Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến cấu trúc vốn tại các công ty việt nam (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2 Hàm ý chính sách

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về tác động của HĐQT đến CTV của các công ty niêm yết trên HOSE trong giai đoạn từ 2011 – 2018, tác giả đưa ra các hàm ý chính sách như sau:

Thứ nhất: các kết quả thực nghiệm cho thấy khi tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập tăng, giúp giảm các vấn đề phát sinh do bất cân xứng thông tin, dẫn đến công ty sẽ ưu tiên sử dụng các nguồn vốn với mức độ rủi ro cao hơn. Do đó khi nền kinh tế ngày càng hội nhập, thị trường vốn ngày càng phát triển và tạo ra nhiều kênh đầu tư hấp dẫn cho cơng chúng thì việc giảm số lượng thành viên HĐQT điều hành, tăng cường tính độc lập của HĐQT là điều cần thiết để công ty gia tăng khả năng tiếp cận với thị trường vốn, cũng như giảm chi phí sử dụng vốn.

Thứ hai: các công ty nên tăng cường tính minh bạch khi công bố về số lượng các thành viên HĐQT độc lập trong báo cáo thường niên của mình.

Thứ ba: vấn đề kiêm nhiệm giữa hai chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc chỉ ảnh hưởng đến sự lựa chọn giữa nguồn VCSH bên ngoài và sử dụng nợ vay ngắn hạn. Việc kiêm nhiệm giữa hai chức danh này có tác động tích cực lên lựa chọn sử dụng nợ vay ngắn hạn. Vì vậy, các cơng ty nên tách bạch giữa hai chức danh này hay nói cách khác việc hạn chế tập trung quyền lực của Chủ tịch HĐQT sẽ giúp gia tăng tính minh bạch, hiệu quả của hệ thống QTCT và tạo điều kiện tiếp cận thị trường vốn, đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty.

Thứ tư: Các kết quả thực nghiệm từ bài nghiên cứu đã cho thấy tác động của QTCT đến CTV của công ty. Do vậy, các công ty Việt Nam cần nâng cao nhận thức về vai trò của QTCT, chủ động nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc QTCT để góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động, tăng giá trị công ty và nâng cao uy tín đối với các nhà đầu tư.

5.2.2. Đối với các cơ quan Nhà nước

Thứ nhất: nhìn vào các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các mơ hình cụ thể cho thấy, lựa chọn sử dụng nợ vay của các công ty không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thuế như các lý thuyết đã nêu ra mà chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các nhân tố tài sản hữu hình và quy mơ của doanh nghiệp. Điều này cho thấy khả năng tiếp cận vốn vay hạn chế của các công ty nhỏ. Do đó đề xuất, khuyến nghị các cơ quan Bộ, ngành, địa phương phối

hợp trong việc xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách và triển khai các chương trình hỗ trợ các công ty nhỏ nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay.

Thứ hai: các kết quả về thống kê miêu tả dữ liệu và kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu đều cho thấy, các công ty Việt Nam vẫn có xu hướng hạn chế sử dụng nguồn tài trợ từ nợ vay dài hạn. Tác giả cho rằng kết quả này xuất phát một phần từ thói quen tâm lý của các nhà quản trị và một phần tư chính sự thiếu đa dạng của các sản phẩm nợ trên thị trường tài chính. Vì vậy, tác giả đưa ra đề xuất về việc đa dạng hoá các sản phẩm trên thị trường vốn như đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, phát triển thị trường cho th tài chính ....

Thứ ba: hồn thiện hành lang pháp lý về QTCT, tiến gần hơn các thông lệ quốc tế, đưa ra các hướng dẫn phù hợp để các công ty triển khai áp dụng các thông lệ QTCT hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến cấu trúc vốn tại các công ty việt nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)