Lý thuyết đánh đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến cấu trúc vốn tại các công ty việt nam (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

2.3. Các lý thuyết nền tảng về cấu trúc vốn của doanh nghiệp

2.3.2. Lý thuyết đánh đổi

Lý thuyết đánh đổi do Kraus và Litzenberger (1973) khởi xướng, tiếp tục được phát triển ở nghiên cứu của Myers (1984) và các cơng trình nghiên cứu khác. Lý thuyết đánh đổi được ra đời từ các phản biện về lý M&M. Sau khi Modiglianni và Miller đưa ra điều chỉnh cho mệnh đề I vào năm 1963 bổ sung lợi ích của lá chắn thuế cho thấy giá trị doanh nghiệp càng gia tăng khi doanh nghiệp gia tăng sử dụng nợ vay.

Trên thực tế, đến một điểm nào đó của tỷ lệ nợ, chi phí kiệt quệ tài chính sẽ vượt qua lợi ích của lá chắn thuế, khi đó giá trị doanh nghiệp có vay nợ bắt đầu giảm dần. Theo quan điểm của lý thuyết đánh đổi, nhà quản trị có thể tối ưu CTV của công ty bằng cách xác định điểm mà tại đó với mỗi lượng nợ tăng thêm vừa đủ để bù đắp cho sự gia tăng của chi phí kiệt quệ tài chính dự tính trong điều kiện các kế hoạch đầu tư và tài sản của doanh nghiệp là khơng đổi. Lý thuyết đánh đổi đã giải thích được mặt hạn chế của lý thuyết M&M về chi phí kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp sử dụng nợ vay. Ngoài ra lý thuyết đánh đổi cũng cho thấy sự khác biệt trong CTV giữa các ngành: những ngành có tài sản hữu hình an tồn thì các doanh nghiệp trong ngành sẽ có tỷ lệ nợ vay cao, ngược lại những ngành có tài sản vơ hình nhiều thì các doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ nợ vay thấp (do các doanh nghiệp có ít tài sản có giá trị để bảo đảm cho khoản vay). Lý thuyết đánh đổi cũng giải thích được sự ra đời của các doanh nghiệp được “mua đứt bằng vốn vay”.

Tuy nhiên, hạn chế của lý thuyết đánh đổi là khơng giải thích được vì sao các doanh nghiệp với địn bẩy tài chính thấp vẫn đạt được kết quả kinh doanh tốt và phát triển vững mạnh hơn các doanh nghiệp khác ? Hoặc tại sao khi chính phủ tăng thuế thu nhập doanh nghiệp mà các doanh nghiệp lại không gia tăng tỷ lệ nợ vay. Chính những

hạn chế này là tiếp tục là tiền đề để một lý thuyết CTV khác ra đời: Lý thuyết trật tự phân hạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến cấu trúc vốn tại các công ty việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)