4.5 Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều theo mơ hình kim cương cương
4.5.1 Các điều kiện nhân tố đầu vào
* Vị trí địa lý: Vị trí của Đồng Nai tạo nên lợi thế tuyệt đối của tỉnh so với các
địa phương trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là chế biến nông sản. Thứ nhất, tỉnh nằm ở gần các vùng nguyên liệu nông sản lớn là Tây Nguyên và ĐBSCL, và trong thời gian qua Đồng Nai đã trở thành điểm tập kết cà phê, điều
nguyên liệu từ Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ. Thứ hai, tỉnh cũng ở gần các cảng biển nước sâu, khi chỉ cách cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh) khoảng 70km và cảng Cái Mép (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) khoảng 80km. Đây là vị trí chiến lược, để các doanh nghiệp có thể nhập khẩu và tập kết hàng hóa, ngun liệu với chi phí thấp. Đặc biệt, tỉnh là một cửa ngõ nơng sản để nơng sản có thể tiến vào thị trường tiêu thụ nơng sản lớn và có giá trị nhất của Việt Nam là TP.Hồ Chí Minh khi khoảng cách từ Biên Hịa về Quận 1 TP. Hồ Chí Minh chỉ khoảng 30 km.
* Khí hậu: Khí hậu của Đồng Nai cũng giúp tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển
nông nghiệp nhiệt đới với chủng loại sản phẩm đa dạng. Tỉnh có đới khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa) nhiều thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và trồng trọt (cây công nghiệp, trái cây
* Thổ nhưỡng: Đồng Nai có quỹ đất phong phú, phì nhiêu, với diện tích đất đỏ
bazan chiếm 39,1% thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như cao su, cà phê, điều, tiêu. Về tài nguyên nước, Đồng Nai đa dạng cả về nguồn nước mặt và nước ngầm. Nước mặt được cung cấp bởi các sông lớn thuộc hệ thống sơng Đồng Nai gồm dịng chính sơng Đồng Nai, sơng La Ngà, sơng Bé, ngồi ra cịn có những sông nhánh lớn như sông Lá Buông, sông Thị Vải, Sông Ray, Sông Dinh. Nguồn nước dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi của Đồng Nai.
* Cơ sở hạ tầng: Tỉnh Đồng Nai sở hữu cơ sở hạ tầng giao thông vào loại tốt
nhất Việt Nam. Hiện tỉnh có 6 tuyến quốc lộ, đường cao tốc đã đưa vào sử dụng với chiều dài gần 300km và 24 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài khoảng 500km. Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn Đồng Nai dài 87,5km với 8 ga. Hệ thống đường thủy có tổng chiều dài 2.642km cùng với các cảng bến phục vụ vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa như cảng Long Bình, Gị Dầu, Cát Lái… Về hàng khơng, Đồng Nai cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 30km bên cạnh dự án sân bay Long Thành nằm trên địa bàn tỉnh dự kiến đi vào hoạt động năm 2025 trở thành mắt xích quan trọng trong logistic của vùng kinh tế trong điểm phía Nam. Có thể nói Đồng Nai có nhiều
lợi thế địa lý để phát triển dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và logistic phục vụ xuất khẩu.
Mặc dù có một hệ thống đường giao thơng rất thuận tiện, nhưng chi phí giao dịch của doanh nghiệp khi vận chuyển giao thơng là khá lớn. Chẳng hạn như chi phí vận chuyển 1 kg hàng hóa bằng cơng ten nơ 40 feet sang đến Hàn Quốc là 320 đồng, thì từ các khu cơng nghiệp ở Đồng Nai đến cảng Cái Mép đã chiếm đến 50% (tương đương 160 đồng). Khi trao đổi với nhiều doanh nghiệp, thì một trong những quan ngại của họ là mức phí bơi trơn cho giao thơng vận tải hàng hóa q lớn.
* Trình độ lao động.
Một lợi thế rõ nét của Đồng Nai là tỉnh đang sở hữu một lực lượng lao động trẻ, có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp. Cụ thể, tại tỉnh lực lượng lao động hoạt động khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo (587 nghìn người) cao hơn khá nhiều so với khu vực NLTS (180 nghìn). Đặc biệt, tỉnh cũng có số lượng lao động làm việc trong khu vực chế biến nơng sản (36 nghìn người) đứng đầu trong các tỉnh có tỷ lệ cơng nghiệp hóa cao (Cục thống kê Đồng Nai 2018). Lực lượng lao động của Đồng Nai có kỷ luật lao động cơng nghiệp và khả năng tiếp nhận kỹ năng và công nghệ tiên tiến tốt hơn các địa phương lân cận.
Bảng 4.1: Lao động ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Đồng Nai và một số tỉnh năm 2018 Chỉ số Đơn vị Đồng Nai Bình Dương Long An Tây Ninh Bình Phước
Nơng lâm nghiệp và thuỷ sản
1000
người 180 170 170 86 330
Công nghiệp chế biến. chế tạo 1000 người 587 839 212 143 75,9 Sản xuất chế biến thực phẩm 1000 người 36 36 27,5 9,1 29,2 Tỷ trọng lao động chế biến TP/tổng lao động CN chế biến chế tạo % 6 4 13 6 38
Nguồn: Khảo sát nhóm nghiên cứu CAP/IPSARD (2018)
4.5.2 Các dịch vụ hỗ trợ phục vụ sản xuất Điều
* Giống : Hiện nay tồn tỉnh Đồng Nai có 20 cơ sở sản xuất và kinh doanh giống
điều bán cho nơng dân trong và ngồi tỉnh, nhưng cơng tác quản lý nhìn chung cịn rất lỏng lẻo, nhiều giống điều cung cấp ra thị trường chưa được kiểm định, chưa có các nghiên cứu thực tiễn về mối quan hệ giữa các giống cây trồng phù hợp với từng khu vực, giống sản xuất ra phục vụ chung cho tất cả các vùng sinh thái của tỉnh. Từ năm 2010 đến nay, nông dân đã chú trọng sử dụng các giống điều ghép như PN1, LG1, CH1, MH5/4, MH4/5, B01…và gần đây là các giống điều ghép AB29, AB05- 08 - những giống đã được Bộ NN &PTNT công nhận và cho phép sản xuất kinh doanh, chiếm khoảng 40% tổng diện tích, cịn lại 60% diện tích điều do nơng dân lấy giống từ hạt điều, dẫn đến điều cho chất lượng trái khơng đồng đều, kích cỡ hạt nhỏ, năng suất thấp và khơng ổn định (Chi cục trồng trọt và BVTV 2018).
Bảng 4.2: Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế tính trên 1ha điều/năm
Diễn giải/nội dung Đơn vị Chi phí
Tạo tán, cắt cây tỉa cành, dọn thực bì 1000đ 875
Công thuê xịt cỏ (3 đợt) 1000đ 800
Thuốc xịt cỏ (46 lít x 80k/lít) 1000đ 460
Công cạo, dọn lá 1000đ 1.250
Công phun thuốc trừ sâu, bệnh 1000đ 800
Thuốc trừ sâu bệnh, kích bơng dưỡng trái 1000đ 7.800
Phân bón gốc 1000đ 4.500
Phân kali 1000đ 400
Công thu hoạch 1000đ 6.263
Tổng chi phí 1000đ 23.148
Thu hoạch (kg) Kg 2.088
Đơn giá 1000đ/kg 38
Doanh thu 1000đ 79.325
Lợi nhuận 1000đ /ha 56.178
Nguồn: Khảo sát nhóm nghiên cứu CAP/IPSARD (2018)
* Vật tư, thuốc BVTV : Tồn tỉnh có 22 cơng ty/cơ sở sản xuất và kinh doanh
thuốc BVTV và 21 cơng ty/cơ sở sản xuất và kinh doanh phân bón phục chung cho các cây trồng trên địa bàn tỉnh, nhưng chưa có các loại phân bón chuyên dụng phục vụ cho cây điều, cũng như các loại thuốc đặc chủng phòng, trừ sâu bệnh cho cây trồng (Chi cục trồng trọt và BVTV 2018). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây điều, người dân lúng túng trong việc lựa chọn các loại vật tư trong sản xuất điều.
* Ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng điều:
Tại Đồng Nai, khoảng 40% diện tích trồng điều đã được nơng dân áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào canh tác và đầu tư thâm canh, cho năng suất từ 2-3 tấn hạt/ha/năm, 30% diện tích ít chú ý trong đầu tư năng suất, đạt 1,5-2 tấn hạt/ha/năm, cịn lại khoảng 30% diện tích gần như khơng được chăm sóc, năng suất khơng ổn định, bình qn chỉ đạt dưới 1 tấn hạt/ha/năm (Phạm Văn Đẩu 2018). Đây là năng suất khá cao so với thế giới ở mức 0,6 tấn/ha nhưng theo các chuyên gia nếu như có cải thiện về giống và cách thức chăm sóc thì năng suất điều Đồng Nai có thể đạt mức trung bình 3-4 tấn/ha, thậm chí 5 tấn/ha mà khơng phải tăng nhiều chi phí (Phạm Văn Đẩu 2018).
Công tác BVTV của người dân cho cây điều là tự phát, nông dân thường phun 3 lần/năm: phun dưỡng, phun bọ xít và phun nấm dựa vào kinh nghiệm hoặc các chỉ dẫn của các đại lý thuốc hoặc người dân xung quanh. Do kiến thức và kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây điều của nơng dân cịn nhiều hạn chế, dẫn đến điều trị bệnh không hiệu quả làm giảm năng suất điều và tốn kém. Đa phần người dân trồng điều không được cập nhật các kiến thức mới, do vậy họ gặp nhiều khó khăn đặc biệt khi thời tiết biến động thất thường như mưa trái mùa, nắng hạn kéo dài trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Do thiếu kiến thức, nơng dân cũng khơng đảm bảo đầy đủ cầu chất dinh dưỡng của cây điều để hạn chế dịch bệnh trong điều kiện mới. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ khuyến nơng có chun mơn sâu về điều tại Đồng Nai hầu như khơng có, chỉ có một số ít cán bộ của trung tâm nghiên cứu điều trước đây, nhưng phần lớn đã nghỉ hưu. Như vậy, có thể thấy dư địa về kỹ thuật để cải tạo chất lượng và năng suất điều của Đồng Nai còn rất nhiều tiềm năng.
4.5.3 Bối cảnh cho chiến lược cạnh tranh và môi trường kinh doanh * Môi trường kinh doanh: Tuy đã có nhiều chính sách cởi mở, hỗ trợ doanh * Môi trường kinh doanh: Tuy đã có nhiều chính sách cởi mở, hỗ trợ doanh
nghiệp, đầu tư, Đồng Nai vẫn kém một số tỉnh lân cận như tỉnh Bình Dương, Long An về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Trong bảng xếp hạng chỉ số PCI năm 2017, Đồng Nai đứng ở vị trí 26, kém Bình Dương (vị trí 14) và Long An (vị trí 4). Thành tích tốt nhất của Đồng Nai trong bảng xếp hạng này là ở vị trí thứ 9 vào năm 2011 – 2012 nhưng tụt sâu xuống vị trí thứ 40 và 42 lần lượt trong năm 2013 – 2014 do bị đánh giá thấp về tính minh bạch, tính năng động và thiết chế pháp lý.
Giai đoạn 2015 – 2017, Đồng Nai đã liên tục có những cải thiện về các chỉ số này nhưng vẫn chưa đuổi kịp Bình Dương, Long An. Trong năm 2017, Đồng Nai theo sau Bình Dương, Long An về tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí khơng chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động và thiết chế pháp lý; nhưng vượt trội về hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo nghề cho lao động và chỉ số gia nhập thị trường. Tỉnh Đồng Nai xếp trên Bình Dương nhưng đứng sau Long An. Về tính năng động, Đồng Nai khơng được đánh giá cao so với Bình Dương và Long An về các khía cạnh: năng lực giải quyết vấn đề mới phát sinh, thái độ tích cực với khu
vực tư nhân, tháo gỡ vướng mắc/khó khăn của doanh nghiệp thơng qua đối thoại và tính chủ động xử lý khi chính sách, pháp luật trung ương có điểm chưa rõ. Đồng Nai có tỷ lệ doanh nghiệp có mặt bằng kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thấp hơn hẳn (51%) so với Bình Dương (68%) và Long An (66%), dẫn đến doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất cao hơn; đồng thời, thủ tục hành chính đất đai tại Đồng Nai cũng bị đánh giá là khó khăn hơn 2 tỉnh láng giềng.
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu CAP-IPSARD từ trang web VCCI (2018).