CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
2.3. Các lý thuyết nền tảng về cấu trúc vốn của doanh nghiệp
2.3.4. Lý thuyết thời điểm thị trường
Lý thuyết thời điểm thị trường được đề xuất bởi Baker và Wurgler (2002). Lý thuyết thời điểm thị trường dự báo chiều hướng đối lập với lý thuyết đánh đổi. Trong thực tế, các doanh nghiệp thường có xu hướng phát hành cổ phiếu thay vì phát hành nợ vay khi giá trị thị trường của cổ phiếu cao so với giá trị sổ sách và giá thị trường của cổ phiếu đó trong quá khứ; ngược lại các doanh nghiệp sẽ mua lại cổ phiếu nếu giá thị trường của cổ phiếu thấp so với giá trị sổ sách và giá cổ phiếu đó trong quá khứ. Trong lý thuyết này cũng khơng có CTV tối ưu, vì giả thuyết cho rằng các nhà quản lý tin tưởng rằng họ có thể điều chỉnh được thị trường. Kết quả của các quyết định tài chính điều chỉnh thị trường là CTV của doanh nghiệp sẽ tối ưu theo thời gian, hay nói cách khác CTV hiện tại là kết quả tích lũy của những nỗ lực trong quá khứ để xác định thời điểm thị trường.
Lý thuyết thời điểm thị trường đưa ra một hướng tiếp cận mới, đó là nghiên cứu cấu trúc vốn trong điều kiện thị trường khơng hồn hảo. Đây cũng là một ưu điểm của lý thuyết thời điểm thị trường so với các lý thuyết CTV trước đây. Tuy nhiên lý thuyết này không thừa nhận việc tồn tại CTV tối ưu nên cũng khơng có mơ hình lý thuyết xác định CTV tối ưu, cũng không cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố như thuế, chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện đến CTV.
2.4. Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của Hội đồng quản trị đến cấu trúc vốn công ty
2.4.1. Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của Hội đồng quản trị đến cấu trúc vốn tại các quốc gia trên thế giới
Mối quan hệ giữa QTCT và CTV cũng là một trong những chủ đề nghiên cứu về CTV được khá nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm. Như định nghĩa về QTCT đã nêu ở trên, QTCT là một hệ thống bao gồm nhiều mối quan hệ chính vì vậy các nhân tố được sử dụng để đo lường tác động của QTCT trong các nghiên cứu cũng rất đa dạng, một trong số các nhân tố được sử dụng đó là các đặc điểm của HĐQT của cơng ty như quy mô của HĐQT, số lượng thành viên HĐQT cũng đồng thời là thành viên BGĐ công ty, vấn đề kiệm nhiệm, số lượng uỷ ban chuyên trách thuộc HĐQT, ... Sau đây là một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về tác động của mức độ độc lập của HĐQT đến CTV của công ty theo hiểu biết của tác giả, cụ thể:
Anderson và công sự (2004) nghiên cứu về mối tương quan giữa đặc điểm của HĐQT, uỷ ban kiểm tốn độc lập và chi phí sử dụng nợ vay. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu gòm 1.052 quan sát theo năm của 252 công ty được lựa chọn từ các công ty thành phần của chỉ số S&P 500 trong giai đoạn từ năm 1993-1998. Kết quả thực nghiệm cho thấy mối tương quan trái chiều giữa mức độ độc lập của HĐQT, mức độ độc lập của uỷ ban kiểm tốn của cơng ty với chi phí sử dụng vốn vay. Các tác giả đã lập luận rằng do các chủ nợ chủ yếu dựa vào các số liệu kế tốn do cơng ty cung cấp để đưa ra quyết định cho vay, do đó tính minh bạch, mức độ giám sát của HĐQT và uỷ ban kiểm tốn cơng ty đối với quy trình kế tốn là một trong những mối quan tâm của các chủ nợ. Chính vì vậy mức độ độc lập của HĐQT và uỷ ban kiểm tốn gia tăng sẽ giúp gia tăng tính minh bạch, độ tin cậy trong việc giám sát tính chính xác của số liệu, quy trình kế toán, giảm rủi ro gian lận trong kiểm soát nội bộ, giảm rủi ro gian lận thơng bố cơng tin tin kế tốn từ đó giúp làm giảm chi phí sử dụng vốn vay.
Nghiên cứu thực nghiệm của Lorca và cộng sự (2011) sử dụng mẫu dữ liệu các công ty niêm yết Tây Ban Nha trong giai đoạn từ năm 2004 – 2007 để trả lời cho câu hỏi liệu mức độc độc lập của HĐQT có tác động đến chi phí sử dụng nợ vay của các công ty hay không? Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự độc lập giữa BGĐ và HĐQT góp phần làm giảm chi phí đại diện cho lựa chọn tài trợ bằng nợ vay của các công ty trong mẫu nghiên cứu. Các tác giả này lập luận rằng một mức độ độc lập cao của HĐQT sẽ khiến cho vai trò giám sát của HĐQT phát huy hiệu quả hơn từ đó vấn đề bất cân xứng thơng tin giảm xuống. Dưới góc độ của các chủ nợ, bất cân xứng thông tin giảm sẽ làm cho đánh giá về mức độ rủi ro vỡ nợ của công ty giảm xuống, dẫn đến chi phí sử dụng nợ vay giảm.
Kajananthan (2012) đã tiến hành nghiên cứu về tác động của QTCT đến CTV của các công ty sản xuất được niêm yết tại Srilankan. Mẫu nghiên cứu bao gồm 28 công ty sản xuất được lựa chọn từ danh sách các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Colombo trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011. Tác giả đã xây dựng sáu giả thuyết để kiểm tra mối quan hệ giữa QTCT và CTV của công ty. Các kết quả thực nghiệm cho thấy số lượng uỷ ban thuộc HĐQT và tỷ lệ giám đốc độc lập là hai nhân tố phản ánh các đặc điểm QTCT có tác động đến CTV. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối tương quan dương giữa địn bẩy tài chính của các cơng ty trong mẫu và tỷ lệ giám đốc độc lập trong BGĐ. Kết quả này cũng ngụ ý rằng mức độ độc lập của HĐQT sẽ làm gia tăng tỷ lệ địn bẩy tài chính của cơng ty.