so với Ấn Độ - đối thủ chính trên thị trường thế giới - khi có mức giá mua điều thô giá ngang bằng đối thủ, nhưng xuất bán với giá thấp hơn. Trong một thị trường toàn cầu đang chuyển biến, Việt Nam đã có thể tạo dựng chỗ đứng cho mình thơng qua phát triển nền cơng nghiệp chế biến có sức cạnh tranh cao và dựa vào việc nhập khẩu điều thô từ các nước láng giềng (như Campuchia) và các nước châu Phi.

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu CAP/IPSARD (2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh đồng nai giai đoạn 2020 2030 (Trang 60 - 64)