Phân tích kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến cấu trúc vốn tại các công ty việt nam (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị có tác động đến cấu trúc vốn của công ty hay

4.2.2. Phân tích kết quả hồi quy

Bảng 4.2 trình bày lần lượt kết quả ước lượng của bốn mô hinh hồi quy cụ thể tương ứng với bốn biến phụ thuộc được xem xét trong mơ hình tổng qt theo phương pháp GLS.

Mơ hình tổng qt:

(𝐹𝑖𝑛𝑎𝑛𝑐𝑖𝑛𝑔 𝑠𝑜𝑢𝑟𝑐𝑒)𝑖,𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 𝐼𝑁𝐷𝐸𝑃𝐸𝑁𝐷𝑖,𝑡 + 𝛽2 𝐶𝐸𝑂𝐷𝑈𝐴𝐿𝑖,𝑡

+ ∑𝑗 𝛽𝑗 (𝐵𝑖ế𝑛 𝑘𝑖ể𝑚 𝑠𝑜á𝑡𝑗)𝑖,𝑡 + 𝜀𝑖.𝑡

Trong đó các biến phụ thuộc (Financing source) lần lượt là RE, EE, STD, LTD tương ứng với bốn mơ hình nghiên cứu cụ thể (MH1), (MH2), (MH3) và (MH4)

Bảng 4.2: Kết quả hồi quy bốn mơ hình cụ thể theo phương pháp GLS

Mơ hình MH1 MH2 MH3 MH4 Biến RE (1) EE (2) STD (3) LTD (4) INDEPEND -0.058041 *** 0.169936 *** 0.194737 *** 0.077465 *** (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0036) CEODUAL 0.050340 *** -0.041963 *** 0.103614 *** -0.006144 (0.0000) (0.0001) (0.0000) (0.5064) ROA 0.375235 -0.472350 *** -0.220917 *** -0.309561 ***

(0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) VOL -1.087092 *** 1.834970 *** -0.326106 ** -0.332905 ** (0.0000) (0.0000) (0.0244) (0.0149) GROW 0.027389 *** 0.166725 *** 0.184805 *** 0.208268 *** (0.0000) (0.0000) (0.0021) (0.0000) TAX 0.004625 -0.016316 0.008701 0.003344 (0.2160) (0.1498) (0.7106) (0.7742) TANG -0.041529 ** 0.215473 *** 0.109609 *** 0.769447 *** (0.0113) (0.0000) (0.0034) (0.0000) SIZE 0.016682 *** -0.057683 *** 0.052577 -0.017331 *** (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) Số quan sát 879 879 879 879 R-squared 0.414518 0.625759 0.275578 0.330616 Prob(F- statistic) 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000

(Nguồn: tác giả xử lý số liệu từ phần mềm Eview)

(Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%)

Dựa vào Bảng 4.2, kết quả cho thấy biến TAX là biến duy nhất khơng có ý nghĩa về mặt thống kê ở cả bốn mơ hình. Do vậy tác giả sẽ khơng thảo luận về biến số này vì chưa có đủ cơ sở về mặt thống kê để kết luận. Các biến cịn lại của mơ hình sẽ được thảo luận lần lượt sau đây:

Tác động của HĐQT (INDEPEND và CEODUAL)

Cột (1) thể hiện kết quả ước lượng khi biến phụ thuộc RE được xem xét trong mơ hình, kết quả hồi quy của biến độc lập INDEPEND trong mơ hình (MH1) cho thấy mối tương quan âm với biến phụ thuộc và hệ số của biến có ý nghĩa thống kê cao. Điều

này có nghĩa là một HĐQT với tỷ lệ các thành viên độc lập cao hơn có liên quan với việc giảm tỷ trọng sử dụng lợi nhuận giữ lại trong CTV của cơng ty. Trái ngược với kết quả ở mơ hình (MH1), hệ số của biến INDEPEND mang dấu dương ở cả ba mơ hình (MH2) và (MH3). Ba kết quả ước lượng ở ba mơ hình cũng cho thấy ý nghĩa thống kê cao (mức ý nghĩa 1%). Các kết quả hồi quy của biến INDEPEND trong ba mơ hình cụ thể (MH2, (MH3), (MH4) thể hiện trong Bảng 4.2 cho thấy, khi tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập gia tăng giúp giảm vấn đề bất cân xứng thông tin giữa công ty và các nhà đầu tư bên ngồi thì cơng ty có xu hướng giảm tỷ trọng VCSH nội bộ trong CTV tức nguồn vốn với mức độ rủi thấp và gia tăng tỷ trọng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài với mức rủi ro cao hơn như VCSH bên ngoài, nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn. Kết quả này phụ hợp với dự đoán của tác giả đã đặt ra ở giả thuyết H1a.

Đối với biến CEODUAL, kết quả ước lượng của biến cũng đạt mức ý nghĩa cao (1%) tại cả bốm mơ hình cụ thể. Ở hai mơ hình (MH1) và (MH3) tương ứng với hai biến phụ thuộc RE và STD, kết quả hồi quy của biến mang dấu dương. Ở mơ hình cụ thể (MH2) tương ứng với các biến phụ thuộc EE, kết quả hồi quy của biến mang dấu âm trong khi đó ở cột (4) tương ứng với biến phụ thuộc LTD, kết quả hồi quy của biến CEODUAL lại khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Các kết quả hồi quy này cho thấy, khi Chủ tịch HĐQT cũng đồng thời là Tổng giám đốc, các cơng ty trong mẫu nghiên cứu có xu hướng gia tăng tỷ trọng của nguồn VCSH nội bộ và nợ vay dài hạn, đây cũng là hai nguồn vốn có mức độ rủi ro thấp hơn trong cấu trúc phân hạng. Các kết quả này cũng phù hợp với dự đoán của tác giả rằng khi xảy ra vấn đề kiêm nhiệm giữa hai chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc sẽ phát sinh vấn đề bất cân xứng thơng tin nghiêm trọng hơn, vì thế các cơng ty này sẽ lựa chọn sử dụng các nguồn tài chính ít rủi ro hơn. Kết quả này phù hợp với dự đoán của tác giả đã đặt ra ở giả thuyết H2a.

Tác động của tỷ suất sinh lợi được xem xét bởi hai biến ROA và biến VOL trong mơ hình.

Kết quả hồi quy của biến ROA mang dấu dương ở mơ hình (MH1) và mang dấu âm ở cả ba mơ hình cịn lại. Các kết quả của biến ROA cũng đạt mức ý nghĩa thống kê cao tại cả bốn mơ hình cụ thể được xem xét tại Bảng 4.2, cả bốn kết quả đều có mức ý nghĩa 1%. Mối tương quan này được hỗ trợ bởi lý thuyết trật tự phân hạng và các nghiên cứu trước đây của Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingales (1995), Wald (1999). Các kết quả này đã khẳng định, các cơng ty có khả năng sinh lời cao thì có xu hướng tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ hơn và nguồn vốn bên ngoài.

Theo như lý thuyết dự đốn, các cơng ty có độ biến động tỷ suất sinh lợi cao sẽ hạn chế sử dụng nợ vay và thích sử dụng VCSH hơn nợ vay khi phải đứng trước các lựa chọn tài trợ từ bên ngồi. Đối với rủi ro hoạt động của cơng ty được đo lường bằng độ biến thiên của tỷ suất sinh lợi ROA và được đại diện bởi biến VOL trong mơ hình, kết quả hồi quy của biến VOL tại mơ hình cụ thể (MH2) và (MH3) cho thấy các kết quả đồng nhất với dự đoán của lý thuyết khi kết quả hồi quy của biến VOL cho thấy mối tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc EE và mối tương quan ngược chiều với biến phụ thuộc STD. Cả hai kết quả hồi quy của biến VOL tại hai mơ hình (MH2) và (MH3) cũng đều đạt mức ý nghĩa cao (1%). Tuy nhiên, kết quả của biến VOL tại cột (4) tương ứng với mơ hình (MH4) khi biến phụ thuộc là LTD tuy cũng cho thấy mối tương quan ngược chiều nhưng kết quả lại không đạt mức ý nghĩa về mặt thống kê.

Tác động của tốc độ tăng trường (GROW)

Kết quả hồi quy của biến GROW tại cả bốn mơ hình cụ thể đều cho thấy mối tương quan dương với các biến phụ thuộc và bốn kết quả này đều đạt mức ý nghĩa cao (1%). Kết quả này cho thấy rằng các nhu cầu về vốn của cơng ty đều có xu hướng tăng cùng chiều với tốc độ tăng trưởng.

Tác động của tài sản hữu hình (TANG)

Đối với biến phụ thuộc RE ở mơ hình cụ thể (MH1), kết quả hồi quy của biến TANG mang dấu âm và kết quả ước lượng đạt mức ý nghĩa 1%. Tại hai mơ hình cịn lại (MH3) và (MH4), cả hai kết quả hồi quy đều cho thấy mối tương quan dương giữa biến TANG và hai biến phụ thuộc STD, LTD của mơ hình và hai kết quả ước lượng cũng đạt mức ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%. Các kết quả này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng và kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Rajan và Zingales (1995), Wald (1999), Huang và Song (2006) rằng tính hữu hình của tài sản có mối tương quan cùng chiều với địn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Tác động của quy mơ doanh nghiệp (SIZE)

Trong mơ hình (MH1), kết quả hồi quy của biến SIZE cho thấy mối tương quan dương với biến phụ thuộc RE và đạt mức ý nghĩa 1%. Kết quả của biến SIZE trong mơ hình cụ thể (MH4) cũng cho thấy mối tương quan âm với biến phụ thuộc STD tại mức ý nghĩa 1%. Các kết quả này phù hợp với quan điểm của lý thuyết trật tự phân hạng rằng cơng ty có quy mơ càng lớn thì càng dư thừa về vốn nhàn rỗi và tỷ suất sinh lợi thường cao hơn so với các cơng ty có quy mơ nhỏ, vì vậy các cơng ty có quy mơ lớn sẽ có ưu thế sử dụng các nguồn tài chính nội bộ thay cho các nguồn vốn từ bên ngồi.

Trong mơ hình (MH3), kết quả hồi quy của biến SIZE cũng cho thấy mối tương quan dương với biến phụ thuộc STD. Kết quả hồi quy tại mơ hình này cũng đạt mức ý nghĩa thống kê cao (mức ý nghĩa 1%). Điều này cho thấy quy mơ cũng có mối quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính của cơng ty phù hợp với quan điểm của lý thuyết đánh đổi. Các cơng ty có quy mơ lớn và đa dạng hóa danh mục hoạt động sẽ có rủi ro phá sản thấp hơn khi so sánh với những cơng ty có quy mơ nhỏ hơn (Titman và Welssels, 1988). Dưới góc nhìn của các chủ nợ, các công ty có quy mơ lớn hơn với danh tiếng tốt hơn, có được niềm tin hơn ở các chủ nợ do đó có khả năng tiếp cận cao

hơn với thị trường tín dụng, thêm vào đó các cơng ty lớn hơn cũng có tài sản thế chấp nhiều hơn so với các cơng ty có quy mơ nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến cấu trúc vốn tại các công ty việt nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)