Vỏ hạt
điều (hấp) Ép Dầu thô Lọc ly Lắng
Dầu thành phẩm Bã (làm nhiên liệu) Cặn (l Cặn (l
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu CAP/IPSARD (2018).
Hình 4.12: Phụ phẩm từ hạt điều và quy chế chế biến (vỏ hạt điều Dầu điều)
4.3.3 Các thành phần hỗ trợ, thu mua, thể chế, chính sách, nguồn vốn
* Về xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc.
Hiện nay sản phẩm nhân hạt điều của Đồng Nai chưa được các cơ quan chức năng hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý trong nước và quốc tế. Vì vậy trong thời gian qua, hạt điều mang nhãn hiệu điều Đồng Nai đưa ra ngồi thị trường tiêu thụ ít ai biết tới và giá thành thường khơng cao. Trong khi tỉnh Bình Phước đã làm được điều này, điều đó dẫn tối một bộ phận lớn doanh nghiệp điều rang muối sản xuất điều tại Đồng Nai vẫn sử dụng tên “Bình Phước” trên hệ thống bao bì sản phẩm chế biến của mình mà khơng biết đó là vi phạm luật Sở hữu trí tuệ. Việc thay đổi lại mẫu mã bao bì gắn với tên doanh nghiệp là một trong những thách thức lớn đối với các cơ sở, kinh doanh hạt điều rang muối do người tiêu dùng đã tin dùng các sản phẩm với nhãn mác gắn với thương hiệu của Bình Phước.
* Về hệ thống thu mua, liên kết.
Điều được thu hoạch hàng ngày và chủ yếu bán điều tươi ngay sau khi thu hoạch do khơng người nơng dân thiếu lao động, khơng có sân phơi, kho cất trữ và thu được tiền ngay khi bán (chiếm 95% số hộ trồng điều), chỉ một số ít hộ tích trữ lại chờ giá điều lên cao mới bán (chiếm 5% số hộ). Hộ trồng điều thường bán trực tiếp cho người thu gom/đại lý/doanh nghiệp trong thơn xã, hầu như khơng có hợp đồng giấy tờ hoặc hợp đồng miệng. Hộ trồng điều thường bán cho người thu gom mà họ trả giá cao hơn, không cố định bán cho ai. Tuy nhiên, cũng tồn tại hình thức thu gom cho nơng dân vay tiền, sau đó bán lại điều cho thu gom để trả nợ.
Giá bán điều thường do thu gom quyết định, ấn định cho một thôn, xã, nông dân rất khó thoả thuận được giá. Điều ít tạp chất hay nhiều tạp chất đều được thu mua với mức giá ngang nhau, chỉ chênh nhau từ 100-500 đ/kg (tuỳ vào lẫn tạp chất nhiều hay ít). Chính do nhu cầu thị trường cao và dễ dãi trong thu mua đã khơng khuyến khích nơng dân bán điều sạch. Việc nơng dân và các cơ sở thu gom điều trộn tạp chất để
kiếm thêm lợi nhuận có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt điều thô đưa vào chế biến và là điểm cần kiểm soát về chất lượng hạt điều tại Đồng Nai.
Hiệu quả kinh tế của các hộ rất khác nhau do mức độ đầu tư và chăm sóc khác nhau nhưng nhìn chung ở mức rất thấp. Chi phí sản xuất trung bình tính trên 1ha/năm của các hộ điều tra khoảng 30 triệu đồng/ha, với mức doanh thu từ trồng điều vào khoảng 100 triệu/ha, hộ có lãi khoảng 70 triệu/ha. Đó là lý do mà trong những năm gần đây người dân ít mặn mà với việc thâm canh, đầu tư cho cây điều.
* Tiêu chuẩn chất lượng.
Với cách thức thu mua điều thô thông qua thu gom, đại lý, khơng có hợp đồng giữa người trồng điều và cơ sở chế biến như hiện nay, việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng rất khó khăn.
Vì là sản phẩm ăn trực tiếp, điều là mặt hàng được giám định chất lượng nhiều chỉ tiêu trọng lượng, chất lượng, chủ yếu xét về cơ lý, màu sắc, sinh hóa (vi sinh, thuốc trừ sâu…). Tuy nhiên, hiện nay Đồng Nai chưa có trung tâm kiểm định, do vậy các mặt hàng trong đó có điều thường được giám định thông qua các công ty lớn như Vinacontrol, Cafecontrol, VCC &C… tại TP. Hồ Chí Minh (Chi cục trồng trọt và BVTV 2018).
Chưa có một tiêu chuẩn chất lượng thống nhất đối với sản phẩm hạt điều rang muối. Mỗi cơ sở công bố một chất lượng riêng, chế biến dựa trên kinh nghiệm của mình, do đó cần phải có một tiêu chuẩn chung thống nhất cho hạt điều rang muối tại tỉnh Đồng Nai nếu muốn phát triển theo chuỗi sản phẩm này.
* Bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp.
Tại Việt Nam, từ năm 2011 đã có chương trình thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp giai đoạn (2011 -2013), nhưng với những rủi ro vốn có của ngành nơng nghiệp, hoạt động này đã dừng lại. Mới đây, Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nơng nghiệp đã được Chính phủ ban hành nhằm tái khởi động chương trình.
Tuy nhiên đến nay, việc khiển khai bảo hiểm nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở khâu tuyên truyền, vận động mà chưa được triển khai rộng rãi và người dân cùng các DN đều không hào hứng tham gia, nguyên nhân là do nền sản xuất nông nghiệp của
Việt Nam manh mún, phạm vi đối tượng, địa bàn bảo hiểm khá rộng nên khả năng tham gia bảo hiểm hạn chế. Không những thế, chi phí bảo hiểm lớn làm cho chi phí tham gia bảo hiểm của người sản xuất tăng cao, gây khó khăn cả 2 bên tham gia bảo hiểm. Bên cạnh đó, rủi ro trong sản xuất nơng nghiệp là rất lớn và thường xuyên. Việt Nam là nước có nhiều thiên tai, với mật độ thiên tai xảy ra ngày càng dày và cường độ ngày càng tăng khiến các doanh nghiệp bảo hiểm đối mặt với nguy cơ thua lỗ cao. Doanh nghiệp bảo hiểm gặp khó khăn trong các hợp đồng tái bảo hiểm.
* Nguồn vốn ngân hàng.
Một trong những vướng mắc, khó khăn hiện nay đối với các hộ nông dân trồng điều và các doanh nghiệp chế biến nông sản là vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng: Do những ràng buộc về cơ chế, chính sách cịn nhiều bất cập nên người dân rất khó để có thể vay tiền đầu tư, chăm sóc cho những vườn cây trồng nói chung và vườn điều nói riêng. Với các quy định chặt chẽ cùng những điều kiện trong việc định giá tài sản thế chấp vay vốn tại các ngân hàng hiện nay để đầu tư cho sản xuất nơng nghiệp gặp khó khăn vì tài sản thế chấp đa phần chủ yếu là đất nông nghiệp, trong khi mức giá quy định của nhà nước cho loại đất này rất thấp, nên khi đưa vào thẩm định để thế chấp thường khơng cao, nên phía ngân hàng cũng sợ rủi ro trong việc thu hồi công nợ và khả năng phát mãi tài sản phức tạp, vì vậy số tiền giải ngân trong lĩnh vực vay để đầu tư cho nơng nghiệp có tỷ lệ rất thấp.
* Sự hỗ trợ từ các Hiệp hội, đoàn thể.
Là cây trồng chủ lực của tỉnh, nhưng sản xuất điều ở Đồng Nai đa phần tự phát, chủ yếu theo hình thức hộ cá thể, các mơ hình liên kết giữa những hộ trồng điều thành tổ nhóm, HTX cịn rất ít. Một số tổ hợp tác, HTX trồng điều được thành lập trên giấy tờ nhưng chưa có hoạt động trên thực tế, lợi ích của liên kết cũng chưa được nhận thức rõ ràng. Tồn tỉnh có 03 hợp tác xã trồng điều An Viễn ở huyện Trảng Bom và 70 câu lạc bộ/tổ hợp tác điều nằm rải rác ở các vùng trồng điều trong tỉnh, tuy nhiên hoạt động còn rời rạc, chưa hiệu quả. Tỉnh đã thành lập được Hội điều Đồng Nai, nhưng vai trò của Hiệp Hội là khá mờ nhạt, chưa tương xứng với quy mô của ngành điều trong tỉnh, đa phần chưa thực hiện được các hoạt động theo phương hướng, tơn
chỉ mục đích của Hội điều khi thành lập. Vì vậy nên người nơng dân trồng điều vẫn phải “tự bơi” để tồn tại mà chưa có tiếng nói bảo vệ cho quyền lợi của mình.
4.4 Bản đồ vị trí các hoạt động kinh tế cụm ngành
Hiện tại, mạng lưới tổng thể từ vùng trồng điều, cung cấp nguyên liệu hạt điều của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho các cơ sở, doanh nghiệp thu mua, gia công, chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu điều trong tỉnh được thể hiện theo cụm ngành điều như sau :
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu CAP/IPSARD (2018