Giá mua điều thơ nhập khẩu trung bình từng tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh đồng nai giai đoạn 2020 2030 (Trang 64 - 99)

của Ấn Độ Việt Nam, 2011-2016 (USD/tấn)

Lý do chính tạo nên lợi thế cho sản phẩm điều nhân của Việt Nam là chi phí chế biến điều nhân xuất khẩu rất thấp chỉ ở mức 217 USD/tấn so với mức 254 USD của

Ân Độ và mức hơn 300 USD của Châu Phi. Việc chế tạo được các máy chẻ điều, bóc vỏ cứng, bóc vỏ lụa rẻ tiền với hiệu suất cao, lực lượng lao động rẻ có năng suất cao cộng với việc tận dụng được các phụ phẩm (vỏ dầu, vỏ lụa) đã giúp Việt Nam giảm được chi phí chế biến từ điều thơ sang điều nhân ở mức thấp nhất thế giới.

Bảng 4.4: Chi phí chế biến điều nhân của Việt Nam và một số đối thủ năm 2018 (Đơn vị: USD/tấn)

Nước Chi phí chế biến Chi phí logistics Chi phí tài chính vận chuyển tới Ấn Độ - Việt Nam Thất thoát vận chuyển đến Ấn Độ - VN Ưu đãi đầu GTGT các sản phẩm Chi phí thuần () Mozambic 400 - 29 65 126 - 368 Ấn Độ 350 97 - - 83 110 254 Tanzania 375 - 29 65 160 - 309 Việt Nam 200 97 - - - 80 217 Ghana 440 - 29 65 - - 534 Bờ Biển Ngà 630 - 29 65 20 - 704 Nigeria 410 - 60 50 - - 520

Nguồn: African Cashew Alliance (2018).

Tuy nhiên, những lợi thế của loại sản phẩm điều nhân có nguồn gốc từ Châu Phi do Việt Nam sơ chế sẽ khơng cịn duy trì được nữa trong tương lai. Thứ nhất, chất lượng của sản phẩm này đang dần xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc ngày càng cao của các thị trường EU và Mỹ. Thứ hai, Trung Quốc đã bắt đầu mua máy móc của Việt Nam để sang chế biến tại châu Phi. Một số nước như Ghana, Bờ Biển Ngà đã có những kế hoạch chính thức để sản xuất và chế biến trong nước vào năm 2020. Một số DN chế tạo máy móc chế biến điều của Việt Nam tăng cường xuất và chuyển giao công nghệ sang châu Phi cũng tạo nên sự xung đột về lợi ích giữa các doanh nghiệp chế tạo máy với doanh nghiệp chế biến điều do việc chuyển giao này làm cho ngành điều thêm khó khăn về nhập khẩu nguyên liệu và bị cạnh tranh nhiều hơn. Nếu khơng có những đột phá lớn về cơng nghệ chế biến

và các dịng sản phẩm thì Việt Nam và Đồng Nai sẽ chắc chắn đánh mất vị thế là nguồn cung cấp điều chế biến hàng đầu thế giới.

Vì vậy, trong tương lai, tỉnh giảm dần việc nhập khẩu điều nguyên liệu từ Châu Phi để đảm bảo năng lực cạnh tranh của sản phẩm điều Đồng Nai.

Điều sản xuất tại Đồng Nai hồn tồn có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thế giới. Xét về chất lượng, điều của Đồng Nai được đánh giá là tương đương với Bình Phước và tốt nhất cả nước, nằm trong tốp đầu của thế giới, sản phẩm khá đồng đều, tỷ lệ thu hồi nhân cao, khi đưa vào chế biến ít bị vỡ hơn so với điều nhập khẩu từ các nước khác, đó là lý do mà chi phí sản xuất ra 01kg điều nhân và tỷ lệ thu hồi thành phẩm của điều Đồng Nai có nhiều lợi thế hơn so với điều của các tỉnh khác (trừ Bình Phước), đặc biệt là điều nhập khẩu từ nước. Để sản xuất ra 01 kg điều nhân trắng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, cơ sở chế biến chỉ mất 3.5-4kg điều nguyên liệu có nguồn gốc từ Đồng Nai, trong khi điều có nguồn gốc từ nơi khác và từ nhập khẩu là 4.3 - 4.5kg và 5 - 5.2kg, điều này làm chi phí giá thành sản xuất của điều có nguồn gốc từ Đồng Nai thấp hơn.

Bảng 4.5: So sánh chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế các loại điều Đồng Nai và một tỉnh khác năm 2018

Chỉ tiêu Đơn vị Điều Đồng

Nai

Điều tỉnh khác

Điều nhập khẩu

Chi phí sản xuất 1kg điều

nhân trắng 140.100 143.400 144.700

Chi phí đầu vào Đồng 122.100 125.400 124.700

Hạt điều thô TB kg điều

thô 3,7 3,8 4,3

Giá đầu vào Đồng/kg 33,000 33,000 29,000

Chi phí chế biến (gộp tất cả các khoản chi)

kg nhân

điều 18,000 18,000 20,000

Đầu ra thu hồi

Hạt điều nhân trắng loại 1 Kg 0,7 0,7 0,67

Hạt điều nhân trắng loại 2 Kg 0,2 0,2 0,25

Phế phẩm (vỏ lụa) Kg 0,1 0,1 0,1

Giá bán sản phẩm

Hạt điều nhân trắng loại 1 Đồng 169.838 169.838 167.573 Hạt điều nhân trắng loại 2 Đồng 134.790 134.790 134.790 Phế phẩm (vỏ lụa) Đồng

Tổng thu đồng/kg 145.844 145.143 145.971

Lợi nhuận đồng/kg 5.744 1.743 1.271

Nguồn: Khảo sát nhóm nghiên cứu CAP/IPSARD (2018)

Bên cạnh đó, với chất lượng đồng đều, tỷ lệ bể thấp, tỷ lệ nhân thu hồi cao, giá bán điều cao hơn khi xuất khẩu là một trong những lý do điều có nguồn gốc từ Đồng Nai có lợi thế về cạnh tranh hơn so với các sản phẩm điều có nguồn gốc từ các tỉnh khác và điều nhập khẩu.

Đồng thời sản phẩm điều được sản xuất tại Đồng Nai cũng năng suất cao hơn khá nhiều so với mặt bằng của các nước khác và sử dụng lao động tiết kiệm hơn.

Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong sản xuất điều của Việt Nam và một số đối thủ năm 2018 Nước Năng suất điều thô Tỷ lệ chuyển đổi điều nhân Thất thốt chuyển đổi Đóng gói ngun hạt Điều nhân trắng Sử dụng phụ phẩm Lao động/ 000 tấn kg/ha % % % % Người Mozambic 250 44-48 5-6 65-70 75-82 Không 75 Ấn Độ 697 50-56 1 75-80 80-85 Có (40%) 50-60 Tanzania 1,005 45-52 3-4 60-65 75-82 Có (15%) 175 Việt Nam 1,200 50-56 1 65-70 75-80 Có (30%) 40-50 Ghana 733 44-48 4-5 60-65 70-75 Không 180 Bờ Biển Ngà 511 48-52 6-8 60-70 70-75 Không 190 Nigeria 500 46-48 6-8 60-65 70-75 Không 80-120

Nguồn: African Cashew Alliance (2018).

4.5.5 Những điều kiện cầu

* Cam kết thuế quan đối với điều

Trong thị trường CPTPP: Malaysia, Mexico, Brunei, New Zealand và Nhật Bản là các thị trường Việt Nam không được hưởng lợi về thuế quan do mức thuế cơ sở của các nước này đã ở mức 0% đối với tất cả các sản phẩm ngành điều. Riêng đối với thị trường Úc, và Canada, Việt Nam được hưởng lợi thuế quan đối với điều chế biến và hỗn hợp hạt khơ có chứa điều (>50% về khối lượng). Tuy nhiên, mức thuế cơ sở của các thị trường này chỉ ở mức từ 5% - 6% nên lợi thế so với các nhà nhập khẩu ngoài khối khơng lớn. Thị trường Mexico là thị trường có lợi thế về thuế quan lớn nhất cho Việt Nam trong khối khi mức thuế giảm từ 20% về 0% cho tất cả các sản phẩm ngành điều.

Đối với EU, Việt Nam sẽ chỉ hưởng lợi với các sản phẩm điều chế biến và điều hỗn hợp, nhưng mức thuế cơ sở không quá lớn (4% - 8%), cắt giảm về 0. Đối với VKFTA, Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan cũng không lớn chỉ cắt từ 8% về

5% đối với điều (bóc vỏ và chưa bóc vỏ). Đối với hỗn hợp hạt điều, Việt Nam được cắt giảm từ mức 20% về 0%, do đó tạo ra tính cạnh tranh lớn với các xuất khẩu khác sang thị trường này.

Đối với AEC: Đây là khu vực mang lại lợi thế lớn cho Việt Nam so với các nước ngoại khối. Các nước trong khu vực dỡ bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan cho các sản phẩm của Việt Nam. Trong đó, Thái Lan và Lào là 2 thị trường có lợi thế nhất: Thái Lan đã gỡ bỏ từ 40% về 0% cho tất cả sản phẩm điều; Lào đã gỡ bỏ từ 30% về 0%, trong khi ngoại khối vẫn áp thuế Tối huệ quốc là 40 và 30%.

Theo đánh giá của Bộ NN & PTNT, tiêu thụ các sản phẩm điều tại thị trường trong nước hiện đã tăng hơn 3 lần so với hơn 10 năm trở về trước, trong đó tăng mạnh ở các sản phẩm như: nhân điều chế biến thành thực phẩm ăn liền, dầu vỏ hạt điều, chất đốt và gỗ điều...

* Cam kết về quy tắc xuất xứ

Các quy định về quy tắc xuất xứ của CPTPP, EVFTA, ATIGA/AEC đều địi hỏi phải có sự phân biệt rõ ràng về nguồn gốc giữa hạt điều chưa bóc vỏ, hạt điều đã bóc vỏ, hỗn hợp hạt khơ có chứa hạt điều, hạt điều chế biến hoặc hỗn hợp hạt điều chế biến. Nói tóm lại, để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ là Việt Nam thì sản phẩm điều đó phải đảm bảo một trong các yếu tố sau: (i) hạt điều được trồng tại Việt Nam (nguồn gốc xuất xứ thuần túy); hoặc (ii) mức độ chế biến đủ sâu để thay đổi bản chất của sản phẩm từ hạt điều nguyên liệu qua các sản phẩm chế biến sâu (rang muối, dầu điều, sữa điều…). Nếu không đáp ứng yếu tố này thì các sản phẩm Việt Nam sẽ khơng được hưởng thuế suất ưu đãi. Một số thị trường khó tính như EU, Mỹ, Hàn Quốc đã u cầu phải có nguồn gốc rõ ràng mới được nhập vào. Trung Quốc bắt đầu kiểm soát chất lượng, từ chối khơng nhập khẩu dịng sản phẩm có chất lượng thấp trong khi trước đây Việt Nam xuất khẩu nhiều điều phẩm cấp thấp sang thị trường này. Bên cạnh đó, Trung Quốc vừa đưa lộ trình về kiểm sốt nguồn gốc tất cả các loại nhập khẩu nông sản từ Việt Nam. Đây rõ là một rào cản lớn đối xuất khẩu vì hơn 70% lượng điều nguyên liệu của Việt Nam hiện nay là nhập khẩu từ Châu Phi.

FTA Nội dung về quy tắc xuất xứ

CPTPP Hạt điều chưa bóc vỏ: CC Hạt điều đã bóc vỏ: CTSH

Hỗn hợp hạt khơ có chứa hạt điều chiếm đa số về trọng lượng: CC Hạt điều chế biến hoặc hỗn hợp hạt điều chế biến (chiếm 50% trọng lượng) bằng cách rang hoặc sấy (có thể dùng muối hoặc dầu): CC trừ các chương từ hạt nuts (ngoài dừa và điều) và chương về lạc

EVFTA Hạt điều (có thể đã bóc vỏ hoặc chưa), hỗn hợp có chứa hạt điều chiếm đa số về khối lượng: NGXX thuần túy và đường không vượt quá 20% khối lượng sản phẩm cuối cùng

Hạt điều chế biến : sản xuất từ nguyên liệu thuộc bất kì nhóm nào và đường khơng vượt q 20% khối lượng sản phẩm cuối cùng

ATIGA Hạt điều (chưa bóc vỏ): Nguồn gốc xuất xứ thuần túy

Hạt điều (đã bóc vỏ) và hỗn hợp có chứa hạt điều: Khơng đề cập Hạt điều chế biến: RVC(40) hoặc CC

VKFTA Hạt điều chưa bóc vỏ: Nguồn gốc xuất xứ thuần túy Hạt điều đã bóc vỏ: CTSH

Hỗn hợp hạt khơ có chứa hạt điều chiếm đa số về trọng lượng: Nguồn gốc xuất xứ thuần túy

Hạt điều đã bóc vỏ: CTSH

Hỗn hợp hạt khơ có chứa hạt điều chiếm đa số về trọng lượng: Nguồn gốc xuất xứ thuần túy

Hạt điều chế biến: CC ngoại trừ từ chương trái cây ACFTA Xuất xứ thuần túy

Hoặc Giá trị nội khối >=40%

Hoặc phần nguyên liệu ngoại khối không vượt quá 60% giá FOB và khâu sản xuất cuối cùng phải nằm trong nội khối

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu CAP/IPSARD từ các FTAs (2018). Ghi chú:

RVC (40) là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hoá chiếm tối thiểu 40% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu

CC: Tất cả các ngun liệu khơng có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất các hàng hóa cuối cùng phải trải qua sự thay đổi trong phân loại mã số HS hàng hóa ở cấp độ 2 chữ số (thay đổi Chương)

CTH: Tất cả các ngun liệu khơng có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất các hàng hóa cuối cùng phải trải qua sự thay đổi trong phân loại mã số HS hàng hóa ở cấp độ 4 chữ số (thay đổi Nhóm)

CTSH: chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm (Mã HS 6 số) nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm

4.5.6 Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan * Chính sách và thể chế * Chính sách và thể chế

Trong thời gian vừa qua, Đồng Nai đã có nhiều cơ chế chính sách nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Sau khi Thủ tướng ban hành quyết định 899/QĐ-TTg về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, UBND tỉnh Đồng Nai đã xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 869/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 phê duyệt kế hoạch thực hiện tái cơ cấu từng lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, thay đổi sản xuất.

Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai kịp thời triển khai các quy định của Trung ương về ban hành các chính sách đặc thù của địa phương để phát triển và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nhằm hoàn thành mục tiêu đề án tái cơ cấu đề ra như: Quyết đinh 2251/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch đổi mới tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2030; Quyết định 2252/QĐ-UBND về kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030; Quyết định 58/2014/QĐ-UBND Quy định về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với ưu đãi về đất đai, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (Theo các định mức cụ thể); Quyết định 74/2014/QĐ-UBND Quy định mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 – 2020 với ưu đãi về đất đai, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng

khoa học công nghệ, hỗ trợ đầu tư; Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về mức hỗ trợ trong việc áp dụng quy trình sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP) trong nơng nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

* Thương lái/đại lý thu mua điều

Chức năng chính của tác nhân này trong chuỗi là thu mua hạt điều của người dân trồng điều và bán cho cơ sở/doanh nghiệp chế biến hạt điều trong và ngoài tỉnh Đồng Nai. Sự khác nhau lớn nhất giữa hai tác nhân này là ở quy mô vốn và khối lượng thu mua. Đại lý thường có vốn lớn, thu mua và bán trực tiếp cho các cơ sở/doanh nghiệp chế biến trong khi thu gom thu mua trực tiếp từ nông dân với khối lượng nhỏ hơn, vốn ít hơn. Thương lái/đại lý sinh sống ở khu vực nào thường thu mua ngay hạt điều tại khu vực đó. Thu mua điều ngồi khu vực sinh sống khơng dễ dàng do người thu mua khơng quen thuộc với người dân, chi phí thu mua cao hơn, rủi ro lớn hơn do không đánh giá đúng chất lượng. Một người thương lái/đại lý một năm có thể thu mua đến vài trăm tấn hạt điều thô. Để tăng lợi nhuận, nhiều thương lái/đại lý trộn tạp chất vào điều để bán cho các DN chế biến. Tỷ lệ tạp chất trộn vào điều không giống nhau giữa những người thu mua. Nếu các DN chế biến thu mua không đánh giá đúng tỷ lệ tạp chất, tỷ lệ hao hụt sẽ dẫn đến thua lỗ khi đưa vào chế biến.

Giá điều thô được thương lái/đại lý mua từ nơng dân được hình thành dựa trên giá do cơ sở/doanh nghiệp chế biến cung cấp hàng ngày. Giá mua thực tế còn dựa vào tỷ lệ tạp chất trong điều, thời tiết (nếu trời mua không phơi được điều giá cũng giảm) và khả năng mua vào của cơ sở/doanh nghiệp chế biến. Tỷ lệ tạp chất càng cao thì giá càng giảm. Người thu gom trong một vùng thường mua của nông dân với mức giá ngang nhau dựa trên mức giá tham khảo do cơ sở/doanh nghiệp chế biến hạt điều đưa ra và chênh nhau chủ yếu do chất lượng hạt điều của từng nông dân cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh đồng nai giai đoạn 2020 2030 (Trang 64 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)