Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến cấu trúc vốn tại các công ty việt nam (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Giả thuyết nghiên cứu

Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu là xem xét về ảnh hưởng của QTCT đến CTV và cụ thể là tác động của HĐQT đến CTV, tác giả tiến hành đưa ra các giả thuyết nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết trật tự phân hạng.

Lý thuyết trật tự phân hạng xuất phát từ các vấn đề về bất cân xứng thông tin giữa cơng ty và các nhà đầu tư bên ngồi. BGĐ hiểu rõ hơn các nhà đầu tư bên ngoài về tình hình kinh doanh của cơng ty, khả năng sinh lời của các dự án trong tương lai cũng như mức độ chính xác của các thơng tin trên thị trường, chính vì sự bất cân xứng thơng tin này đã làm gia tăng mức độ rủi ro của các chứng khoán mà doanh nghiệp

quyết định phát hành thêm dưới góc độ đánh giá của các nhà đầu tư, đặc biệt là vốn cổ phần và nợ vay. Điều này dẫn đến việc công ty sẽ ưu tiên sử dụng các nguồn vốn nội bộ khi đưa ra quyết định tài trợ.

Lý thuyết trật tự phân hạng dự đoán rằng, khi mức độ bất cân xứng thông tin giữa công ty và các nhà đầu tư bên ngoài càng giảm, mức độ rủi ro đối với các chứng khoán phát hành thêm càng thấp và từ đó chi phí phát hành thêm chứng khốn của cơng ty giảm. Các cơng ty có mức độ bất cân xứng thơng tin cao khi đưa ra quyết định tài trợ sẽ ưu tiên sử dụng các quỹ nội bộ, tiếp đến nếu cần thiết sẽ huy động từ các nguồn vốn bên ngoài. Trong số các nguồn vốn bên ngoài, các giám đốc sẽ ưu tiên sử dụng các chứng khốn có rủi ro thấp, ngun nhân là do các chứng khốn có rủi ro cao (ví dụ như phát hành cổ phần mới hoặc vay nợ dài hạn) sẽ nhạy cảm hơn với mức độ bất cân xứng thơng tin so với các chứng khốn ít rủi ro hơn như nợ ngắn hạn (Myers & Majluf, 1984).

Bên cạnh đó khi tài trợ bằng các nguồn vốn bên ngoài, BGĐ sẽ phải cung cấp các thông tin nội bộ của doanh nghiệp, thông tin của các dự án đầu tư, giải thích về sự cần thiết phải huy động vốn và sau đó các giám đốc cũng phải chịu sự giám sát của các nhà đầu tư bên ngoài. Trong khi đó, các giám đốc khơng độc lập hay nói các khác các giám đốc cũng đồng thời là thành viên HĐQT lại khơng thích q trình cung cấp thơng tin và giám sát này, do đó họ sẽ ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại hơn so với việc sử dụng các nguồn vốn từ bên ngoài (Frank & Goyal, 2008). Chính vì vậy, một HĐQT với mức độ độc lập cao so với BGĐ được kỳ vọng sẽ làm giảm mức độ bất cân xứng thông tin giữa cơng ty và các nhà đầu tư bên ngồi, điều này sẽ giúp công ty dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài hơn cũng như dễ dàng hơn trong việc phát hành vốn cổ phần mới. Mức độ độc lập của HĐQT được xem là một nhân tố giúp giảm mức độ bất cân xứng thông tin giữa công ty và các nhà đầu tư tiềm năng. Nói cách khác, khi mức độ độc lập, tách biệt giữa HĐQT và BGĐ có sự thay đổi sẽ xuất hiện sự thay đổi trong quyết định lựa chọn sử dụng nguồn vốn nội bộ và các nguồn vốn từ bên ngồi

của doanh nghiệp, giữa các chứng khốn có rủi ro thấp hơn (ví dụ nợ ngắn hạn) và các chứng khốn của rủi ro cao hơn (ví dụ nợ dài hạn và vốn cổ phần phát hành mới).

Một trong những đặc điểm của HĐQT cũng được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm khi nghiên cứu về mức độ độc lập của HĐQT là sự hiện diện của các thành viên HĐQT độc lập. Các thành viên HĐQT độc lập được đánh giá cao hơn những thành viên khác trong HĐQT vì họ có khả năng thực hiện cơng việc giám sát hoạt động của BGĐ, các nhà quản lý trên quan điểm vì lợi ích chung của cơng ty và do đó giúp giảm chi phí đại diện giữa BGĐ và các nhà đầu tư bên ngoài (Fama,1980; Fama và Jensen,1983). Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các thành viên HĐQT độc lập cũng đã chỉ ra rằng các công ty với tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập cao hơn đi cùng với chất lượng QTCT cao hơn, các thơng tin cơng bố ra bên ngồi đáng tin cậy hơn và mức độ bất cân xứng thông tin cũng được đánh giá thấp hơn. Ví dụ, Ajinkya (2005) đã tìm ra các bằng chứng cho thấy các cơng ty với tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập cao hơn có tần suất cơng bố các báo cáo dự báo tăng trưởng lợi nhuận thường xuyên hơn, cụ thể hơn, chính xác hơn và ít bị phóng đại hơn. Theo nghiên cứu của Kanagaretnam và cộng sự (2007), HĐQT của các công ty với nhiều thành viên HĐQT độc lập hơn có chất lượng quản lý, giám sát hiệu quả hơn và thông tin trong các báo cáo tài chính cung cấp cho các cổ đơng cũng chất lượng hơn, tần suất công bố thông tin cũng nhiều hơn. Chính vì vậy, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập được kỳ vọng có mối tương quan cùng chiều với việc sử dụng các nguồn vốn có mức độ rủi ro cao hơn trong CTV của công ty. Từ đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

 H1: Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập càng cao, các cơng ty có xu hướng

giảm tỷ trọng nguồn VCSH nội bộ trong CTV.

 H1b: Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập càng cao, các cơng ty có xu hướng

gia tăng tỷ trọng các nguồn vốn có mức độ rủi ro cao trong CTV

Đối với vấn đề kiêm nhiệm giữa hai chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, mặc dù các kiết quả nghiên cứu vẫn chưa đi đến thống nhất, nhưng vẫn có sự đồng

thuận cao giữa các cổ đông, nhà đầu tư tổ chức và các nhà hoạch định chính sách cho rằng Chủ tịch HĐQT không nên kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc. Klein (2002) cho rằng cấu trúc HĐQT càng độc lập với BGĐ thì hiệu quả giám sát các quy trình kế tốn báo cáo tài chính của cơng ty càng hiệu quả. Điều này cũng có nghĩa là, khi Chủ tịch HĐQT cũng đồng thời là giám đốc điều hành sẽ làm giảm mức độ độc lập của HĐQT do vấn đề tập trung quyền lực dẫn đến hiệu quả giám sát các thành viên BGĐ cũng giảm xuống (Coles và cộng sự, 2008). Đồng tình với quan điểm này, Gul và Leung (2004) cũng tìm ra những bằng chứng cho thấy các cơng ty các cơng ty có Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức danh giám đốc điều hành sẽ có mức độ chủ động công bố thông tin thấp hơn các công ty khác. Như vậy ở các công ty mà Chủ tịch HĐQT cũng đồng thời là giám đốc điều hành sẽ phát sinh vấn đề bất cân xứng thơng tin nghiêm trọng hơn, vì thế các cơng ty này sẽ lựa chọn sử dụng các nguồn tài chính ít rủi ro hơn. Từ đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

 H2a: tại các công ty mà Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm chức danh

Tổng giám đốc, cơng ty có xu hướng gia tăng tỷ trọng nguồn VCSH nội bộ trong CTV.

 H2b: tại các công ty mà Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm chức danh

Tổng giám đốc, cơng ty có xu hướng giảm tỷ trọng các nguồn vốn có mức độ rủi ro cao trong CTV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến cấu trúc vốn tại các công ty việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)